Hiệu quả từ những mô hình sản xuất ở Hoàng Su Phì

16:47, 25/05/2009

HGĐT- Những năm vừa qua, huyện Hoàng Su Phì luôn quan tâm, chú trọng đến việc nghiên cứu và ứng dụng các giống cây trồng mới, năng suất cao vào sản xuất đại trà theo hướng hàng hoá trên địa bàn cao của huyện.


Theo anh Lê Duy Mạnh, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, trong năm 2009, Phòng đã xây dựng phương án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đối với một số địa bàn trong huyện, trong đó chú trọng đến việc đưa các giống cây trồng mới, năng suất cao, chất lượng tốt vào trồng khảo nghiệm. Trong vụ mùa năm nay, phòng Nông nghiệp sẽ triển khai 2 mô hình lớn: Mô hình sản xuất lúa hàng hoá và mô hình sản xuất đậu tương hàng hóa.

Hiện nay, mức lương thực bình quân đầu người của huyện đạt hơn 400kg/người/năm, khi mức lương thực bình quân đầu người đã tạm đủ, người dân bắt đầu tìm cách nâng cao chất lượng cuộc sống nhưng vẫn gắn với sản xuất nông nghiệp. Mô hình sản xuất lúa hàng hoá được quy hoạch 500ha lúa chất lượng cao tại các xã: Tụ Nhân, Pờ Ly Ngài, Nậm Dịch, Thông Nguyên, Ngàm Đăng Vài, Tân Tiến, Bản Luốc, Bản Phùng, Pố Lồ và Nàng Đôn. Giống lúa được chọn để sản xuất đại trà là giống lúa thuần chất lượng cao HT6. Với nguồn kinh phí từ Chương trình 135 và nguồn vốn sự nghiệp nông thôn, các hộ gia đình tham gia mô hình sẽ được huyện hỗ trợ giống, sau khi thu hoạch cứ 1 kg thóc giống sẽ trả lại huyện 2 kg thóc thịt, được cán bộ phòng Nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật, chỉ đạo bà con thực hiện thâm canh tăng năng suất cây trồng. Việc thu mua, tìm đầu ra cho sản phẩm sẽ thông qua các HTX dịch vụ tổng hợp tại các xã thực hiện. Mỗi HTX khi thamgia mô hình sẽ được hỗ trợ vay vốn 100 triệu đồng để có thêm nguồn kinh phí thực hiện. Ông Sìn Già Húi ở xã Nàng Đôn, một trong những xã thực hiện mô hình cho biết, việc được cán bộ khuyến nông hướng dẫn quy trình kỹ thuật, cách chăm bón giống lúa mới để bán thành hàng hoá được bà con ủng hộ lắm. Sau khi mô hình kết thúc lại chẳng phải lo lắng về việc bán thóc ở đâu, ai cũng muốn mô hình này sẽ được duy trì mãi...


Mô hình sản xuất đậu tương hàng hoá được thực hiện 1.000ha tại các xã: Tụ Nhân, Pố Lồ, Thàng Tín, Chiến Phố, Bản Máy, Túng Sán, Sán Xả Hồ, Pờ Ly Ngài, Nàng Đôn, Tân Tiến, Bản Nhùng, Bản Phùng, Ngàm Đăng Vài, Thèn Chu Phìn, Đản Ván và Bản Luốc. Các xã thực hiện mô hình xây dựng từng nhóm hộ, được hỗ trợ 1 kg phân lân cho 1 kg đậu tương khi đưa xuống chân ruộng 1 vụ.


Cùng với 2 mô hình trên, hiện nay Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện cũng đã tổ chức thực hiện nhiều mô hình khác như mô hình phát triển cây chè (thay thế cây chè trồng hạt bằng cây chè trồng bằng túi bầu), mô hình trồng rong giềng cao sản, mô hình phát triển chăn nuôi bò hàng hoá (nhằm phát triển đàn bò theo hướng hàng hoá, nuôi nhốt theo quy mô trang trại), mô hình phát triển cây lâm nghiệp (trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài khoa học của Khoa lâm học - Trường Đại học Lâm nghiệp, huyện đã xác định được tiểu vùng khí hậu của từng khu vực trong địa bàn huyện và tập trung vào 4 loại cây trồng chủ yếu: Cây sa mộc, tông dù, xoan ta, cây keo lai chịu lạnh)...


Những mô hình trên đang nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía bà con nông dân. Tại xã Pố Lồ, một trong những xã được chọn thực hiện mô hình trồng dong giềng cao sản, sau khi được đi tham quan mô hình trồng dong giềng tại Cao Bằng bà con nông dân rất thích vì năng suất ở đây đạt 7-8 tấn/ha, trong khi đó sử dụng giống dong giềng cũ tại Pố Lồ, trồng theo tư duy “cứ cắm xuống đất là mọc” của bà con thí năng suất chỉ đạt được từ 3-4 tấn/ha. Không chỉ có vậy, hiện nay xã cũng đã có phương hướng mua máy về chế biến sản xuất tinh bột dong giềng ngay tại xã, nhằm phát triển kinh tế cho bà con theo đúng phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.


Việc ứng dụng các giống cây trồng mới vào sản xuất, nhằm thay đổi cơ cấu giống cây trồng, thay đổi tư duy và nhận thức cho bà con nông dân là một trong những chủ trương đúng đắn, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con nông dân huyện Hoàng Su Phì.


Trần Thị Liên

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vì sao Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy chưa được hưởng chính sách ưu đãi
HGĐT- Ngày 2.3.2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 33/2009/QĐ-TTg ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu (KTCK). Theo đó, ngân sách T.Ư hỗ trợ các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội quan trọng, khu KTCK được huy động vốn bằng nhiều hình thức, doanh nghiệp đầu tư vào khu KTCK được hưởng nhiều chế độ ưu đãi... Thế nhưng, khu KTCK
29/04/2009
Ngành chè “Sống tốt” trong suy giảm kinh tế
HGĐT- Gần kết thúc vụ thu hái chè Xuân, tất cả các cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ... đều rất phấn khởi: Chè tiêu thụ tốt, không có hiện tượng ứ, ế hàng hóa làm ra.
29/04/2009
Một số giải pháp nâng cao năng suất cây lương thực ở Hà Giang
HGĐT- Hà Giang là tỉnh miền núi, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Từ khi nhà nước giao quyền sử dụng đất, người nông dân được tự chủ về ruộng đất và số lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ngày càng tăng.
29/04/2009
HTX Dịch vụ Tổng hợp Liên Hiệp: Địa chỉ tin cậy của bà con nông dân thị trấn Yên Minh
HGĐT- HTX Dịch vụ Tổng hợp Liên Hiệp, thị trấn Yên Minh được thành lập từ tháng 3.2006 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất giống cây trồng và chế biến, thu mua hàng nông sản cho người dân.
29/04/2009