Hiện đại hóa ngành Ngân hàng No&PTNT

08:21, 18/11/2008

HGĐT- 2008 là năm quan trọng đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang trong lộ trình hiện đại hoá.


 
 Cán bộ làm công tác ngân quỹ Ngân hàng No-PTNT tỉnh luôn thực hiện tốt công tácthu đúng, thu đủ, an toàn ngân quỹ. 
                                                             Ả
nh: Hoàng Anh

Trước đây, các nghiệp vụ tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Giang được tiến hành trên nền hệ thống cũ, gồm nhiều ứng dụng đơn lẻ, được xây dựng trên nền tảng công nghệ thấp (cơ sở dữ liệu trên nềnFOXPRO). Với hệ thống giao dịch này, quá trình giao dịch với khách hàng diễn ra chậm, khách hàng phải trải qua nhiều khâu trung gian mới thực hiện xong một giao dịch. Khả năng bảo mật và toàn vẹn dữ liệu thấp, dữ liệu quản lý không tập trung, không kịp thời dẫn đến việc quản lý, điều hành kém hiệu quả, rủi ro cao. Trình độ của cán bộ ngân hàng không được nâng cao do chỉ thông thạo xử lý một hoặc hai trong số các nghiệp vụ ngân hàng.


Theo đúng lộ trình thực hiện Dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, từ đầu năm 2008, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Giang đã gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất và con người để chuyển đổi sang giao dịch trên nền IPCAS.. Đây là một hệ thống mở, có thể dễ dàng mở rộng và tích hợp với các hệ thống ứng dụng nghiệp vụ ngân hàng khác trong một hệ thống đồng nhất. IPCAS gồm các phân hệ có khả năng xử lý toàn bộ và cải tiến một số nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại và theo mô hình tập trung nên có khả năng xử lý đa tệ, duy trì kế toán đồ và duy trì dấu vết kiểm toán theo đúng các chuẩn và thông lệ quốc tế. Trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống giao dịch mới này, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Giang đã gặp phải không ít khó khăn như: Trình độ cán bộ tại chi nhánh không đồng đều, một số còn hạn chế nên khi tiếp nhận và vận hành hệ thống mới còn nhiều lúng túng, nhầm lẫn. Số lượng cán bộ tham gia quản lý và thực hiện dự án ít, cùng với việc phải đáp ứng yêu cầu về tiến độ nên thời gian làm quen với hệ thống mới có hạn điều này làm ảnh hưởng đến kỹ thuật vận hành hệ thống của giao dịch viên cũng như thời gian hoàn thành triển khai dự án. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng truyền thông tại chi nhánh còn nhiều hạn chế, tốc độ chậm, chất lượng đường truyền ảnh hưởng đến chất lượng công việc… Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo NHNo tỉnh, sự nỗ lực và nhất trí cao của tập thể cán bộ, công nhân viên trong toàn chi nhánh, việc triển khai IPCAS đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Ngay từ đầu năm, Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Giang đã tiến hành chuẩn hoá dữ liệu, cử cán bộ đi tập huấn ở Ngân hàng No&PTNT Việt Nam để về tập huấn lại cho cán bộ, công nhân viên trong toàn chi nhánh. Ngày 16.5.2008, tại hội sở Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Giang, Phòng giao dịch Yên Biên, Minh Khai chính thức chuyển sang giao dịch trên nền hệ thống IPCAS. Tính đến ngày 31/10/2008, toàn chi nhánh đã mở được 4 lớp tập huấn với 102 lượt cán bộ tham gia, đã hoàn thành việc triển khai thêm 6/12 chi nhánh loại 3 trực thuộc. Dự kiến đến hết năm 2008 sẽ hoàn thành việc triển khai ở tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn tỉnh.


