Đại mạch, Tiểu mạch trên cao nguyên đá

08:16, 21/04/2009

HGĐT- Đồng Văn là huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh, còn gặp rất nhiều khó khăn trong mọi lĩnh vực. Một trong những khó khăn đó là diện tích đất canh tác ít, chỉ có trên 6.300 ha đất trồng ngô, 800 ha đất trồng lúa 1 vụ.


 
 Cán bộ Trạm Khuyến nông huyện hướng dẫn bà con đập, tuốt Tiểu mạch tại thôn Đoàn Kết, xã Đồng Văn.

Diện tích đất lúa trên từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau thường bị bỏ hoang do không đủ điều kiện canh tác. Để từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng cũng như tìm ra cây trồng thích hợp trong vụ Đông nhằm tăng vụ cho đất lúa, ổn định an ninh lương thực, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, huyện Đồng Văn đã xây dựng và thực hiện Đề tài Khảo nghiệm một số giống Đại mạch, Tiểu mạch. Đây là 2 loại cây lương thực có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra của huyện.


Sau khi khảo sát, tham quan mô hình trồng cây Đại mạch, Tiểu mạch tại Trung Quốc; khảo sát các yếu tố về thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng tại xã Đồng Văn và một số xã trong huyện, Trạm Khuyến nông huyện - đơn vị chủ nhiệm đề tài - đã bắt tay vào thực hiện mô hình. Mô hình khảo nghiệm được thực hiện với quy mô 1 ha, trong đó có 0,5 ha trồng Đại mạch, 0,5 ha trồng Tiểu mạch ở thôn Đoàn Kết và thôn Thành Tâm với 7 hộ tham gia. Những hộ tham gia là những hộ có đất, có nhân lực và tự nguyện tham gia chương trình. Những chân ruộng được chọn trồng khảo nghiệm đều mang tính đại diện đặc trưng cho vùng, miền. Sau khi chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện, từ ngày 12 đến 15.11.2008 đã tổ chức gieo trồng cả 2 loại Đại mạch và Tiểu mạch. Với cây Đại mạch, Trạm Khuyến nông trồng khảo nghiệm với 4 loại giống: Đại mạch số 4, số 6, số 7 và số 8 được nhập về từ Trung Quốc. Tiểumạch được khảo nghiệm 1 giống của Trung Quốc và 1 giống của địa phương. Đây đều là những cây có thời gian sinh trưởng trên 120 ngày. Trong quá trình thực hiện đề tài từ 10.2008 đến 3.2009 thời tiết diễn biếnkháphứctạp. Thời điểm tháng 10.2008, mưa to kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình làm đất, làm chậm thời vụ gieo trồng. Tháng 11.2008 đến 1.2009, trời khô hạn kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên đến tháng 2, tháng 3 có chút mưa xen kẽ nên thuận lợi hơn cho Đại mạch, Tiểu mạch trỗ bông, phơi mầu, thụ tinh phấn và quá trình chín của hạt. Với thời tiết như vậy nhưng Đại mạch và Tiểu mạch vẫn sinh trưởng bình thường, điều này chứng tỏ 2 loại cây trồng này có khả năng chịu rét, chịu hạn tốt và cũng là một trong những yếu tố thích hợp để bố trí cơ cấu cây trồng vụ Đông. Về năng suất, trong số 4 loại giống Đại mạch thì giống số 6 cho năng suất cao hơn cả, đạt 24,3 tạ/ha, giống số 8 đạt đạt thấp nhất 12,1 tạ/ha. Tiểu mạch Trung Quốc đạt 36,6 tạ/ha, giống Tiểu mạch địa phương đạt 20 tạ/ha.


Theo đồng chí Mai Anh Tuấn, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện cho biết: Đại mạch là loại cây hạt ngũ cốc quan trọng đứng thứ 4 sau lúa mì, ngô và lúa nước. Ngoài việc làm thức ăn cho người, cho gia súc, Đại mạch còn là nguyên liệu chính được thế giới dùng làm nước giải khát, bia, rượu và sản xuất các loại bánh có hàm lượng dinh dưỡng cao. Theo nghiên cứu, hàm lượng Protein chiếm 11 – 13%. Tiểu mạch cũng có tác dụng làm lương thực cho người và thức ăn cho gia súc. Anh cho biết thêm, giống Tiểu mạch địa phương đã được người dân gieo trồng rải rác từ nhiều năm trước. Ngoài việc làm lương thực, người dân đã chế biến, trưng cất thành rượu, trở thành một sản phẩm đặc sản đặc trưng của Đồng Văn.


