Xín Mần với những giải pháp thúc đẩy ngành sản xuất chè phát triển

18:27, 29/05/2009

HGĐT- Xín Mần có 6/18 xã được đánh giá là trọng điểm và thế mạnh về trồng, chế biến chè. Các xã như: Quảng Nguyên - Cốc Rế - Chế Là - Nà Chì còn có rất nhiều vùng chè có chất lượng đặc biệt thơm ngon,hương vị rất riêng biệt, không thể pha trộn.


Cây chè Xín Mần có nguồn gốc lâu đời trong đời sống xã hội, ví như nét văn hóa gắn liền sự phát triển của vùng đất, con người nơi đây. Ngày nay nét đẹp, thế mạnh đó đang được Đảng bộ, chính quyền huyện đầu tư từng bước, giúp nó phát triển bền vững trong cộng đồng xã hội. Từ năm 2005 - 2008, Xín Mần đã trồng mới 428 ha, đưa diện tích chè toàn huyện lên 2.216 ha. Diện tích chè cho thu hoạch 1.675 ha. Với năng suất bình quân là 28,8 tạ/ha, mỗi năm sản lượng chè búp tươi làm nguyên liệu chế biến, tiêu thụ ra thị trường hơn 5.000 tấn, tương đương trên 1 ngàn tấn chè thành phẩm. Trong nhiều năm gần đây, cây chè trở thành cây xóa nghèo trên vùng đất khó. Xác định lợi thế, thế mạnh cây chè, Xín Mần đã áp dụng nhiều biện pháp đầu tư để tạo ra các sản phẩm chè có giá trị với xu thế ngày một cao hơn. Chỉ tính riêng năm 2008, huyện đã hỗ trợ kinh phí đưa 2 đoàn, 16 người dân là những hộ trồng, chế biến chè đi học tập, tham quan thực tiễn tại vùng chuyên canh chè Thái Nguyên. Mời về huyện 2 chuyên gia ngành chè của tỉnh Thái Nguyên lên nằm tại vùng chè để tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sao chè cho các hộ. Đầu tư trồng mới 100 ha chè bằng phương pháp giâm cành tại chỗ ở 2 vườn ươm thuộc xã Nà Chì, Chế Là. Hỗ trợ lãi suất 24 tháng cho 50 hộ để họ đầu tư máy sao chè, giúp cho công tác chế biến sản phẩm ngày một tốt hơn theo hướng: “Giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất lao động và giá trị sản phẩm đầu ra, giúp cho cây chè, vùng chè phát triển ổn định”.


Quan điểm của Xín Mần là đầu tư bài bản “từ gốc đến ngọn”. Thời gian qua, huyện đã tăng cường công tác khuyến nông đi kèm khuyến công cho đồng bào trong vùng chè trọng điểm. Tổ chức tập huấn kỹ thuật ươm cành, làm rãnh, bón phân và chọn thời vụ thích hợp để đầu tư trồng mới. Tổ chức thầy, thợ về tại vùng chè để giúp dân thu hái, sao, sấy, bảo quản sản phẩm làm ra, “bao tiêu một phần” sản phẩm chế biến đạt chuẩn để kích thích sản xuất tại chỗ. Bắt tay, chỉ việc, mớm hàng đi cùng xây dựng các lô gô đăng ký xuất xứ hàng hóa trên thị trường để giúp các sản phẩm chè Xín Mần có thời cơ, cơ hội vươn xa. Hiện tại Xín Mần đã đăng ký xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm chè đặc biệt ở Chế Là, Nà Chì. Nhân dân trong 6 xã vùng chè trọng điểm đã được tập huấn làm chè liền 2 tháng để nắm vững kỹ thuật chế biến. Đã có rất nhiều gia đình vùng chè ăn nên, làm ra nhờ các giải pháp tổng thể nêu trên đối với nghề trồng, chăm sóc, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm chè. Năm 2009, Xín Mần tiếp tục xây dựng 3 vườn ươm tại: Chế Là, Nà Chì, Quảng Nguyên. Phấn đấu trồng mới 200 ha chè, có 100 ha chè giâm cành được chính người dân vùng chè làm ra tại chỗ, phục vụ sản xuất tại chỗ.


