Ghi nhận sau 1 năm ở vườn cao su thực nghiệm thôn Cốc Héc, xã Trung Thành

17:38, 29/07/2009

HGĐ- TĐúng ngày 2.7.2009 là tròn 1 năm cây cao su được trồng tại vườn trồng thực nghiệm ở thôn Cốc Héc, xã Trung Thành (Vị Xuyên), chúng tôi có dịp trở lại đây để được ngắm nhìn những cây cao su trên vùng đất mới. Trong cái nắng rát bỏng của tháng 7, nhưng những cán bộ khuyến nông của xã Trung Thành và cán bộ kỹ thuật của Công ty CPCSHG vẫn hồ hởi đưa chúng tôi về thôn Cốc Héc.


Cách đây tròn 1 năm, với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, tỉnh ta đã chọn 2 địa điểm để trồng thực nghiệm cây cao su, tạo đà cho việc thúc đẩy phát triển dự án trồng cây cao su trên diện rộng. Với mục đích đó, 2 xã Trung Thành (Vị Xuyên) và xã Vô Điếm (Bắc Quang) đã trở thành những địa điểm thích hợp được lựa chọn. Tại thôn Cốc Héc, đã trồng được 1.818 cây cao su thuộc 7 giống khác nhau như: IAN873, RRIC121, RRIM712, LH88/72 RRIM600, GT1 và RRIV1. Trong những tháng đầu tiên, mặc dù cây cao su giống chịu ảnh hưởng do vận chuyển với quãng đường dài, cộng với thời tiết mưa nhiều sau khi trồng nhưng qua theo dõi của cán bộ kỹ thuật cho thấy, cây cao su đều bén dễ, thích nghi tốt với điều kiện thời tiết và chất đất ở vườn thực nghiệm Trung Thành, điển hình là các giống như IAN873, RRIM600, GT1, RRIV1.


Sau 1 năm trở lại, với sự dẫn đường của vợ chồng chị Ngọc Thị Yêu,là gia đình dân tộc Tày đầu tiên góp đất cho dự án trồng cao su và được giao khoán trông coi vườn cao su, chúng tôi đặt chân lên đến khu vực đồi trồng cao su thực nghiệm với những bất ngờ. Trước mắt chúng tôi, một khu đồi trơ chọi, khô khốc ngày nào nay đã biến thành hàng hàng, lớp lớp những cây cao su xanh rờn căng đầy sức sống. Với yêu cầu về quy trình kỹ thuật, chuyên môn, nên cây cao su được trồng một cách khoa học, theo hàng, theo lối cố định. Chị Ngọc Thị Yêu cho biết, khi được cán bộ tuyên truyền, vận động, chị cùng với 3 hộ đồng bào Nùng khác ở thôn Cốc Héc đã đồng tình góp 3,7 ha đất cho dự án trồng cao su, trong đó nhà chị Yêu góp nhiều nhất với 1,9ha. Mặc dù chưa được thấy thực tế cây cao su lớn lên sẽ như thế nào, nhưng với suy nghĩ phải có lợi cho dân thì Nhà nước mới đưa về trồng, vì thế, từ khi trồng cho đến nay, chị Yêu đã cùng với các hộtích cực chăm sóc và bảo vệ cây cao su ở vườn thực nghiệm như chính cây trồng của gia đình mình.


Qua 12 tháng được chăm sóc, bảo vệ, những cây cao su tại vườn thực nghiệm Trung Thành đã vươn lên xanh rợp như khẳng định rằng đất đai ở đây không chỉ thích hợp với cây keo, cây mỡ mà cây cao su, một loại cây công nghiệp cho kinh tế cao gấp nhiều lần các cây lâm nghiệp truyền thống đã bén dễ và thích hợp với vùng đất mới. Anh Phan Khắc Định, cán bộ kỹ thuật của Công ty CPCSHG cùng có mặt và đi thăm từng khu vườn nhận xét: Chất đất ở đây khá tốt và thích hợp với cây cao su. Điều này đã được Viện Nghiên cứu cây cao su của Tập đoàn khẳng định và qua thực tế cho đến nay cây cao su đã phát triển khá tốt. Qua quan sát các giống, mặc dù có sự phát triển không đều do có nhiều loại giống được thử nghiệm cùng lúc, nhưng những cây thuộc giống IAN873, GT1 phát triển khá tốt, đạt từ 5 – 7 tầng lá, có những cây chiều cao đạt khoảng 3,1 – 3,2m. Thấy chúng tôi ngạc nhiên về sự phát triển của những cây cao su trong một năm, anh Định cho rằng đó là điều bình thường vì cao su nếu thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu sẽphát triển rất nhanh để từ 6 – 7 năm là có thể cho thu mủ. Và chắc chắn với tốc độ phát triển nhanh như trên thì chỉ từ 2 – 3 năm sau khi trồng, cây cao su sẽ vươn lên thành rừng che phủ, vừa tốt cho môi trường vừa mang lại cảnh quan đẹp, đặc biệt là hiệu quả kinh tế rất cao.


