Sản xuất công nghiệp trên đà tăng trưởng

16:38, 24/10/2008

HGĐT- Vượt qua khó khăn của sự sút giảm kinh tế toàn cầu, sự lạm phát về giá, sự gia tăng đầu vào của vật tư xăng, dầu, nguyên liệu... nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn duy trì mức tăng trưởng đáng ghi nhận. Tính đến hết tháng 9, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt gần 617 tỷ đồng, tăng 42,66% so với cùng kỳ năm 2007.


Có 3 ngành sản xuất công nghiệp chủ đạo phát triển vượt ngưỡng kế hoạch đề ra là: Công nghiệp chế biến tăng 47,89% so với cùng kỳ 2007, đạt trên 444 tỷ đồng, bằng 87,66% kế hoạch năm. Ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng 47,89% so với cùng kỳ 2007, đạt trên 80 tỷ đồng, bằng 79,47% kế hoạch năm 2008 đề ra. Ngành phân phối điện, nước đạt gần 92 tỷ đồng, tăng 13,4% so với năm 2007. Đứng đầu các sản phẩm trong ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu là chè, đạt 4.836 tấn, tăng gần 13% so với cùng kỳ; chè Shan tuyết Hà Giang đã thực sự tạo được thương hiệu trong thị trường hội nhập của nền kinh tế toàn cầu. Các sản phẩm bột giấy và giấy bìa được sản xuất từ nguyên liệu rừng trở thành thế mạnh trong sản xuất lâm nghiệp, đang đi song hành sản xuất nông nghiệp trong các mô hình kinh tế phối hợp nông - lâm nghiệp hiện nay. Sản phẩm giấy, bột giấy làm ra trong 9 tháng đầu năm đạt 5.248 tấn, tăng 4,75 lần so với cùng kỳ 2007. Ngành chế biến lâm sản xuất khẩu tăng, tạo nên phong trào trồng rừng phục vụ nguyên liệu chế biến phát triển mạnh, rộng khắp; toàn tỉnh trồng mới trên 15.000 ha rừng sản xuất. Trong đó, vốn trồng rừng chủ yếu trong dân, do dân đầu tư là chính. Cũng qua 9 tháng, sản xuất xi-măng phục vụ xây dựng đạt trên 42.000 tấn, tăng 28% so cùng kỳ. Sản xuất gạch các loại đạt gần 44 triệu viên, tăng 16%, đáp ứng đủ yêu cầu xây lắp các công trình cùng hạ tầng cơ sở. Ngành công nghiệp lắp ráp ô-tô tăng 29,17%, đạt 983 chiếc. Tiếp đó là ngành công nghiệp điện năng, khai thác khoáng sản... đều đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch. Nhìn tổng quát, “bức tranh” sản xuất công nghiệp của tỉnh thời gian qua có mức tăng trưởng tốt, sản xuất ổn định và ít chịu ảnh hưởng do sự giảm sút của nền kinh tế khu vực, thế giới.


Kết quả trên cho thấy, chúng ta đã chủ động lường trước được sự khó khăn của nền kinh tế, dự trữ và dự báo được tình hình để có chuẩn bị cho đầu tư sản xuất; có chính sách đúng, đủ, thu hút được các nhà đầu tư, tạo được môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp; biết tận dụng và khai thác được nguồn lực có sẵn là tài nguyên, sức lao động. Cụ thể: Trong ngành công nghiệp chế biến đã tận dụng được nguyên liệu vùng chè, rừng hiện có. Chú trọng đầu tư chiều sâu để tạo ra các sản phẩm chế biến có giá trị cao, đem lại lợi nhuận cho ngành chế biến, ít chịu tác động của sự sụt giảm tiêu dùng thời kỳ lạm phát tăng trong thời gian qua. Bên cạnh đó, còn có sự tác động rất lớn của công tác quy hoạch các cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống... tạo việc làm mới, nghề mới, lối sản xuất mới, gắn với thị trường... Chúng ta đã chủ động sản xuất theo nhu cầu, không bị động trong lúc nền sản xuất, nhu cầu tiêu dùng bị xáo trộn trong giai đoạn lạm phát tăng. Tận dụng được lợi thế thủy năng, lợi thế đầu tư trong các dự án thủy điện hiện có và tận dụng được thời cơ khi nhu cầu sử dụng điện tăng, ngành thủy điện, phân phối điện của tỉnh đã gia tăng công suất, chủ động cấp điện, tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện tỉnh có trên 23 công trình thủy điện vừa và nhỏ đã được phê duyệt. Nhiều công trình đang bước vào “nước rút” để sớm phát điện và có trên 20 mỏ, điểm mỏ đã được cấp phép đầu tư khai thác. Ngoài ra, còn có gần 500 hộ tham gia thu mua, chế biến chè, 13 doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu chè; 4 cơ sở, doanh nghiệp chế biến bột giấy và giấy bìa, cùng hàng trăm cơ sở thu mua, chế biến lâm sản, ván bóc, đóng đồ gia dụng, tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có để thúc đẩy sản xuất công nghiệp địa phương. Giá trị thực tiễn trong phát triển công nghiệp ổn định, gia tăng và ít chịu ảnh hưởng của sự suy yếu kinh tế toàn cầu ở tỉnh ta thời gian qua, chính là sự tận dụng tốt nguồn lực hiện có. Có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tốt; dự báo được tình hình và đón lõng được nhu cầu thị trường.


Nguyễn Mạnh Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa ở xã Mậu Duệ
HGĐT- Xác định chăn nuôi là một trong những thế mạnh, có thể tận dụng được những lợi thế của địa phương, góp phần vào công cuộc XĐGN, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Mậu Duệ (Yên Minh) lần thứ XVII (2005 - 2010) xác định rõ chủ trương đẩy mạnh chăn nuôi hàng hoá, phát triển diện tích trồng cỏ. Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội, đến nay các mặt phát triển KT - XH đã có
24/10/2008
“Lấy ngắn nuôi dài”- cách làm hay trong phát triển nông nghiệp ở Yên Minh
HGĐT- Anh Ngô Xuân Hưng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Minh cho biết: Những năm gần đây, các cấp lãnh đạo huyện và Phòng đẩy mạnh chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng; từ những mô hình nhỏ lẻ, manh mún chuyển sang phát triển nông nghiệp theo thế mạnh và “lấy ngắn nuôi dài”, phá vỡ thế độc canh của những giống cây địa phương cho năng suất, sản lượng thấp trước đây.
24/10/2008
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất - nhập khẩu
HGĐT- Với mục tiêu: “Phấn đấu thực hiện vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; tập trung thực hiện cải cách hiện đại hóa, tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính”, ngay từ những ngày đầu năm nay, Cục Hải quan tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về hải quan.
23/10/2008
Hợp tác xã Vận tải Trần Phú: Điển hình trong phát triển kinh tế dịch vụ
HGĐT- Hợp tác xã Vận tải Trần Phú được xem như đơn vị đi tiên phong, hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực vận tải hành khách trên địa bàn thị xã Hà Giang, với ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là dịch vụ vận tải hành khách, sửa chữa ô tô và dịch vụ hỗ trợ tham quan du lịch trong, ngoài tỉnh.
22/10/2008