Quang Bình, hiệu quả từ việc đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất

16:43, 24/06/2009

HGĐT- Nằm ở vị trí thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, những năm qua, huyện Quang Bình đã xây dựng mục tiêu phát triển KT - XH giai đoạn 2005 - 2010 và quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lương cao, với quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu XĐGN và phấn đấu trở thành một trong những vùng lúa trọng điểm.


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với thị trường trong vài năm trở lại đây đã, đang đem lại hiệu quả kinh tế, tăng nguồn thu nhập cho người dân nơi đây từ các loại cây trồng. Việc đưa các loại lúa giống mới năng suất cao vào sản xuất, đã cho thấy sức mạnh và tiềm năng của Quang Bình. Năm 2008, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác của huyện Quang Bình đạt trên 23 triệu đồng/ha. Diện tích thâm canh lúa chất lượng cao tăng từ 3.125 ha năm 2006 lên 4.000 ha năm 2008 và tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2008 đạt 26.570 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 520 kg, tăng 30 kg so với năm 2005 và thu nhập bình quân đầu ngươì năm 2008 đạt 6,6 triệu đồng/người/năm. Trao đổi với chúng tôi về hiệu quả từ việc đưa các giống lúa chất lượng cao vào gieo trồng trên địa bàn huyện trong những năm qua, bà Hoàng thị Chung, Trưởng phòng NN & PTNT huyện Quang Bình cho biết: Những năm đầu mới chia tách, kinh tế nông nghiệp của huyện hầu như chưa có gì nổi bật. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ nhận thức của người dân còn thấp, chưa biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, các giống lúa, ngô đưa vào gieo trồng chủ yếu là giống bản địa và không đầu tư chăm sóc nên năng suất đạt thấp, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn. Từ khi có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng các giống mới năng suất, chất lượng cao nên kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Quang Bình đã có sự chuyển biến rõ rệt theo từng năm. Đặc biệt là đối với các xã có tiềm năng, thế mạnh về cây lúa nhưXuân Giang, Bằng Lang, Vĩ Thượng, Yên Bình... Đặc biệt, ngay sau khi được thành lập, Đảng bộ huyện Quang Bình đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, trọng tâm là công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật và vận động quần chúng nhân dân tích cực vận dụng, đưa KHKT vào đồng ruộng. Trong đó, huyện đặc biệt quan tâm đến việc đưa các cây trồng giống mới có năng suất cao, phù hợp với đồng đất của địa phương vào gieo trồng, như các giống lúa: Shan ưu 63, Nhị ưu 838, HT1, Bắc thơm, Tám thơm và HS2... Kết quả đã cho thấy, năng suất, sản lượng lúa đạt được năm sau cao hơn năm trước. Việc chuyển đổi và đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào gieo trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế. Nếu như trước đây, nhân dân gieo trồng 1 ha lúa giống cũ,trừ các khoản chi phí chỉ thu được gần 20 triệu đồng, còn đối với giống lúa mới, thì 1 ha trừ chi phí vẫn thu được trên 28 triệu đồng. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện, riêng vụ mùa năm 2009, huyện phấn đấu chỉ đạo nhân dân thực hiện gieo trồng đạt 2.500 ha lúa chất lượng cao, chiếm khoảng 80% diện tích lúa vụ mùa. Nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 14 của UBND tỉnh về việc tăng cường thâm canh tăng năng suất cây lúa và ngô, huyện Quang Bình đã thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) thâm canh cây lúa, ngô, đồng thời phân công các thành viên trong BCĐ phụ trách các xã trên tinh thần, mỗi xã phải thực hiện 01 mô hình (1 cánh đồng 1 loại lúa) và mô hình thâm canh đúng theo quy trình kỹ thuật để so sánh đối chứng với diện tích lúa khác. Hiện nay, các giống lúa năng suất cao được nông dân đưa vào gieo trồng 2 vụ đã đạt gần 80% diện tích, trong đó chủ yếu là các giống lúa lai. Khác với những năm trước, giờ đây khi tham gia bất kỳ dự án nào,nhân dân cũng được cán bộ chuyên môn tập huấn kỹ thuật, được tham quan học hỏi kinh nghiệm ở một số địa phương khác nên trong quá trình áp dụng vào thực tiễn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điều đó thể hiện được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như sự nỗ lực của người nông dân trong việc thay đổi tư duy, nhận thức.


Sau nhiều năm thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đến nay an ninh lương thực của huyện đã được đảm bảo, bình quân lương thực đầu người của huyện năm 2008 đạt 490 kg/người/năm, số hộ nghèo giảm dần theo từng năm.Nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp, từ trên chính mảnh đất quê hương, bộ mặt nông dân, nông thôn ở Quang Bình đã, đang có nhiều khởi sắc và góp phần không nhỏ vào công tác XĐGN ở địa phương.


Phan Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Yên Minh lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức
HGĐT- Huyện Yên Minh vừa thực hiện công tác kiểm kê quỹ đất cho các tổ chức nhằm đánh giá thực trạng cũng như có cơ sở để quản lý việc sử dụng quỹ đất của các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, lâm trường, trạm y tế trên địa bàn toàn huyện.
24/06/2009
Bắc Mê đánh thức tiềm năng kinh tế rừng
HGĐT- Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết chuyên đề về phát triển rừng kinh tế giai đoạn 2006 - 2010, với mục tiêu trồng được 4.000 ha rừng, bình quân mỗi năm trồng mới trên 1.000 ha, phấn đấu đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 59%; việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành và nhân dân huyện Bắc Mê đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo hướng trồng rừng
22/06/2009
Đồng vốn kích cầu tác động mạnh đến các tổ chức, cá nhân
HGĐT- Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới kéo dài từ năm 2008 đến nay đã, đang ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều tổ chức, cá nhân.
22/06/2009
Toàn tỉnh thắng lợi vụ Đông - xuân
HGĐT- Vụ Đông - xuân 2008-2009, mặc dù thời tiết diễn ra khá phức tạp, xảy ra khô hạn kéo dài, nhất là đối với các huyện vùng cao phía Bắc, cùng với giá vật tư, phân bón và các loại giống như: Lúa, ngô, lạc, đậu tương tăng cao từ 40-60% so với cùng kỳ.
22/06/2009