Vừa dẫn chúng tôi đi thăm vườn cao su, chị Yêu vừa tâm sự, giờ thì mình đã thấy được cái lợi đầu tiên từ cây cao su nhờ việc được giao trông nom và làm khoán các công việc như phát dọn cỏ, bón phân cho cây cao su tại vườn thực nghiệm. Tính sơ sơ mỗi năm nếu 4 lần phát và rẫy cỏ, bón phân và công trông nom, chị và các hộ sẽ được trả công khoảng trên 8 triệu đồng. Với những hộ thuần nông, công việc không nặng nhọc, dường như chỉ làm lúc nông nhàn mà kiếm được ngần ấy tiền thì cũng khá tốt rồi. Anh Định khẳng định thêm: “Công việc chị Yêu và các hộ khác đang làm hiện nay chính là công việc trong tương lai không xa của nhiều người dân xung quanh khu vực trồng cây cao su không chỉ ở Trung Thành, từ đó góp phần cải thiện đời sống một cách đáng kể”.


Được tỉnh cho đi tham quan mô hình trồng cao su ở Sơn La, thấy được sự đồng tình của bà con tỉnh bạn với chương trình trồng cao su nên gia đình chị Yêu tích cực ủng hộ cho chương trình này. Chị không chỉ tuyên truyền, vận động bà con trong khu vực tham gia chương trình trồng cao su mà còn thường xuyên nhắc nhở bà con không có những hành động làm ảnh hưởng đến vườn cao su. Những hình ảnh của cây cao su và ý thức ủng hộ của những hộ dân nghèo về chương trình này như gia đình chị Yêu khiến chúng tôi ra về trong lòng đầy niềm vui và hy vọng về một tương lai tốt đẹp cho cây cao su trên địa bàn xã Trung Thành.


Huy Toán

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thực trạng sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2009
HGĐT- Năm 2009, kinh tế thế giới tiếp tục bị suy giảm đã tác động xấu đến tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh. Song với quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2009 và cả giai đoạn 2006 - 2010, ngành Công nghiệp tỉnh quyết tâm khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất góp phần vào thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT – XH của tỉnh mà Nghị
29/07/2009
Hoàng Su Phì xây dựng thương hiệu chè xanh chất lượng cao
HGĐT- 3 năm thực hiện Nghị quyết chuyên đề của HĐND huyện về Quy hoạch, phát triển cây chè giai đoạn 2007-2010, Hoàng Su Phì đã xây dựng được vùng chè rộng lớn ở 12 xã với diện tích trên 3,5 nghìn ha. Cùng với việc mở rộng diện tích, Hoàng Su Phì còn khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà máy chế biến với công nghệ hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm chè chất lượng
29/07/2009
Huyện Quản Bạ Triển khai sản xuất vụ Hè – thu
HGĐT- Sáng 28.7, UBND huyện Quản Bạ tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Đông - xuân và triển khai các nhiệm vụ tổ chức sản xuất vụ Hè - thu năm 2009.
29/07/2009
Liên minh HTX tỉnh: Điểm tựa vững chắc cho HTX phát triển
HGĐT- Hà Giang là một tỉnh nghèo, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. Trong khi đó, điều kiện lao động, sản xuất của địa phương cũng luôn gặp phải những khó khăn không chỉ về điều kiện địa hình tự nhiên, thời tiết diễn biến phức tạp mà còn vì do chưa có nguồn vốn hoặc có vốn nhưng chưa mạnh dạn đầu tư vào lao động, sản xuất, làm ra của cải, tự
27/07/2009