Động lực trong phát triển nông, lâm nghiệp ở Bắc Mê

08:18, 28/05/2009

HGĐT- Trong nhiều năm qua, huyện Bắc Mê đã, đang lấy nông nghiệp làm trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Từ đó, các cấp lãnh đạo huyện cũng như các cơ quan, ban, ngành và toàn thể cán bộ, người nông dân đều tìm tòi, học hỏi, sáng tạo những cái mới, cái đột phá trong phát triển sản xuất, chăn nuôi và chuyển dịch cơ cấu cây trồng.


Trước những khó khăn, thuận lợi và thách thức đặt ra trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tự XĐGN bằng chính thế mạnh của địa phương, Bắc Mê đã đưa rất nhiều loại cây, con giống mới, có năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế cao vào sản xuất, như: Cây lạc, cây đậu tương, lúa, ngô giống mới... Cho đến nay, những loại cây, con mới được áp dụng đều đạt hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần trồng lúa. Theo anh Nguyễn Giang Nam, Phó Trưởng phòng No&PTNT huyện cho biết: “Vụ Xuân năm nay, toàn huyện gieo trồng được gần 730ha cây lúa, đạt 105% kế hoạch. Nguyên nhân diện tích cây lúa tăng hơn so với kế hoạch là do nông dân đã tận dụng triệt để vùng bán ngập của lòng hồ để gieo cấy lúa cạn được tập trung chủ yếu tại các xã: Minh Ngọc, Lạc Nông, Yên Phú... Cây lạc trồng được hơn 950ha và gần 1.370ha cây đậu tương. Nhìn chung các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh... Qua cuộc trao đổi với ông Đặng Quốc Toản, Phó Chủ tịch UBND huyện về công tác đảm bảo tiến độ sản xuất, cung ứng giống cho bà con kịp thời vụ, ông cho biết: “Để công tác sản xuất đảm bảo đúng thời vụ, cơ cấu giống, đặc biệt là diện tích trồng giống mới đạt tỉ lệ cao, UBND huyện Bắc Mê đã ra thông báo giá giống, cơ cấu cây giống và chính sách hỗ trợ giá giống một cách chi tiết, cụ thể nhất và cũng yêu cầu UBND các xã triển khai tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký đảm bảo diện tích trồng giống mới đạt trên 90% tổng diện tích trở lên. Trên cơ sở đăng ký giống của nhân dân, lãnh đạo các xã chủ động ký hợp đồng với cửa hàng Vật tư nông, lâm nghiệp huyện để cung ứng đủ giống đúng thời vụ cho nhân dân. Nếu xã nào chậm hoặc triển khai không kịp thời để thiếu giống sản xuất cho nhân dân phải chịu trách nhiệm trước UBND huyện và tự lo giống cho người nông dân đảm bảo thời vụ...”. Từ sự đảm bảo chuyển đổi cơ cấy cây trồng, thời điểm canh tác, cung ứng giống đầy đủ đã tạo thành một thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó, giúp cho từng hộ dân từng bước phát triển đi lên, ổn định kinh tế hộ giađình và cũng từ việc thực hiện ý đồ chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa ở trên địa bàn huyện tiến triển thuận lợi. Bắc Mê đã mở rộng diện tích các loại cây trồng theo hướng năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị thu nhập cao như: Ngô, lúa lai, lạc, đậu tương... Đến nay, nông dân trồng cây ngắn ngày trên địa bàn huyện đã đa phần sử dụng giống mới có có năng suất cao, kháng được sâu bệnh.