Với phương pháp sử dụng nguồn lực hiện có, tranh thủ học hỏi KHKT, tập trung khuyến nông, đầu tư khuyến công tập trung cho cây chè Shan tuyết đặc sản, đã tạo cho cây chè ngày càng nâng cao giá trị sử dụng, tạo đà cho công tác xóa nghèo, hướng tới làm giàu nhờ cây chè. Giai đoạn hiện tại khi nền kinh tế chung có chiều suy giảm, thế nhưng ghi nhận qúy I/2009 và nửa quý II, các sản phẩm chè làm ra ở đây đều được tiêu thụ tốt. Đua với vùng chè Chế Là, nay vùng chè cổ thụ ở Trung Thành, xã Quảng Nguyên; vùng chè Phiêng Lang, xã Khuôn Lùng cũng đã được đầu tư khai thác mạnh tiềm năng sẵn có của nó, giúp cho người vùng chè, làm chè ngày càng có cuộc sống tốt hơn. Thực tế chè búp tươi thu mua tại xã Chế Là đã có lúc lên tới 7.000đ/kg. Giá thu mua ở Phiêng Lang dao động từ 3.500 - 4.500đ/kg và ở vùng cao, vùng sâu, xa như thôn Trung Thành, xã Quảng Nguyên năm nay cũng đã lên tới 2.500 - 3.000đ/kg... Mức giá trên, chè nguyên liệu nơi này đã luôn cao hơn so với mặt bằng chung của tỉnh thuộc các huyện vùng thấp như Bắc Quang, Quang Bình hay Vị Xuyên. Điều đó càng khẳng định: Biết phát huy lợi thế để đầu tư bài bản, từng bước chặt chẽ sẽ làm cho lợi thế trở thành thế mạnh để phát triển.


Tuy nhiên, để cây chè Shan tuyết của Xín Mần nói riêng và của tỉnh nói chung (trên 15.000 ha hiện có) thì rất cần một sự đầu tư thỏa đáng, mang tính chiến lược mới tạo ra giá trị đích thực trong đời sống xã hội. Nghĩa là, đầu tư cây chè thực sự là cây mũi nhọn, một cách lâu bền, nâng tầm thành nét văn hóa đặc trưng cho vùng, miền, ở các huyện và của tỉnh, để khi nhắc đến Xín Mần, Hoàng Su Phì, hay nhắc đến Hà Giang người ta nghĩ ngay đó là “một vùng văn hóa trà đặc sắc khu vực Bắc Việt Nam”. Chè Shan tuyết Hà Giang được Hiệp hội chè Luân Đôn xếp hạng “chè hữu cơ thiên nhiên tốt nhất toàn cầu”. Giá trị đó sẽ cao hơn, nếu chúng ta đầu tư thỏa đáng cho nó phát triển.


Nguyễn Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xã Trung Thành quan tâm phát triển chăn nuôi hàng hóa
HGĐT- Từ một xã còn gặp nhiều khó khăn, những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, đời sống của nhân dân các dân tộc ở xã Trung Thành (Vị Xuyên) đang từng ngày thay đổi tích cực. Với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2009, toàn xã sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 19,8% xuống còn 15%, thu nhập bình quân nâng từ 7,5 triệu đồng lên 8,5 triệu đồng/ người/năm.
29/05/2009
HTX Dịch vụ Tổng hợp Liên Hiệp: Địa chỉ tin cậy của bà con nông dân thị trấn Yên Minh
HGĐT- HTX Dịch vụ Tổng hợp Liên Hiệp, thị trấn Yên Minh được thành lập từ tháng 3.2006 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất giống cây trồng và chế biến, thu mua hàng nông sản cho người dân.
29/04/2009
Ngành chè “Sống tốt” trong suy giảm kinh tế
HGĐT- Gần kết thúc vụ thu hái chè Xuân, tất cả các cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ... đều rất phấn khởi: Chè tiêu thụ tốt, không có hiện tượng ứ, ế hàng hóa làm ra.
29/04/2009
Vì sao Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy chưa được hưởng chính sách ưu đãi
HGĐT- Ngày 2.3.2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 33/2009/QĐ-TTg ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu (KTCK). Theo đó, ngân sách T.Ư hỗ trợ các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội quan trọng, khu KTCK được huy động vốn bằng nhiều hình thức, doanh nghiệp đầu tư vào khu KTCK được hưởng nhiều chế độ ưu đãi... Thế nhưng, khu KTCK
29/04/2009