Thương mại sau biến động thị trường

16:58, 31/12/2008

HGĐT- Năm 2008 đã qua, khép lại một năm kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, lạm phát tăng cao ở những tháng đầu năm và có xu hướng thiểu phát vào những tháng cuối năm. Kinh tế Hà Giang cũng không tránh khỏi tác động từ bối cảnh chung của thị trường thế giới và trong nước, theo đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh.


Mặc dù gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng của thị trường đầy biến động, ngành Công thương Hà Giang đã có nhiều cố gắng để hoàn thành cơ bản các mục tiêu đề ra. Qua đánh giá, trong năm qua, các ngành Công nghiệp chế biến, khai thác mỏ có mức tăng trưởng khá, nhiều sản phẩm công nghiệp đã thực sự trở thành hàng hoá có giá trị và được tiêu thụ khá tốt như: Chè, xi-măng, gạch xây dựng, Ăngtimon kim loại, ô-tô… Các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp trong năm qua cũng có nhiều khởi sắc, công tác khuyến công được áp dụng ở hầu hết các huyện, thị xã có tác động thúc đẩy hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển. Trong năm 2008, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội ước đạt hơn 1.660 tỷ đồng, đạt trên 103% kế hoạch năm, tăng gần 26% so với năm 2007. Các mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh cũng đã chuyển từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu tinh chế, nâng cao được giá trị, thị trường xuất khẩu được mở rộng, nhất là chè đã có mặt ở các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản và thị trường Tây Âu... Công tác xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, nhiều Hội chợ đã được tổ chức ở tỉnh và các huyện, thu hút nhiều doanh nghiệp trong tỉnh tham gia đã thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với chiến lược phát triển thương mại; ngoài ra các doanh nghiệp còn tham gia Triển lãm hội chợ trong nước và quốc tế, nhờ đó hàng hoá của tỉnh đã được nhiều người tiêu dùng biết đến, nhiều mặt hàng của tỉnh đã có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước.


Công tác quản lý thị trường được thường xuyên duy trì, lực lượng quản lý thị trường đã làm tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, góp phần ổn định thị trường trong tỉnh, đảm bảo cho thương nhân kinh doanh đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng. Duy chỉ có hoạt động xuất, nhập khẩu, trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu bị giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái do bị tác động của yếu tố thị trường, chính sách biên mậu của Trung Quốc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, mặt khác do giá một số mặt hàng xuất khẩu trong nước biến động tăng, trong khi giá xuất khẩu không tăng nên hạn chế đến việc xuất khẩu, đồng thời việc giãn hoãn xây dựng các công trình thuỷ điện trong tỉnh và hạn chế nhập khẩu điện thương phẩm từ Trung Quốc cũng làm giảm trị giá xuất, nhập khẩu trong năm qua. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu năm 2008 chỉ đạt 143,1 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 67,9 triệu USD, giảm 45,68% so với năm 2007; nhập khẩu 75,24 triệu USD, đạt 89,9% kế hoạch.


Với quan điểm phát triển nền thương mại của tỉnh với nhiều thành phần kinh tế tham gia, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nhằm đưa nền thương mại trong tỉnh phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, đồng chí Nguyễn Đình Bảy, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Ngoài coi trọng hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội thì phát triển thương mại còn được gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc dân tộc và QP - AN. Theo đó từ nay đến năm 2010 cần phát triển mạnh thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường vùng cao, vùng sâu, đưa tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội giai đoạn này luôn đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 17-18%. Cùng với việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, sẽ đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất, nhập khẩu hàng hoá, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng luôn ở mức độ cao; ngay trong năm 2009, dự kiến tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ xã hội phấn đấu đạt 1.850 tỷ đồng; giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 140 triệu USD, giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 110 triệu USD; giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định), đạt 688 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp dự kiến tăng khoảng 35% so với năm 2008… Có như vậy sẽ đem lại được sự hài hoà lợi ích của doanh nghiệp, người lao động và của xã hội, góp phần vào việc XĐGN, cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân và tăng tích luỹ cho ngân sách của tỉnh, tạo đà phát triển KT-XH nhanh hơn, mạnh hơn và bắt kịp với nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.


Hữu Thụy

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chỉ tiêu KT - XH chủ yếu năm 2009
HGĐT- 1 - Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13,5% trở lên.2 - Giá trị gia tăng kinh tế (giá thực tế) đạt 4.450 tỷ đồng.
31/12/2008
Công ty Cổ phần Xi-măng xứng đáng với tấm Huân chương cao quý
HGĐT- Những ngày cuối năm 2008, tập thể HĐQT, Ban giám đốc, cán bộ CNVC Công ty Cổ phần xi-măng Hà Giang vui mừng được đón nhận danh hiệu Cúp vàng tốp 50 sản phẩm Việt hàng đầu hợp chuẩn WTO và đạt giải Thương hiệu Vàng - GOLDEN BRAND AWARD do chương trình tư vấn và bình chọn “sản phẩm Việt hợp chuẩn WTO về sở hữu trí tuệ năm 2008 và Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương
31/12/2008
Thêm 2 hồ chứa nước được đưa vào sử dụng
HGĐT- Sau 10 tháng nỗ lực thi công, vừa qua 2/30 hồ chứa nước sinh hoạt được đầu tư theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm hồ Sủng Nhì B xã Sủng Máng (Mèo Vạc), dung tích chứa 8.870 m3 do Công ty TNHH 307 thi công và hồ Cờ Lắng, xã Lũng Phìn (Đồng Văn), dung tích chứa gần 5 nghìn m3 nước do Công ty TNHH Việt Hoàng thi công đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.
29/12/2008
Nỗ lực trong công tác đầu tư xây dựng kè sông, suối
HGĐT- Hàng năm cứ vào mùa mưa lũ, trên địa bàn tỉnh ta lại có tới hàng chục điểm sạt lở gây ảnh hưởng không nhỏ đến các công trình phúc lợi xã hội cũng như hoạt động và đời sống của người dân dọc hai bên bờ các con sông, suối... Nhiều vụ sạt lở đã làm thiệt hại không nhỏ cả về tính mạng và tài sản của nhân dân.
29/12/2008