Ngoài việc chú trọng đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện Bắc Mê còn rất quan tâm đến việc chăm sóc, phát triển diện tích rừng hiện có, với tổng diện tích đất có rừng lên đến trên 41 nghìn ha. Tuy nhiên, dù có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế rừng nhưng hiện tại diện tích rừng sản xuất của huyện còn thấp, số hộ sống và làm giàu từ rừng chưa nhiều. Để thúc đẩy nền kinh tế rừng cũng như mở hướng phát triển kinh tế, XĐGN cho người nông dân; năm nay, tỉnh đã giao chỉ tiêu cho huyện trồng 1.400 ha rừng sản xuất và đây cũng là diện tích kế hoạch trồng rừng mới mà huyện được giao lớn nhất từ trước đến nay. Trước những khó khăn trong việc trồng rừng với diện tích lớn nên huyện đã dồn toàn tâm, toàn lực vào việc chỉ đạo các ngành, các cấp quyết tâm hoàn thành kế hoạch được giao. Huyện chỉ đạo các xã tổ chức họp, vận động người dân đăng ký trồng rừng và giao kế hoạch trồng rừng mới về cho từng xã trên cơ sở người dân đăng ký trồng rừng với xã, đồng thời dựa trên công tác khảo sát diện tích đất trồng rừng mới của BQL Dự án 661. Kế hoạch trồng rừng mới năm nay được giao về 11/13 xã trong huyện. Ngoài ra, huyện còn tạo điều kiện cho các đơn vị doanh nghiệp thực hiện trồng rừng theo hình thức doanh nghiệp và người dân cùng làm. Từ đó, doanh nghiệp ký kết hợp đồng với dân để thuê đất, thuê nhân công trồng, chăm sóc rừng sản xuất theo thoả thuận giữa 2 bên... Đến nay, 100% diện tích trồng rừng mới đã hoàn thành xong việc thiết kế; trên 90% diện tích đã được thẩm định. Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con thực hiện công tác chuẩn bị phát cỏ, đào hố trồng rừng... Trước nhu cầu rất lớn về nguồn cây giống nên ngay sau khi giao kế hoạch cho từng xã, BQL Dự án 661 còn chỉ đạo các xã, các doanh nghiệp chủ động một phần giống, số còn lại do BQL Dự án chuẩn bị cung cấp. Đến nay, lượng giống do người dân, doanh nghiệp, BQL Dự án đã chuẩn bị đáp ứng 100% diện tích kế hoạch... Do có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chặt chẽ nên đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã đáp ứng được đầy đủ các yếu tố về đất đai, con người, cây giống để sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6.2009.


Sự hỗ trợ, tạo đà trên tạo thành động lực thúc đẩy bà con nông dân trong huyện tích cực thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, tự XĐGN cũng như tạo thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển...


Tuấn Anh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vì sao Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy chưa được hưởng chính sách ưu đãi
HGĐT- Ngày 2.3.2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 33/2009/QĐ-TTg ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu (KTCK). Theo đó, ngân sách T.Ư hỗ trợ các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội quan trọng, khu KTCK được huy động vốn bằng nhiều hình thức, doanh nghiệp đầu tư vào khu KTCK được hưởng nhiều chế độ ưu đãi... Thế nhưng, khu KTCK
29/04/2009
Một số giải pháp nâng cao năng suất cây lương thực ở Hà Giang
HGĐT- Hà Giang là tỉnh miền núi, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Từ khi nhà nước giao quyền sử dụng đất, người nông dân được tự chủ về ruộng đất và số lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ngày càng tăng.
29/04/2009
HTX Dịch vụ Tổng hợp Liên Hiệp: Địa chỉ tin cậy của bà con nông dân thị trấn Yên Minh
HGĐT- HTX Dịch vụ Tổng hợp Liên Hiệp, thị trấn Yên Minh được thành lập từ tháng 3.2006 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất giống cây trồng và chế biến, thu mua hàng nông sản cho người dân.
29/04/2009
Ngành chè “Sống tốt” trong suy giảm kinh tế
HGĐT- Gần kết thúc vụ thu hái chè Xuân, tất cả các cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ... đều rất phấn khởi: Chè tiêu thụ tốt, không có hiện tượng ứ, ế hàng hóa làm ra.
29/04/2009