Việc tiến hành dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng của chi nhánh mục đích trước hết là hướng tới mục tiêu phục vụ khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Kinh nghiệm triển khai tại các chi nhánh cho thấy, khách hàng của tất cả các chi nhánh trực thuộc NHNo tỉnh đã thực hiện giao dịch thông qua chương trình IPCAS đều cảm thấy hài lòng:


Thứ nhất: Thực hiện giao dịch thông qua chương trình IPCAS giúp tiết kiệm thời gian, giảm phiền hà cho khách hàng. Trước đây, khi làm thủ tục vay vốn tại ngân hàng, khách hàng sẽ phải trải qua nhiều khâu, từ làm hồ sơ vay vốn tại phòng tín dụng, làm thủ tục kế toán tại bộ phận kế toán, rồi mới được lấy vốn tại bộ phận kho quỹ, thì nay cũng nghiệp vụ đó, khách hàng chỉ việc thông qua một cán bộ tín dụng. Thời gian giao dịch với ngân hàng, trung bình giảm khoảng 30% so với trước đây ở tất cả các nghiệp vụ.


Thứ hai: Hệ thống IPCAS có thể tích hợp toàn bộ các ứng dụng nghiệp vụ ngân hàng trong một hệ thống đồng nhất nên nó có khả năng vừa cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của một ngân hàng thương mại truyền thống, vừa đưa ra các sản phẩm và dịch vụ mới của một ngân hàng thương mại hiện đại, từ đó cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ mới, tiện ích hơn. Đến nay, chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Giang đã triển khai thêm một số các sản phẩm, dịch vụ mới như: Kết nối hệ thống Bankness Smartlink, đa dạng các loại thẻ (thẻ ATM, thẻ VISA), dịch vụ SMS Banking, Vn Toppup, Mobile banking… Với các sản phẩm, dịch vụ này, khách hàng chỉ cần có một chiếc máy điện thoại di động là có thể thực hiện được một số giao dịch với ngân hàng như: Chuyển tiền, vắn tin tài khoản, nạp tiền vào tài khoản điện thoại đi động…


Thứ ba, IPCAS cho phép giao dịch 24h/ngày vì vậy cho phép khách hàng có thể thực hiện giao dịch thẻ với ngân hàng tại bất cứ thời điểm nào trong ngày, đồng thời khả năng giao dịch đa chi nhánh giúp khách hàng có thể gửi, rút tiền nhiều nơi, tiết kiệm thời gian, hạn chế rủi ro trong giao dịch. Mặt khác, nhờ triển khai IPCAS hiện nay NHNo tỉnh Hà Giang cũng đã lắp đặt 15 thiết bị chấp nhận thẻ ATM tại Hội sở NHNo tỉnh, tất cả các chi nhánh loại 3 trực thuộc, Phòng giao dịch Yên Biên, Minh Khai, Bắc Vị Xuyên, từ đó khách hàng vẫn có thể rút tiền bằng thẻ ATM tại bất cứ huyện nào trong tỉnh. Không chỉ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, IPCAS còn giúp việc quản lý và điều hành trở nên trôi chảy và kịp thời hơn, giúp hoạt động ngân hàng phù hợp với chuẩn và thông lệ quốc tế.


Trước hết, IPCAS phù hợp với lộ trình cải cách hành chính của Nhà nước ta, chuyển từ giao dịch nhiều cửa sang giao dịch một cửa. Theo đó, khách hàng chỉ cần giao dịch trực tiếp tại bất kỳ “một cửa” nào trong ngân hàng, cán bộ tiếp nhận thông tin sẽ trực tiếp giải quyết mọi vấn đề từ làm thủ tục cho vay, giải ngân, hạch toán… mà không phải đến nhiều cửa như trước đây, việc hướng dẫn các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng , quản lý khách hàng cũng được chuyên môn hoá.


