Tả Ván lấy nông nghiệp trọng tâm để thúc đẩy kinh tế

16:21, 20/03/2009

HGĐT- Trong thời gian qua, xã Tả Ván (Quản Bạ) đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp bằng nhiều phương pháp, như: Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng kiến thức khuyến nông, khuyến lâm cho các khuyến nông viên ở cơ sở và các tầng lớp nhân dân với phương châm tích cực chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi; sử dụng các loại giống mới có năng suất cao; cung cấp đầy đủ các loại phân bón phục vụ cho nhân dân; duy trì và phát triển diện tích trồng cây chè, cỏ chăn nuôi, các loại cây ăn quả khác phù hợp với từng vùng, miền với quyết tâm phấn đấu đưa chăn nuôi chiếm tỉ trọng 30% trong sản xuất nông nghiệp.


Từ định hướng đó, chính quyền xã đã xác định cây thảo quả, cây chè, cỏ chăn nuôi và chăn nuôi đại gia súc là mũi nhọn trong phát triển nền kinh tế của xã.


Cây thảo quả được coi là cây thế mạnh của huyện Quản Bạ và cũng là cây chủ lực của xã Tả Ván, hiện đang được người dân quan tâm đưa vào phát triển, sản xuất. Vì điều kiện tự nhiên, khí hậu của xã rất phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây thảo quả. Loại cây thích nghi dưới tán lá rừng, có tầng thảm mục, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp và ánh sáng yếu. Với tính chất “thiên thời, địa lợi” ấy và với những hiệu quả kinh tế to lớn của việc phát triển kinh tế hộ nên hiện nay ở Tả Ván, trồng cây thảo quả đã trở thành phong trào sâu rộng, nhà, nhà trồng thảo quả, người, người trồng thảo quả đã đưa tổng diện tích trồng cây thảo quả mới của xã lên hơn 70ha, vượt hơn 30ha so với kế hoạch (năm 2008), đạt 175% kế hoạch được giao, đưa tổng diện tích cây thảo quả của toàn xã lên gần 400ha; bình quân giá bán ra thị trường đạt từ 60.000 đồng/kg, tương đương với hơn 540 triệu đồng/tổng sản lượng thu hoạch của cả xã. Tổng diện tích cây chè hiện có gần 50ha, sản lượng chè khô sau thu hoạch đạt đạt gần 4 tấn, giá bán ra thị trường bình quân trên 7.000 đồng/kg, tương đương gần 26 triệu đồng... Từ các mô hình phát triển nông nghiệp hợp lý đã giúp người dân nơi đây phát huy được thế mạnh của địa phương để phát triển sản xuấtphù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như khoanh vùng để sản xuất tập trung. Kết hợp với đó, là các nguồn vốn cho vay, hỗ trợ đã giúp người dân đầu tư vào sản xuất theo đúng chương trình, kế hoạch của huyện đề ra và thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Ngoài ra, huyện Quản Bạ còn đề ra chính sách hỗ trợ các gia đình đối với cây trồng mới và tăng cường công tác tập huấn chuyển giao KHKT đến với người dân, khuyến khích phát huy nội lực, tiếp xúc với thị trường tiêu thụ sản phẩm; làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc phát triển kinh tế, sản xuất các sản phẩm đáp ứng thị trường tiêu thụ, biến những tiềm năng thành thế mạnh phát triển thực sự của địa phương…


Đạt được những thành tích đáng khích lệ đó là do ngay từ đầu năm, chính quyền xã đã tập trung lãnh, chỉ đạo nhân dân trong toàn xã phát nương, cày ải, chuẩn bị đầy đủ giống, phân bón các loại cho sản xuất; đẩy mạnh thâm canh tăng, gối vụ. Từ công tác tuyên truyền, tập huấn qua các mô hình đó, người dân đã thấy được rõ hiệu quả thật sự của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KHKT hợp lý trong sản xuất nên trong năm 2008, nền kinh tế của xã tiếp tục phát triển ổn định, các chỉ tiêu, kế hoạch đều đạt và vượt. Tổng sản lượng lương thực đạt hơn 1.200 tấn; bình quân lương thực đạt 500kg/người/năm. Và cũng trong thời gian qua, bà con các dân tộc huyện Quản Bạ như được tiếp thêm động lực để tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển sản xuất theo đúng thế mạnh của địa phương. Vì hiện trên địa bàn huyện đã có Công ty TNHH 567 đã đứng ra nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm và chế biến quả thảo quả muối ngay tại huyện nên sản phẩm của các hộ sản xuất ra đến đâu đều được tiêu thụ hết đến đó, đã giúp cho đời sống của nhiều gia đình trong xã đã có sự đổi thay rõ rệt, diện mạo nông thôn miền núi của không chỉ xã Tả Ván mà cả các xã Cao Mã Pờ, Bát Đại Sơn, Tùng Vài đã khá hơn rất nhiều so với những năm trước đây…


Tuấn Anh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giúp người dân Vần Chải phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo
HGĐT- Xã Vần Chải (Đồng Văn) có 618 hộ với 3.025 nhân khẩu đang sinh sống ở 9 thôn, bản. Ngày trước Vần Chải là một trong những xã nghèo của huyện. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo là do điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt; trình độ dân trí thấp; người dân thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, chăn nuôi…
27/02/2009
Trăn trở một làng nghề
HGĐT- Nghe nói nhiều về thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn và rồi chúng tôi cũng có dịp tới thăm nơi có “làng nghề may” truyền thống này. Quanh co, trập trùng núi cao vực sâu, con đường dẫn chúng tôi đến với Phố Bảng.
25/02/2009
Hiệu quả từ mô hình trồng nấm ở xã Phương Thiện
HGĐT- Với việc làm tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng các ngành nghề và giải quyết việc làm cho nông dân, đến nay, đời sống của người dân xã Phương Thiện (TXHG) đã cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong đó, hiệu quả từ mô hình trồng nấm mang lại rất lớn.
20/02/2009
Vụ Xuân trên đất lúa Quang Bình
HGĐT- Quang Bình được coi là “1 trong 3” vùng lúa trọng điểm của tỉnh, hàng năm cây lúa 2 vụ được trồng tại huyện trên 4.000 ha. Vụ xuân 2009, Quang Bình gieo cấy 1.905 ha. Huyện có 9/15 xã là vùng “tâm lúa”. Tại đây, cây lúa lai, lúa thuần, lúa thơm chất lượng cao được đưa vào thâm canh thành vùng sản xuất lúa hàng hóa trên 1.720 ha.
20/02/2009