Tín dụng nông thôn giúp người dân thoát nghèo

16:29, 18/03/2009

HGĐT- Dự án Phân cấp giảm nghèo (DPPR) đầu tư vào tỉnh ta là nhằm cải thiện tình hình KT-XH của các xã nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa ít được các chương trình dự án đầu tư; từng bước ổn định và cải thiện chất lượng cuộc sống của các hộ nghèo một cách bền vững, nâng cao vai trò của người dân thông qua việc phát triển phân cấp một cách sâu rộng đến các xã và các thôn, bản để người dân có khả năng làm chủ cuộc sống của chính mình và góp phần phát triển cộng đồng.


 

 Mô hình mở đường Lũng Hồ (Yên Minh). Ảnh: CTV


Tính tổng thể của dự án bao gồm rất nhiều hợp phần quan trọng, mỗi hợp phần đều đem đến cho người dân những quyền lợi nhất định, góp phần ổn định cuộc sống, XĐGN. Hợp phần Hỗ trợ sản xuất là một trong những hợp phần không thể thiếu của Dự án DPPR, nó rất thiết thực và luôn phù hợp với đời sống thực tế của người dân và của địa phương, trong đó tiểu hợp phần 2E - Tín dụng nông thôn là một minh chứng.


Theo đánh giá mới đây của BQL Dự án DPPR tỉnh cho thấy, đây là một trong những tiểu hợp phần hoạt động có hiệu quả và thiết thực với đời sống của người dân cũng như cơ sở. Trong năm 2008, hợp phần tổ chức được 111 lớp đào tạo cho 4.083 học viên là điều phối viên BQL huyện và cán bộ xây dựng nhóm, cán bộ kế toán xã, thành viên nhóm tín dụng tiết kiệm; tổ chức 65 cuộc phát động chương trình tại các thôn dự án; thành lập thêm 58 nhóm tín dụng tiết kiệm (TDTK) nâng tổng số nhóm TDTK đã thành lập từ trước đến nay là 264 nhóm với 4.861 thành viên, trong đó có 0,6% thành viên là nam giới và 61% thành viên thuộc hộ nghèo và đặc biệt khó khăn. Các thành viên đã đóng góp tiết kiệm được 559,5 triệu đồng. Dự án cũng đã cấp 1.249 triệu đồng vốn cho 245/264 nhóm, số nhóm chưa được cấp vốn là do mới thành lập, chưa đủ thời hạn cấp vốn và do thời gian vừa qua dự án chậm rút vốn để giải ngân cho các nhóm. Đã có 1.799 lượt thành viên được vay vốn và đã trả được 873 triệu đồng; hiện nay có 2.130 thành viên đang được vay 1.696 triệu đồng từ nguồn tiết kiệm và vốn dự án; tỷ lệ thành viên được vay vốn đạt 81%. Nhìn chung, các thành viên được vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, mua con giống hoặc mua phân bón cho cây trồng (trung bình mỗi thành viên được vay là 798.000 đồng). Có 93% số nhóm có tỷ lệ hoàn trả vốn vay 100% và lãi suất đang được áp dụng phổ biến tại các nhóm là 0,8%/tháng (riêng tại Mèo Vạc có mức lãi suất khá cao từ 1-2%/tháng). Qua đánh giá cho thấy, các nhóm TDTK hoạt động ổn định, duy trì lịch họp hàng tháng; các thành viên vay vốn trả lãi, trả gốc đúng kỳ hạn, đóng góp tiền tiết kiệm đầy đủ. Dự án đã thiết kế và in ấn bài giảng cho các thành viên nhóm TDTK bằng tranh, ảnh minh hoạ. Khi triển khai tập huấn, cán bộ xây dựng nhóm giảng cho các thành viên bằng tiếng địa phương nên rất thuận lợi cho việc tiếp thu bài giảng của học viên. Các học viên rất thích nội dung và phương pháp tập huấn mới này. Ban tín dụng xã, cán bộ tín dụng, cán bộ cộng đồng, kế toán xã và cán bộ xây dựng nhóm đã hỗ trợ tích cực trong việc hình thành và duy trì hoạt động của các nhóm TDTK, quản lý và ghi chép sổ, sách, đồng thời nâng cao nhận thức của các thành viên nhất là trong việc tự quản và ra quyết định. Việc hỗ trợ vốn vay tín dụng bước đầu có hiệu quả đáng kể trong việc mở rộng sản xuất và cải thiện an ninh lương thực hộ gia đình; nhiều hộ vay vốn để phát triển chăn nuôi chỉ sau một thời gian ngắn đã thu lãi gấp 2 đến 3 lần so với vốn vay ban đầu, góp phần làm tăng thu nhập cho gia đình…


Có thể nói, từ những kết quả hoạt động như vậy đã đáp ứng được mục tiêu của hợp phần là hỗ trợ sản xuất để nâng cao thu nhập và cải thiện an ninh lương thực hộ gia đình trong khu vực vùng dự án.


Quỳnh Mai

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giúp người dân Vần Chải phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo
HGĐT- Xã Vần Chải (Đồng Văn) có 618 hộ với 3.025 nhân khẩu đang sinh sống ở 9 thôn, bản. Ngày trước Vần Chải là một trong những xã nghèo của huyện. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo là do điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt; trình độ dân trí thấp; người dân thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, chăn nuôi…
27/02/2009
Trăn trở một làng nghề
HGĐT- Nghe nói nhiều về thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn và rồi chúng tôi cũng có dịp tới thăm nơi có “làng nghề may” truyền thống này. Quanh co, trập trùng núi cao vực sâu, con đường dẫn chúng tôi đến với Phố Bảng.
25/02/2009
Vụ Xuân trên đất lúa Quang Bình
HGĐT- Quang Bình được coi là “1 trong 3” vùng lúa trọng điểm của tỉnh, hàng năm cây lúa 2 vụ được trồng tại huyện trên 4.000 ha. Vụ xuân 2009, Quang Bình gieo cấy 1.905 ha. Huyện có 9/15 xã là vùng “tâm lúa”. Tại đây, cây lúa lai, lúa thuần, lúa thơm chất lượng cao được đưa vào thâm canh thành vùng sản xuất lúa hàng hóa trên 1.720 ha.
20/02/2009
Hiệu quả từ mô hình trồng nấm ở xã Phương Thiện
HGĐT- Với việc làm tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng các ngành nghề và giải quyết việc làm cho nông dân, đến nay, đời sống của người dân xã Phương Thiện (TXHG) đã cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong đó, hiệu quả từ mô hình trồng nấm mang lại rất lớn.
20/02/2009