Huy động nội lực để phát triển đường giao thông nông thôn ở Mèo Vạc

17:03, 17/07/2009

HGĐT- Để từng bước tháo gỡ những khó khăn về đường giao thông nông thôn, Đảng bộ huyện Mèo Vạc đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 05, ngày 19.5.2006 về “Huy động nội lực, phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2006 – 2010”.


Trước khi ban hành Nghị quyết 05, toàn huyện có 7 xã chưa có đường nhựa vào trung tâm xã, 114 xóm, bản chưa có đường ô tô, 46 xóm, bản chưa có đường dân sinh theo tiêu chuẩn…


Từ tháng 5.2006, đến hết năm 2008, các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã đã quyết tâm vận động, huy động nhân dân tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới, làm đường đại đoàn kết, các công trình mở đường giao thông nông thôn. Hàng năm, huyện đã cân đối và trích nguồn ngân sách sự nghiệp giao thông và các nguồn lực khác để đào tạo kỹ thuật viên, thợ khoan bắn mìn, hỗ trợ thuốc mìn, khảo sát thiết kế cho các xã, thị trấn… Vận động nhân dân đóng góp ngày công lao động, hiến đất để thi công các tuyến đường. Thấy được ý nghĩa của việc mở đường giao thông, người dân đã đồng tình cao và tích cực thể hiện trách nhiệm vì lợi ích cộng đồng. Với sự nỗ lực của toàn huyện, đã mở mới và nâng cấp được 205,9km đường giao thông. Trong đó, làm mới được trên 121km đường ô tô, trên 123km đường dân sinh, đóng góp vào xây dựng các công trình là 10.059.224 ngày công. Qua đó, nâng tổng số đường ô tô trong toàn huyện lên 406,7km, 18/18 xã có đường ô tô vào đến trung tâm; toàn huyện hiện đã có 546km đường dân sinh, 199/199 xóm, bản, tổ dân phố có đường dân sinh… Đó là những thành quả thể hiện rõ chủ trương và sự lãnh đạo đúng đắn của cấp ủy, chính quyền và công sức của nhân dân các dân tộc trong huyện. Qua những kết quả mở đường giao thông nông thôn, góp phần đem đến sự phát triển của đời sống KT – XH, đặc biệt là công cuộc xóa đói, giảm nghèo.


Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi và kết quả đạt được, việc xây dựng và phát triển hệ thống giao thông nông thôn của huyện còn gặp những khó khăn: Thời tiết khắc nghiệt, hàng năm mưa lũ, sạt lở cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, vốn kế hoạch bố trí hàng năm cho các công trình giao thông còn thấp so với tổng dự toán công trình, năng lực thi công của không ít nhà thầu thi công còn hạn chế nên đã làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình. Do khó khăn về đất canh tác, do nhận thức của người dân có nơi còn hạn chế nên việc giải phóng mặt bằng cho các công trình đường giao thông còn có lúc chậm và phức tạp. Từ đó đến nay, tuy 100% thôn, bản đã có đường dân sinh, nhưng nhiều tuyến đường vẫn phải tiếp tục được nâng cấp, cải tạo; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, nhưng vẫn còn 4 xã có đường ô tô vào trung tâm, song chưa được rải nhựa, trong đó có 3 xã biên giới là: Sơn Vĩ, Xín Cái, Thượng Phùng. Từ những khó khăn ấy, để giúp cho Mèo Vạc phát triển mạnh hơn, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phát huy nội lực của huyện, rất cần sự giúp đỡ của các ngành, các cấp đầu tư cho việc phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn nơi đây.


Huy Toán

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mô hình trồng nấm sò hiệu quả ở Hà Giang
HGĐT - Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, mở rộng và đa dạng hoá các ngành nghề trong nông nghiệp nhằm xoá đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc Hà Giang; một trong những điển hình đó là mô hình trồng nấm sò của đồng bào xã Phương Thiện thuộc thị xã Hà Giang.
29/06/2009
Một số cơ chế chính sách về đầu tư phát triển rừng sản xuất
HGĐT - Diện tích đất lâm nghiệp 552.033,9 ha/792.321,0 ha diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bao gồm 49.524,4 ha đất rừng đặc dụng, 218.887,2 ha đất rừng phòng hộ và 283.622,3 ha đất rừng sản xuất. Kết quả rà soát 3 loại rừng tỉnh Hà Giang (năm 2007) thì đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng to lớn nếu chúng ta biết sử dụng một cách hợp lí và bền vững trên cơ sở các quy
29/06/2009
Thực trạng giao đất, giao rừng cho cộng đồng thôn bản
HGĐT - Bản Lò, xã Đông Minh, huyện Yên Minh có 25 hộ là dân tộc Giấy sinh sống . Nằm cách huyện lỵ chỉ trên 10 km nhưng cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Diện tích lúa nước ít, trình độ canh tác lạc hậu. Trước năm 1994, khi chưa được giao đất, giao rừng họ sống chủ yếu bằng phát nương làm rẫy, khai thác những lâm sản rừng tự nhiên để kiếm sống.
29/06/2009
Sản xuất vụ Đông – xuân tăng trưởng khá
HGĐT - Sản xuất vụ Đông - xuân năm 2008-2009 ở Vị xuyên được thực hiện trong điều kiện thời tiết thuận lợi hơn so với cùng vụ năm trước. Tuy đầu vụ vẫn có rét đậm và hạn hán kéo dài và giá các mặt hàng vật tư, phân bón, giá giống tăng cao, làm ảnh hưởng đến sự đầu tư thâm canh của người dân… Song, được sự lãnh chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở và sự phối
26/06/2009