Ngân hàng No&PTNT Mèo Vạc: Đồng hành cùng các hộ sản xuất, kinh doanh

16:24, 20/03/2009

HGĐT- Đến với thị trấn Mèo Vạc (Mèo Vạc), mọi người không khỏi ngỡ ngàng trước 1 thị trấn thơ mộng đang ngày một phát triển mạnh mẽ. Những ngôi nhà cao tầng, những dãy phố, nhà hàng buôn bán nhộn nhịp cho đến các hộ sản xuất… tạo nên một đô thị với sức trẻ đang vươn mình lên giữa cao nguyên đá đầy vất vả.


 

 Giao dịch tại Ngân hàng N0-PTNT huyện Mèo Vạc.


Trong sự phát triển nhộn nhịp của thị trấn, đã thấp thoáng xuất hiện những chủ hộ sản xuất, kinh doanh trẻ vươn lên bằng ý chí cùng với sự tiếp sức rất hiệu quả từ nguồn vốn của Ngân hàng No & PTNThuyện. Để giúp chúng tôi hiểu thêm về hoạt động của Ngân hàng No & PTNT huyện, cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn với việc sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng, anh Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Giám đốc Ngân hàng huyện dẫn chúng tôi đến một số hộ kinh doanh trên địa bàn thị trấn.


Gia đình chị Lưu Phương Thanh ở tổ 2, thị trấn Mèo Vạc, là một trong những điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, đồng thời là hộ luôn coi Ngân hàng No&PTNT huyện là “người bạn” đồng hành trong những thành công của mình. Mới 25 tuổi, nhưng hai vợ chồng chị Thanhđã là chủ sở hữu của 3 cửa hàng buôn bán hàng điện tử và đồ gia dụng khá nổi tiếng tại thị trấn với tiền vốn đầu tư lên đến cả tỷ đồng. Chị Thanh cho biết, được Ngân hàng No&PTNT huyện tạo điều kiện, gia đình chị đã được vay 100 triệu đồng để đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh từ 1 cửa hàng lên thành 3 cửa hàng. Nếu như trước đây, với quy mô kinh doanh 1 cửa hàng thì khả năng chiếm lĩnh thị trường cũng như việc đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh còn bị hạn chế thì nay với hệ thống cửa hàng được mở rộng, gia đình chị Thanh đã mạnh dạn mở rộng kinh doanh sang nhiều mặt hàng gia dụng khác để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chị Thanh cho biết, với việc kinh doanh như gia đình chị thì luôn đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, do đó với cơ chế, thủ tục vay vốn và lãi suất hợp lý từ Ngân hàng No&PTNT thì rất phù hợp với những hộ kinh doanh như gia đình chị.


Từ sự tiếp sức của nguồn vốn vay, có thể nói đã giúp cho gia đình chị Thanh không chỉ tiếp cận nguồn vốn một cách thuận lợi trong những lúc khó khăn mà còn có thể mở rộng kinh doanh theo hướng đa dạng. Đến nay, ngoài công việc quản lý do 2 vợ chồng đảm nhiệm, gia đình chị đã thuê thêm 2 lao động làm tại các cửa hàng với mức lương hàng tháng trừ nuôi ăn được trả 1,5 triệu đồng/người. Chị Thanh tiết lộ với chúng tôi rằng, trước đây khi chưa mở rộng kinh doanh thì doanh thu của gia đình còn hạn chế, từ khi có nguồn vốn vay và mở rộng kinh doanh thì thu nhập của gia đình được tăng lên đáng kể. Hiện nay, hàng tháng thu nhập trừ thuế của gia đình ước đạt từ 15 – 20 triệu đồng/tháng. Trong thời gian tới, nguyện vọng của gia đình là tiếp tục được vay thêm nguồn vốn của Ngân hàng No&PTNT huyện để mở rộng quy mô kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường.


