Xã Trung Thành quan tâm phát triển chăn nuôi hàng hóa

18:26, 29/05/2009

HGĐT- Từ một xã còn gặp nhiều khó khăn, những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, đời sống của nhân dân các dân tộc ở xã Trung Thành (Vị Xuyên) đang từng ngày thay đổi tích cực. Với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2009, toàn xã sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 19,8% xuống còn 15%, thu nhập bình quân nâng từ 7,5 triệu đồng lên 8,5 triệu đồng/ người/năm.


 

 Lễ hội chọi trâu ở xã Trung Thành.


Để đạt mục tiêu ấy, xã đề ra chủ trương chỉ đạo ngành chức năng, các tổ chức, đoàn thể tích cực tuyên truyền về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông - lâm nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng đến thế mạnh phát triển chăn nuôi hàng hóa.


Trung Thành hiện có 12 thôn, với 1.410 hộ và trên 5.300 nhân khẩu, bao gồm các dân tộc như Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh… Người dân nơi đây đã biết tận dụng lợi thế của vườn, rừng trong việc phát triển thế mạnh chăn nuôi gia đình, tạo thành phong trào khá mạnh mẽ ở các thôn, xóm. Đến nay, chăn nuôi hàng hóa trở thànhnguồn thu nhập đáng kể của các hộ gia đình. Hiện toàn xã có 8.555 con gia súc, trong đó đàn trâu, bò phát triển khá mạnh với 3.140 con, tiếp đó là đàn lợn với 4.680 con, đàn dê chiếm 735 con… Đàn gia cầm hàng hóa cũng được các gia đình đầu tư phát triển khá mạnh với số lượng lên đến hàng chục ngàn con.


Mặc dù đợt rét đậm, rét hại năm 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các đàn vật nuôi, trong đó số lượng trâu, bò bị chết lên đến 96 con, tuy nhiên, sau đó công tác thú y từ xã đến các thôn bản đã triển khai tốt việc phòng, chống dịch bệnh, vận động, hướng dẫn các hộ gia đình khôi phục và phát triển đàn gia súc, gia cầm. Công tác hỗ trợ cho các gia đình có gia súc bị thiệt hại cũng được giải quyết đúng với quy định của Nhà nước và địa phương... Qua đó, mỗi hộ có trâu, bò chết được hỗ trợ 2 triệu đồng/con để các hộ có điều kiện mua giống, làm lại chuồng trại, trồng cỏ… Bên cạnh đó, xã cũng đã được đầu tư từ Chương trình 135 cho thôn nghèo, những hộ nghèo cũng đã được hỗ trợ từ chương trình này để đẩy mạnh sản xuất, trong đó có việc hỗ trợ vốn để mua lợn giống phát triển chăn nuôi. Rút kinh nghiệm từ đợt rét đậm 2008, trong vụ Đông vừa qua, xã đã chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động phòng, chống dịch bệnh và rét cho gia súc. Từ đó, năm nay đã không để xảy ra tình trạng trâu, bò bị chết do rét và đói.


Để thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa một cách bền vững, xã đặc biệt chú trọng khuyến khích và vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển diện tích trồng cỏ. Do đó, đến nay toàn xã đã phát triển được khoảng trên 150ha cỏ thuộc các giống như: Cỏ Voi, cỏ Goatemala và cỏ VA06. Theo kế hoạch của xã đến hết năm 2009, số lượng đàn trâu, bò sẽ tăng từ 3.140 lên khoảng 3.300 con. Và từ nay đến 2010 sẽ phải tích cực vận động nhân dân nâng diện tích trồng cỏ của toàn xã lên khoảng 300ha, gấp đôi so với hiện nay để có thể đáp ứng với nhu cầu phát triển chăn nuôi đang đi lên rất nhanh trên địa bàn.


Cùng với đó, xã đã quan tâm và kiện toàn hệ thống khuyến nông, thú y đến các cơ sở. Qua đó, việc phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng, ngăn chặn các dịch bệnh được tiến hành một cách kịp thời, đảm bảo cho đàn gia súc, gia cầm luôn phát triển ổn định. Ông Nông Văn Quyết, Chủ tịch UBND xã cho biết: Chăn nuôi hàng hóa của xã được coi là một trong những địa bàn mạnh của huyện. Hàng năm, người dân xuất bán ra thị trường số lượng khá nhiều. Các thôn có sự phát triển mạnh về chăn nuôi gia súc hàng hóa như Minh Thành, Trung Sơn, Suối Đồng… Đặc biệt, có những gia đình phát triển đàn trâu lên đến hàng chục con, như gia đình anh Phạm Văn Hùng ở thôn Minh Thành, có 32 con trâu, 2 con hươu và nhiều gia súc, gia cầm khác; gia đình anh Trần Văn Thành cũng ở thôn Minh Thành có 25 con trâu… Người dân cũng đã tích cực giúp nhau trong việc cho nuôi giẽ để tạo điều kiện cho các hộ khó khăn hơn có được giống và sức kéo, phân bón… qua đó, giúp cho việc phát triển đàn trâu, bò, lợn trên địa bàn ngày càng mạnh hơn.


Nói đến Trung Thành, mọi người đều biết đến sới chọi trâu được hình thành từ vài năm nay nhưng đã khá nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Việc xây dựng sới chọi thể hiện sự quan tâm của huyện cũng như của cấp ủy, chính quyền xã không chỉ trong việc phát huy, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn mang một ý nghĩa khá sâu sắc là khuyến khích phát triển chăn nuôi hàng hóa của địa phương.Việc quan tâm, thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa sẽ tạo thêm nguồn thu, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu cho người dân ở một xã thuần nông như Trung Thành.


Giao Thư

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Một số giải pháp nâng cao năng suất cây lương thực ở Hà Giang
HGĐT- Hà Giang là tỉnh miền núi, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Từ khi nhà nước giao quyền sử dụng đất, người nông dân được tự chủ về ruộng đất và số lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ngày càng tăng.
29/04/2009
HTX Dịch vụ Tổng hợp Liên Hiệp: Địa chỉ tin cậy của bà con nông dân thị trấn Yên Minh
HGĐT- HTX Dịch vụ Tổng hợp Liên Hiệp, thị trấn Yên Minh được thành lập từ tháng 3.2006 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất giống cây trồng và chế biến, thu mua hàng nông sản cho người dân.
29/04/2009
Ngành chè “Sống tốt” trong suy giảm kinh tế
HGĐT- Gần kết thúc vụ thu hái chè Xuân, tất cả các cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ... đều rất phấn khởi: Chè tiêu thụ tốt, không có hiện tượng ứ, ế hàng hóa làm ra.
29/04/2009
Vì sao Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy chưa được hưởng chính sách ưu đãi
HGĐT- Ngày 2.3.2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 33/2009/QĐ-TTg ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu (KTCK). Theo đó, ngân sách T.Ư hỗ trợ các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội quan trọng, khu KTCK được huy động vốn bằng nhiều hình thức, doanh nghiệp đầu tư vào khu KTCK được hưởng nhiều chế độ ưu đãi... Thế nhưng, khu KTCK
29/04/2009