Trăn trở một làng nghề
HGĐT- Nghe nói nhiều về thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn và rồi chúng tôi cũng có dịp tới thăm nơi có “làng nghề may” truyền thống này. Quanh co, trập trùng núi cao vực sâu, con đường dẫn chúng tôi đến với Phố Bảng.
Gia đình chị Phù Thị Hòa, thị trấn Phố Bảng (Đồng Văn) từ nghề may mỗi năm có thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng; đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho từ 3 - 4 lao động.
|
Không giống như những gì tôi đã tưởng tượng trên đường đi, đây chắc hẳn là nơi sầm uất, nhộn nhịp bán mua vì là thị trấn giáp biên giới Trung Quốc. Sựbình yên pha chút bí ẩn và những ngôi nhà trình tường với ô cửa thấp, được thiết kế theo kiến trúc của người Hoa khiến tôi không khỏi ngạc nhiên...
Một nghề truyền thống
Khi biết chúng tôi có ý tìm hiểu về nghề may, đồng chí Nguyễn Văn Chinh - Chủ tịch UBND thị trấn đã đưa chúng tôi tới gia đình cô chú Sần Sủi Vù và Làn Mây Dỉ là hộ gia đình chuyên cắt, may, bán quần áo nam cho người dân tộc Mông, hàng năm gia đình cô chú tiêu thụ được khoảng 800 chiếc áo quần. Cô Dỉ cho biết: một chiếc áo có giá khoảng 50.000đồng, bán ra lãi được 15.000đ/chiếc.
Cả thị trấn có 100/374 hộ theo nghề may (chiếm 27%), mỗi hộ đảm nhận một công đoạn tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh như: may áo, quần có 59 hộ; may váy 27 hộ; đơm cúc 14 hộ. Các hộ may phân bố ở 06 xóm nhưng tập trung đông nhất là khu phố 1, khu phố 2 chiếm trên 70% số hộ theo nghề may. Hầu hết các hộ gia đình đều duy trì phát triển nghề may theo kiểu “Cha truyền, con nối”, tự thiết kế, tự bỏ vốn và tự tìm mối tiêu thụ. Tuy nhiên, họ cũng có mối liên hệ rất chặt chẽ và tạo điều kiện giúpnhau trong việc mua bán và trao đổi các mặt hàng khi có khách yêu cầu, vì thế các gia đình đều có đời sống từ trung bình trở lên, không có hộ nào rơi vào diện đói nghèo. Tới thăm gia đình chị Phù Thị Hoà chuyên cắt, may áo váy nữ khi chị đang may chiếc áo màu vàng cho thiếu nữ Mông, nhìn chịchăm chú, cần mẫn với từng đường may của mình, có lẽ gặp chị lần đầu không ai có thể đoán được đây là người mẹ của 3 đứa con đã trưởng thành vì trông chị còn quá trẻ so với tuổi 45 của mình. Gia đình chị theo nghề may tính đến nay được 10 năm, ngoài 2 vợ chồng ra chịcòn thuê thêm 3-4 người bởi công việc nhiều, không đủ hàng giao cho khách thì tiếc lắm. Chị cười. Tôi thật sự bất ngờ khi chị nói “ Số lượng áo, váy hàng năm gia đình chị bán ra từ 8.000 - 10.000 chiếc. Vải được nhập từ Hà Nội lên một năm khoảng 200 - 300 triệu đồng”!. Nếu cứ như thế, tính bình quân gia đình anh chị lãi 60 -70 triệu đồng/năm. Đây đúng là một con số đáng nể không chỉ đối với các hộ gia đình ở thị trấn Phố Bảng.
Trong 100 hộ theo nghề may thì 70 hộ vừa may vừa trực tiếp đi bán ở các chợ, còn lại là 30 hộ chuyên may thuê. Anh Phù Văn Thành may thuê áo nam cho biết: trung bình mỗi ngày anh may được khoảng 12 áo, được trả công 3.000đ/chiếc, công việc nhiều làm không hết, bình quân thu nhập 1.500.000- 2.000.000đ/tháng, mọi chi phí trong sinh hoạt gia đình chủ yếu là từ nghề may. Nhìn ngôi nhà mới còn mùi vôi, vữa của anh Thành có thể thấy rằng nghề may đã mang lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình nơi đây.
Cần sự ra mắt làng nghề
Những bộ áo váy truyền thống của dân tộc Mông được thiết kế và hoàn thiện từ “Làng nghề may” Phố Bảng đã nổi tiếng trong vùng từ lâu, tiêu thụ mạnh nhất là ở các xã: Đồng Văn, Lũng Phìn, Phố Cáo… Ngoài ra, sản phẩm được bày bán ở hầu hết các chợ của huyện Đồng Văn, sang các huyệnbạn như: Yên Minh, Mèo Vạc và mở rộng sang một số huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc của tỉnh Cao Bằng. Tạo đượcsự cạnh tranh với hàng may công nghiệp vì sản phẩm có chất lượng tốt, đường may chắc chắn và màu sắc kiểu cách, giá cả cũng rất phải chăng, phù hợp với thu nhập của người dân.
Để nghề may nơi đây phát triển theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước thì huyện cũng đã đề ra nghị quyết chuyên đề trong năm 2009, sẽ có sự ra mắt làng nghề. Tuy nhiên, đây cũng là việc rất khó vì theo đồng chí Nguyễn Văn Chinh thì: “Các hộ gia đình theo nghề may còn phân bố không tập trung và mang tính cá thể, nên việc xây dựng các đề án, quản lý của thị trấn còn nhiều khó khăn ”. Đồng chí cũng cho biết thêm: Hiện nay, phần đông các gia đình có nghề may đều có mong muốn được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện cho vay vốn với lãi suất thấp,mở rộng các loại mặt hàng may, tạo được nhiều việc làm cho con em và phục vụ được đồng bào tốt hơn.
Thị trấn đang rất cần sự giúp đỡ tư vấn nhằm tạo dựng, quảng bá, thiết kế nhãn mác để sản phẩm có thương hiệu. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho người dân trong khâu tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm để những sản phẩm may mặc Phố Bảng trở thành hàng hoá vươn tới nhiều tỉnh khác, đồng thời kêu gọi đầu tư vốn, và chính sách hỗ trợ vốn phát triểncũng đang được thị trấn đề cập đến.
Nghề may Phố Bảng là một nghề truyền thống từ lâu đời, được giữ gìn và phát triển tới hôm nay, đã góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo cho thị trấn Phố Bảng nói riêng và cho huyện Đồng Văn nói chung. Để ra mắt được làng nghề cần nhiều yếu tố tác động, nhưng tôi vẫn muốn tin rằng: làng nghề may sẽ còn phát triển! Bởi lẽ đó không chỉ là một làng nghề đơn thuần mà nó còn lưu giữ nét đẹp kiểu cách và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt.
Ý kiến bạn đọc