Rời gia đình chị Thanh, chúng tôi đến với gia đình anh Hà Văn Hải, sinh năm 1968, cùng ở tổ 2 thị trấn Mèo Vạc. Được biết, trước đây cơ sở kinh doanh hàng ăn uống của gia đình còn tương đối nhỏ. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như nắm bắt được xu thế phát triển của lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, vợ chồng anh đã bàn nhau mạnh dạn vay vốn Ngân hàng No&PTNT. Gia đình anh Hải đã vay 250 triệu đồng để đầu tư mở rộng quy mô nhà hàng từ 1 tầng lên 2 tầng với 6 phòng ăn riêng và 1 phòng ăn chung gồm 54 bàn ăn, có thể đáp ứng phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, các hội nghị, các đám cưới… của thị trấn và của huyện. Nhờ tiếp cận và sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn vay từ Ngân hàng No&PTNT nên gia đình anh Hải đã có sự đầu tư khá đúng hướng vào một lĩnh vực với nhiều cơ hội. Được biết, trong năm 2008, nhà hàng của anh chị đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước 86 triệu đồng tiền thuế. Anh Hải cũng cho biết, hiện nay lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT đang giảm, do vậy gia đình anh cũng như nhiều gia đình sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị trấn tiếp tục mong muốn được vay để mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh khác.


Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Giám đốc Ngân hàng No&PTNT huyện cho biết, hiện nay, Ngân hàng No&PTNT huyện đang có sự hợp tác tích cực với các hộ sản xuất, kinh doanh trong toàn huyện, trong đó đặc biệt là khu vực thị trấn Mèo Vạc. Tổng số hộ sản xuất, kinh doanh được vay vốn của Ngân hàng là 47 hộ với số vốn gần 4 tỷ đồng. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các hộ là kinh doanh dịch vụ, đầu tư vào phát triển hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ, đầu tư vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi… Đáp lại sự tin tưởng của Ngân hàng No&PTNT huyện, các hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh của thị trấn Mèo Vạc luôn là những khách hàng làm ăn có hiệu quả, do đó trong thời gian qua không xảy ra nợ xấu. Anh Vàng Mí Chương, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Mèo Vạc cho biết: Toàn thị trấn có 120 hộ sản xuất, kinh doanh, tập trung ở các tổ 1 đến tổ 5. Những năm qua, cùng với sự đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước, trong đó có Ngân hàng No&PTNT đã giúp cho nhiều hộ sản xuất, kinh doanh giàu lên trông thấy, qua đó tích cực đóng góp vào sự phát triển, làm cho thị trấn ngày một thay đổi và đi lên.


Giao Thư

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giúp người dân Vần Chải phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo
HGĐT- Xã Vần Chải (Đồng Văn) có 618 hộ với 3.025 nhân khẩu đang sinh sống ở 9 thôn, bản. Ngày trước Vần Chải là một trong những xã nghèo của huyện. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo là do điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt; trình độ dân trí thấp; người dân thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, chăn nuôi…
27/02/2009
Trăn trở một làng nghề
HGĐT- Nghe nói nhiều về thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn và rồi chúng tôi cũng có dịp tới thăm nơi có “làng nghề may” truyền thống này. Quanh co, trập trùng núi cao vực sâu, con đường dẫn chúng tôi đến với Phố Bảng.
25/02/2009
Tả Ván lấy nông nghiệp trọng tâm để thúc đẩy kinh tế
HGĐT- Trong thời gian qua, xã Tả Ván (Quản Bạ) đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp bằng nhiều phương pháp, như: Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng kiến thức khuyến nông, khuyến lâm cho các khuyến nông viên ở cơ sở và các tầng lớp nhân dân với phương châm tích cực chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi; sử dụng các loại giống mới có năng
20/03/2009
Hiệu quả từ mô hình trồng nấm ở xã Phương Thiện
HGĐT- Với việc làm tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng các ngành nghề và giải quyết việc làm cho nông dân, đến nay, đời sống của người dân xã Phương Thiện (TXHG) đã cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong đó, hiệu quả từ mô hình trồng nấm mang lại rất lớn.
20/02/2009
Bộ sưu tập Chivas giá buôn sửa khóa két sắt