Quản Bạ chủ động phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi trước mùa đông

16:32, 21/11/2008

HGĐT- Rút kinh nghiệm trong đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2008, toàn huyện Quản Bạ có 1.118 con trâu, bò bị chết, nguyên nhân chính là do người dân chủ quan, công tác đề phòng chưa thực sự tốt. Xác định Quản Bạ là vùngthường có khí hậu diễn biến phức tạp, bởi vậy, ngay từ tháng 10 năm nay, phòng Nông nghiệp đã chủ động tham mưu cho huyện chỉ đạo các các ngành chức năng trong việc phòng, chống rét, dịch bệnh cho cho gia súc, gia cầm.


Đồng thời, phòng phân công các cán bộ phụ trách các xã, thị trấn, đôn đốc triển khai phòng rét cho gia súc, gia cầm hết năm 2008 và đầu năm 2009.


Hiện nay, theo thống kê toàn huyện có 49.003 con gia súc, trong đó đàn trâu có 6.807 con, đàn bò 9.473 con, đàn dê, ngựa 3.304 con, đàn lợn 29.455 con; tổng đàn gia cầm có 131.900 con. Sự phát triển của các đàn đều rất tốt, tuy nhiên ngay từ tháng 6 vừa qua, do diễn biến thời tiết thất thường trên địa bàn huyện nên đã xuất hiện dịch tụ huyết trùng ở các xã Tùng Vài, Thanh Vân, Nghĩa Thuận với 30 con gia súc bị mắc bệnh. Trên cơ sở đó, để chủ động đối phó với diễn biến thời tiết và dịch bệnh có thể xảy ra trong mùa đông, phòng Nông nghiệp đã xây dựng công văn chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp tốt với các ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là trâu, bò. Sử dụng các lực lượng tham gia hỗ trợ các hộ khó khăn, các gia đình chính sách...


Để tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, phòng Nông nghiệp đã xây dựng được 10 mô hình phòng, chống rét tại các xã Tả Ván, Bát Đại Sơn và một số xã khác. Đồng thời, vận động nhân dân các thôn, bản đến tham quan, học tập các mô hình chống rét theo sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp. Qua đó, phòng Nông nghiệp cũng chỉ đạo các xã tuyên truyền, vận động người dân sử dụng bạt đã được cấp trong năm 2008 và tận dụng rơm, rạ, cây que để che chắn chuồng trại, đảm bảo đủ ấm cho gia súc. Hướng dẫn các biện pháp như đốt lửa, sưởi ấm, phủ thân cho gia súc. Tuyên truyền nhân dân không thả giông gia súc khi trời lạnh, và đồng thời phải giữ gìn nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ để phòng, chống các bệnh mùa đông...


Ông Trần Đức Mạnh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện, cho biết, rút kinh nghiệm ở đợt rét năm 2008, trong năm nay, huyện đã đặc biệt chú trọng chỉ đạo vấn đề chuẩn bị thức ăn, cách chăm sóc cho gia súc, gia cầm trong vụ Đông cho người dân. Qua đó, cán bộ nông nghiệp đã tích cực hướng dẫn cho bà con cách chế biến, bảo quản cỏ, thức ăn vụ Đông như biện pháp phơi khô, ủ chua cỏ, ủ xanh, kiềm hoá rơm, ủ rơm với u - rê...; tăng cường một số chất như tinh bột ngô, gạo và các thuốc vitamin A,B,C, các loại kháng sinh liều nhẹ để giúp gia súc vượt qua đợt rét... Hiện nay, huyện đang chỉ đạo cho phòng Nông nghiệp tìm mua các máy ép cỏ để phục vụ công tác chuẩn bị thức ăn cho gia súc trong mùa đông. Theo thống kê, diện tích cỏ toàn huyện có khoảng 3.000ha và đang trồng khảo nghiệm giống cỏ VA06 tại thị trấn Tam Sơn. Trên cơ sở đó, có thể xác định diện tích cỏ hiện có cơ bản sẽ đáp ứng đủ thức ăn cho đàn gia súc trong huyện.


Từ việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nên nhận thức của người dân với việc phòng ngừa các loại bệnh cho gia súc, gia cầm đã không ngừng được nâng lên. Người dân ở những địa phương thuận lợi hoặc khó khăn đều hiểu được tác dụng của việc tiêm phòng các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm. Từ đó đến nay, huyện đã hoàn thành việc triển khai tiêm phòng vắc xin các loại năm 2008. Qua đó, 13/13 xã, thị trấn đã triển khai với 107.935/57.000 liều, đạt 188% so với kế hoạch năm 2008. Bên cạnh đó, công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ đã được huyện thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Đến nay, huyện đã kiểm dịch vận chuyển được hàng trăm con gia súc trâu, bò, ngựa; kiểm soát giết mổ được hơn 3.500 con...


Với tinh thần chủ động, quyết tâm của các ngành chức năng trong huyện nên công tác tuyên truyền, vận động, triển khai các biện pháp phòng, chống rét và dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong mùa đông năm nay sẽ chủ động đối phó với các diễn biến thất thường của thời tiết, đảm bảo duy trì và phát triển số lượng đàn vật nuôi.


Huy Toán

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phong Quang, những cánh đồng rền vang tiếng máy cày
HGĐT- Là xã thuần nông của huyện Vị Xuyên, nhưng có lợi thế nằm sát thị xã Hà Giang, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, nhờ tận dụng được lợi thế, những năm qua, bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội của Phong Quang không ngừng thay da đổi thịt, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Một trong những yếu tố tạo nên sự phát triển chính là việc đẩy mạnh áp dụng máy móc kỹ thuật vào sản xuất
31/10/2008
Chuyển biến trong phát triển chăn nuôi ở Pải Lủng
HGĐT- Đến thời điểm hiện nay, số lượng đàn gia súc, gia cầm ở Pải Lủng đã lên đến 12.245 con, trong đó chủ yếu là đàn bò, trâu, lợn, dê và ngựa… Đây là những loại gia súc được đông đảo nhân dân tập trung phát triển, vừa tận dụng được nguồn phân bón trong nông nghiệp, vừa trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao đang được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, đặc biệt là đàn
31/10/2008
Hoàng Su Phì 4 yếu tố làm nên vụ mùa bội thu
HGĐT- Với năng suất thu hoạch bình quân đạt trên 50 tạ/ha, sản lượng thóc vụ mùa đạt trên 17.000 tấn, tăng trên 1.300 tấn so với vụ mùa năm 2007. Đối với đậu tương, năng suất ước đạt trên 13 tạ/ha, cao hơn năm trước từ 1 - 1,2 tạ/ha. Sản lượng đậu tương hàng hóa đạt trên 3.000 tấn. Vụ mùa năm 2008, được đánh giá là vụ bội thu nhất trong sản xuất nông nghiệp của huyện nhiều
31/10/2008
Phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp ở Bắc Mê
HGĐT- Kinh tế huyện Bắc Mê đã có sự khởi sắc, đặc biệt là lĩnh vực phát triển nông-lâm nghiệp trong nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện khoá VII (2005-2010).
29/10/2008