Thứ hai: Trình độ cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ được nâng cao rõ rệt, trước đây khi sử dụng hệ thống cũ trên nền FOXPRO, mỗi cán bộ nghiệp vụ thường chỉ thông thạo xử lý một hoặc hai trong số các nghiệp vụ ngân hàng, khi áp dụng hệ thống IPCAS và mô hình giao dịch một cửa, mỗi cán bộ nghiệp vụ phải thông thạo tất cả các nghiệp vụ, giải quyết mọi công việc trong quá trình giao dịch với khách hàng. Giảm nhiều lao động thủ công và đánh giá được chất lượng công việc, nhờ khả năng kiểm tra đến từng bút toán của nhân viên nghiệp vụ.


Thứ ba: Hệ thống IPCAS được xây dựng theo mô hình quản lý tập trung, cho phép tập trung vốn và do vậy có thể kiểm soát và điều động vốn trong hệ thống ngân hàng một cách chủ động và hiệu quả, giảm thời gian trôi nổi của đồng tiền, tăng vòng quay vốn khả dụng .


Thứ tư: Dữ liệu được quản lý tập trung, với độ an toàn, đầy đủ và chính xác cao nên khả năng cung cấp thông tin theo yêu cầu một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác qua các chức năng vắn tin. Đồng thời hệ thống này đáp ứng được các yêu cầu xử lý bao gồm tất cả các modul nghiệp vụ ngân hàng cơ bản: Thông tin khách hàng, tiền gửi, sổ cái, tín dụng, tài trợ thương mại… và cung cấp dữ liệu đầu vào cho hệ thống thông tin báo cáo, đánh giá tức thời hiệu quả kinh doanh của chi nhánh vì vậy nó phục vụ một cách tốt nhất cho công tác quản trị, điều hành của ban lãnh đạo, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Với những tiện ích do thực hiện Dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) mang lại, tin tưởng rằng Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Giang sẽ vững bước trên con đường hội nhập, bà con nông dân và các khách hàng tiếp cận vốn tín dụng, các dịch vụ ngân hàng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn, giúp hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Giang trở thành kênh dẫn vốn quan trọng và có hiệu quả tại địa phương, cung cấp vốn phục vụ một cách tốt nhất cho các dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh tại tỉnh.


Nguyễn Ngọc Hải Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Hà Giang

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phong Quang, những cánh đồng rền vang tiếng máy cày
HGĐT- Là xã thuần nông của huyện Vị Xuyên, nhưng có lợi thế nằm sát thị xã Hà Giang, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, nhờ tận dụng được lợi thế, những năm qua, bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội của Phong Quang không ngừng thay da đổi thịt, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Một trong những yếu tố tạo nên sự phát triển chính là việc đẩy mạnh áp dụng máy móc kỹ thuật vào sản xuất
31/10/2008
Chuyển biến trong phát triển chăn nuôi ở Pải Lủng
HGĐT- Đến thời điểm hiện nay, số lượng đàn gia súc, gia cầm ở Pải Lủng đã lên đến 12.245 con, trong đó chủ yếu là đàn bò, trâu, lợn, dê và ngựa… Đây là những loại gia súc được đông đảo nhân dân tập trung phát triển, vừa tận dụng được nguồn phân bón trong nông nghiệp, vừa trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao đang được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, đặc biệt là đàn
31/10/2008
Hoàng Su Phì 4 yếu tố làm nên vụ mùa bội thu
HGĐT- Với năng suất thu hoạch bình quân đạt trên 50 tạ/ha, sản lượng thóc vụ mùa đạt trên 17.000 tấn, tăng trên 1.300 tấn so với vụ mùa năm 2007. Đối với đậu tương, năng suất ước đạt trên 13 tạ/ha, cao hơn năm trước từ 1 - 1,2 tạ/ha. Sản lượng đậu tương hàng hóa đạt trên 3.000 tấn. Vụ mùa năm 2008, được đánh giá là vụ bội thu nhất trong sản xuất nông nghiệp của huyện nhiều
31/10/2008
Phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp ở Bắc Mê
HGĐT- Kinh tế huyện Bắc Mê đã có sự khởi sắc, đặc biệt là lĩnh vực phát triển nông-lâm nghiệp trong nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện khoá VII (2005-2010).
29/10/2008