Anh Hoàng Văn Hồ, xóm Đoàn Kết, là một trong những hộ tự nguyện tham gia đề án cho biết: “Nhà tôi có 1.500 m2 tham gia trồng Đại mạch và Tiểu mạch, trong đó có 300 m2 Trạm Khuyến nông mượn trồng thử nghiệm. Còn lại 1.200 m2, gia đình tôi thu được hơn 2 tạ. Qua quá trình tham gia đề án, chúng tôi nhận thấy, trồng Đại mạch và Tiểu mạch chăm sóc đơn giản hơn trồng lúa, tuy nhiên khi thu hoạch thì mất công hơn trong việc tuốt, đập lấy hạt”. Được biết, tất cả sản lượng Đại mạch và Tiểu mạch của các hộ tham gia đề án sẽ được huyện mua lại với giá 10.000 đồng/kg để làm giống cho vụ Đông năm sau.

Trong điều kiện đất 1 vụ của huyện Đồng Văn, qua kết quả các ô thí nghiệm trồng khảo nghiệm 4 loại giống Đại mạch và 2 giống Tiểu mạch có thể khẳng định toàn bộ số giống trên đều đưa vào trồng tại các chân ruộng lúa 1 vụ; có khả năng chịu hạn và chịu rét cao. Mô hình thực hiện đề tài đã cho hiệu quả về mặt xã hội như: Thu hút một bộ phận không nhỏ nhân lực lao động nông thôn; nhận thức của người dân trong việc chủ động tạo thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế. Khi cây Đại mạch, Tiểu mạch thực sự được đưa vào cơ cấu mùa vụ một cách ổn định sẽ giải quyết được phần nào việc nâng cao tổng sản lượng lương thực trong toàn huyện; tạo sản phẩm đặc trưng của vùng, tìm ra được cây trồng vụ Đông hợp lý.


An Dương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị tổng kết Dự án Chia sẻ giai đoạn 2003 – 2009
HGĐT- Ngày 27.3, tại Hội trường Sở Kế hoạch - Đầu tư, dưới sự chủ trì của các đồng chí: Hoàng Đình Châm, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Dự án Chia sẻ tỉnh; Bế Xuân Đại, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, Giám đốc Ban thư ký Dự án Chia sẻ tỉnh, Hội nghị tổng kết đánh giá kết quảtriển khai thực hiện Dự án Chia sẻ giai đoạn 2003 –
30/03/2009
Lúa xuân gieo xạ ở Vị Xuyên phát triển tốt
HGĐT- Để giúp nông dân giảm nhiều công sức trong sản xuất nông nghiệp, vụ xuân năm 2009, bằng nguồn vốn khuyến công, huyện Vị Xuyên đã đầu tư cho nông dân trên 50 máy gieo xạ, đây là công nghệ mới được ứng dụng trên địa bàn huyện vụ xuân năm 2009; huyện thí điểm gieo xạ 45 ha/tổng diện tích 1.800 ha lúa xuân toàn huyện và được triển khai thực hiện tại 6 xã, thị trấn là những
30/03/2009
Ký kết hợp đồng tín dụng Dự án Thủy điện Sông Miện với mức đầu tư 90 tỷ đồng
HGĐT- Ngày 26.3, tại Ngân hàng NN&PTNT Hà Giang, đã diễn ra Lễ ký kết hợp đồng tín dụng Dự án Thủy điện Sông Miện giữa Ngân hàng NN&PTNT Hà Giang và Công ty CP Bát Đại Sơn.
27/03/2009
Bắc Mê phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng sản xuất
HGĐT- Huyện Bắc Mê có tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng với tổng diện tích đất có rừng lên đến trên 41 nghìn ha. Mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế rừng nhưng hiện tại diện tích rừng sản xuất của huyện còn thấp, số hộ sống và làm giàu từ rừng chưa nhiều.
27/03/2009