Hiệu quả bền vững từ Dự án DPPR ở Xín Mần

17:10, 21/11/2008

HGĐT- Đi được nửa chặng đường triển khai Dự án DPPR ở Xín Mần mới nhận rõ tác dụng to lớn mà dự án mang lại cho người dân nghèo ở vùng sâu.


Đến cuối năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm trên 30%, kể từ năm 2005. Hiệu quả trong công tác giảm nghèo đó có một phần đóng góp quan trọng từ dự án.


Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần, Hà Xuân Bình, Trưởng BQL dự án của huyện, cho biết: Hiệu quả lớn nhất dự án mang lại chính là làm thay đổi tư duy trong cách xóa nghèo cho người nghèo một cách bền vững. Điểm chính là làm thay đổi cách nghĩ, đến cách làm. Cho nên, ngoài phần vốn hỗ trợ đầu tư cho các chương trình, mô hình, hợp phần xây dựng năng lực để phát triển có sự phân cấp, mà người dân, người nghèo là chủ thể của công việc xóa nghèo, trở thành chủ dự án. Ví dụ: Người nghèo, nhất là phụ nữ nghèo, dân tộc ít người, ở vùng sâu, vốn bao đời quen với cuộc sống hiện có, dẫn đến những hạn chế về hiểu biết, giao tiếp, lại không có vốn; của cải làm ra có gì tiêu nấy, có gì ăn nấy, không tiết kiệm... Vậy thì mục tiêu của sự phân cấp là tạo cho người nghèo, người phụ nữ đó biết cách làm ra một, ăn đi một phần, còn một phần để dành. Sự “tích tiểu thành đại” để có lượng vốn cho chính bản thân, phải được thể hiện từ ý thức chủ quan của người tạo ra nó. Tạo ra của cải vật chất, cộng với tư duy làm ăn mới đã đưa rất nhiều người nghèo tự vươn lên. Còn đối với các hợp phần khác của dự án là sự hỗ trợ đầu tư bằng “vốn” kiến thức và hành vi thực hiện thay đổi trong cách làm. Sự hỗ trợ vốn cho người nghèo đầu tư từ dự án được xem như “đòn bẩy” nâng họ đứng dậy, đứng vững hơn trong phát triển sản xuất, chăn nuôi. Kiến thức về hợp phần hỗ trợ canh tác bền vững ở vùng cao, vùng đất dốc tạo ra thói quen bảo vệ tại chỗ nguồn tài nguyên đất. Đã có rất nhiều mô hình canh tác bền vững vừa tạo ra sản phẩm trực tiếp, vừa góp phần bảo toàn nguồn tài nguyên đất canh tác không bị rửa trôi, tạo ra phương thức sản xuất “thân thiện” với môi trường để sản xuất phát triển bền vững. Qua gần 10 tháng của năm 2008, Xín Mần đã giải ngân đạt 57% kế hoạch thực hiện của hợp phần đầu tư, đem lại nhiều kết quả thiết thực.


Cùng với canh tác là mô hình phát triển chăn nuôi, thú y, hỗ trợ sản xuất, chế biến chè chất lượng cao cũng đã cho nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong công tác hỗ trợ chăn nuôi đã có nhiều mô hình nuôi bò, cải tạo giống bò sinh sản ở địa phương, gìn giữ nguồn gen quý ở xã Nàn Ma, mở ra hướng phát triển mới, thích ứng với điều kiện hiện có. Trong đó, đáng quý nhất là bảo tồn gen bò to, chất lượng thịt tốt, lại phù hợp với điều kiện sống ở đây, đã và đang mang lại cho người chăn nuôi hiệu suất chăn thả cao, rất cần được nhân rộng. Còn ở vùng chè tuyệt hảo Chế Là, hợp phần đã hỗ trợ để người dân nâng cao giá trị sản phẩm chè sau chế biến, được người tiêu dùng đón nhận; có tác dụng “kích cầu” để sản xuất phát triển, giúp người nghèo vùng chè hướng xóa nghèo rõ rệt. Qua mô hình đầu tư, đến nay đã có rất nhiều hộ trong vùng đến tham quan, học hỏi cách làm để nhân rộng. Tại các hợp phần khác như: Tiểu hợp phần 2D (ii) tiếp cận thị trường để xây dựng chợ nông thôn cũng là điểm rất đáng ghi nhận. Có thể nói, đến nay Xín Mần là huyện đạt gần 100% số xã có chợ nông thôn, là nơi tập trung trao đổi hàng hóa. ở đó người dân, người nghèo tự tiếp cận, trao đổi, mua bán với nhau, kích thích sản xuất phát triển về mọi phương diện. Rất nhiều xã thuộc vùng sâu, xa từ chỗ chậm phát triển đến nay đã thoát cảnh hàng hóa ứ đọng. Bên cạnh đó là một loạt các công trình hạ tầng như: Cầu cống, đập nước, kênh mương, thủy điện, cầu treo... được dự án đầu tư cũng đã phát huy hiệu quả các công trình cầu treo km 20, cầu treo Quảng Nguyên, các công trình đập thủy nông Nàn Ma, đập tràn Quảng Nguyên, điện 0,4kv Suôi Thầu - Na Pan - Cốc Pài v.v... đã giúp đồng bào trong vùng có cuộc sống đổi thay. Đập thủy nông Nàn Ma hoạt động, tưới 25 ha đất ruộng, khai khẩn 15 ha đất hoang, đã giúp đồng bào Mông trong thôn vươn lên. Cầu treo Km 20 hoàn thành, giúp người dân Ngán Chiên, Trung Thịnh tiếp cận với bên ngoài nhanh hơn, gần hơn, hiểu biết hơn. Đồng thời còn tạo cho người dân, nhất là người nghèo, cùng dự án làm thành các công trình mang lại lợi ích chung cho cả cộng đồng.


Hy vọng, khi dự án kết thúc, cũng là lúc những người nghèo được dự án hỗ trợ, đầu tư sẽ thoát nghèo, vươn lên làm chủ sản xuất, làm chủ đời sống, bền chắc.


Nguyễn Mạnh Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phong Quang, những cánh đồng rền vang tiếng máy cày
HGĐT- Là xã thuần nông của huyện Vị Xuyên, nhưng có lợi thế nằm sát thị xã Hà Giang, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, nhờ tận dụng được lợi thế, những năm qua, bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội của Phong Quang không ngừng thay da đổi thịt, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Một trong những yếu tố tạo nên sự phát triển chính là việc đẩy mạnh áp dụng máy móc kỹ thuật vào sản xuất
31/10/2008
Chuyển biến trong phát triển chăn nuôi ở Pải Lủng
HGĐT- Đến thời điểm hiện nay, số lượng đàn gia súc, gia cầm ở Pải Lủng đã lên đến 12.245 con, trong đó chủ yếu là đàn bò, trâu, lợn, dê và ngựa… Đây là những loại gia súc được đông đảo nhân dân tập trung phát triển, vừa tận dụng được nguồn phân bón trong nông nghiệp, vừa trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao đang được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, đặc biệt là đàn
31/10/2008
Hoàng Su Phì 4 yếu tố làm nên vụ mùa bội thu
HGĐT- Với năng suất thu hoạch bình quân đạt trên 50 tạ/ha, sản lượng thóc vụ mùa đạt trên 17.000 tấn, tăng trên 1.300 tấn so với vụ mùa năm 2007. Đối với đậu tương, năng suất ước đạt trên 13 tạ/ha, cao hơn năm trước từ 1 - 1,2 tạ/ha. Sản lượng đậu tương hàng hóa đạt trên 3.000 tấn. Vụ mùa năm 2008, được đánh giá là vụ bội thu nhất trong sản xuất nông nghiệp của huyện nhiều
31/10/2008
Công ty TNHH Hùng Cường: Yếu tố con người là “chìa khóa” phát triển bền vững
HGĐT- Công ty TNHH Hùng Cường (Vị Xuyên) được thành lập cách đây gần 10 năm, với mục tiêu chủ yếu là kinh doanh thương mại tổng hợp, thu mua và chế biến chè xuất khẩu. Trong suốt quá trình phát triển, từ một nhà máy chế biến chè ban đầu, đến nay Công ty đã có tới 5 nhà máy chế biến chè đặt tại các vùng có lợi thế về nguyên liệu chè Shan tuyết tự nhiên và là vùng chè sạch bởi
29/10/2008