Nhiều mô hình sản xuất giỏi ở xã Yên Thành

09:50, 21/10/2008

HGĐT- Nắm trong tay 1,5 ha ruộng cấy 2 vụ/năm, sử dụng 3 ao thả cá, có những ao rộng tới cả ha, tuân thủ theo cách chăn nuôi khép kín từ ươm giống, đến nuôi cá thương phẩm, cộng với 4 ha rừng đã cho thu hoạch đã có người trả giá nhiều trăm triệu đồng, nhưng chưa bán.


Trong chuồng nuôi 4 con trâu, còn 4 con cho nuôi giẽ. Tư liệu sản xuất còn có máy xay xát, kết hợp nuôi lợn sinh sản, lợn thịt. Ngoài lúa, ngô, ruộng vườn quanh nhà còn trồng thêm lạc, đậu... đủ để nuôi 2 đứa con ăn học. Tuy thế nhưng anh vẫn chưa cho mình là người giàu có, thành đạt, mà mới chỉ dám nhận: Mình là người đang học hỏi làm ăn. Người chủ của số tài sản kể trên là anh Hoàng Văn Iểng, 42 tuổi, thôn Yên Lập, xã Yên Thành, huyện Quang Bình.


Tiếp tôi trong ngôi nhà kiên cố, khang trang núp dưới tán lá xanh của rừng quế, anh Iểng khiêm tốn: Tài sản sơ bộ mà gia đình anh có được nhờ vào sự tích luỹ của một quá trình tìm kiếm cơ hội làm nông. Anh cho biết: Làm nông nghiệp, tư liệu sản xuất tối thiếu nhất cần phải có, chính là đất đai. Có đất trong tay, biết suy nghĩ, học hỏi cách làm ăn, chắc chắn sẽ không nghèo. Toàn bộ ruộng, vườn, ao chuôm gia đình anh đang sở hữu nằm trong quá trình tích lũy liên tiếp. Sinh ra trên mảnh đất thuần nông, nằm trong vùng quê lúa, nhưng phần lớn người làm nông trong vùng lại có cuộc sống khó khăn. Nguyên nhân của sự khó thì nhiều, song nguyên nhân chính theo anh Iểng là cách làm ăn còn manh mún, nhỏ lẻ và đơn điệu. Bởi vậy phải từ cách làm ăn nhỏ, đi lên làm ăn lớn. Nhà nông, muốn làm lớn thì phải có vốn, có đất, có kiến thức...

Suy nghĩ vậy, sau nhiều năm làm ăn, tích cóp, gia đình anh đã có trong tay cả chục ha đất ruộng vườn, đồi, ao thả cá. Cộng với kiến thức học được, sự chịu thương, chịu khó, anh Iểng đã tạo nên cơ ngơi nhiều trăm triệu đồng ngày hôm nay. Anh cho biết: Muốn nuôi cá thì phải nuôi khép kín từ ươm giống để đảm bảo con giống sạch bệnh, đủ sức chống chịu, thích nghi với môi trường sống mới đem thả ra ao lớn. Làm ruộng cũng tìm mọi cách đổi, mua hoặc bán để “dồn” ruộng vào từng khu để tiện canh tác, chăm bón. Việc sử dụng giống lúa cấy cũng cần làm đồng bộ, quy vùng để không lai tạp, làm giảm năng suất khi trồng cấy. Lấy ngắn, nuôi dài là giải pháp áp dụng từ ruộng vườn, đến ao, chuồng chăn nuôi và trồng rừng qua các năm. Đến nay, toàn bộ quá trình nuôi, trồng, sản xuất của gia đình đã được khép kín, trên đồi là rừng, dưới ruộng là ao, trong chuồng là trâu và lợn, cộng với chiếc máy xay xát để kinh doanh, quay vòng vốn.


Khác với anh Iểng, anh Hoàng Ngọc Sinh lại được xem là người nuôi cá, nuôi lợn khá hoàn hảo. Anh Hoàng Văn Thuyến lại được biết đến với mô hình chăn bò, trâu sinh sản, kết hợp với trồng lạc cho thu nhập cao qua các năm. Bí quyết của các hộ chăn nuôi kết hợp trồng cấy là ở chỗ nắm bắt được thị trường. Có am hiểu về kỹ thuật nuôi, trồng và làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh triệt để cho đàn gia súc, đàn cá trong ao. Nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng và tận dụng được nguồn tài nguyên hiện có, cộng với công sức lao động miệt mài, mô hình trồng rừng kinh tế của anh Bùi Quang Tuyển được xem là cách làm ăn táo bạo và đi trước thời cuộc. Hiện anh có gần 10 ha rừng keo 3 năm tuổi đang phát triển tốt, đầy hứa hẹn. Trao đổi mới biết anh là người 2 bàn tay trắng, chỉ có suy nghĩ và đủ sức lao động. Bởi thế, anh đã chọn rừng làm nơi “đột phá” trong cách làm ăn hiện nay. Anh tuyển tính toán: 1 ha trồng rừng keo sau 6 năm đã cho thu hoạch. Chi phí đầu tư từ lúc trồng đến lúc thu cả tiền giống, tiền đầu tư, tiền thuê đất ngót 20 triệu đồng. Thu 1 ha keo trung bình, trồng mật độ 1.600 - 1.700 cây cho sản lượng khoảng 80-90 m3. Mỗi m3 gỗ keo hiện bán tại cửa rừng là 850 nghìn đồng, trừ chi phí thu lời 45-50 triệu đồng/ha. Đến bây giờ, phong trào trồng rừng, chuyển đổi trồng rừng trong dân đã lên thành “cao trào”. Chủ tịch UBND xã Yên Thành cho biết: Hiện trong xã đã xuất hiện rất nhiều mô hình làm ăn mới, đa dạng cách làm, cách đầu tư. Dự định thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền xã, các tổ chức đoàn thể sẽ tập trung cho đồng bào cả 8 thôn cùng tham quan học tập nhau để tìm cách làm phù hợp. Từng bước đề ra các biện pháp nhằm nhân rộng mô hình ra 8 thôn, bản để khuyến khích nhân dân làm ăn, thoát nghèo. Nhưng thiết nghĩ, cần thêm sự hỗ trợ trực tiếp của các cấp chính quyền mới mang lại kết quả cao.


Nhật Hồng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hoàn thành trồng mới 15 nghìn ha rừng nhờ cơ chế, chính sách và ý thức người dân
HGĐT- Lãnh đạo Chi cục Lâm nghiệp cho biết, Hà Giang được Chính phủ đánh giá cao trong việc thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng mới năm 2008 nằm trong Chương trình 5 triệu ha rừng của cả nước và Dự án đầu tư phát triển rừng ở 4 huyện vùng cao so với một số tỉnh trong khu vực.
29/09/2008
“Nhờ dự án, chúng tôi biết cách làm ăn mới...”
HGĐT- “Đến xã Niêm Sơn giờ có cá ăn rồi!…”. Đó là lời khẳng định của chị Lâm Thị Vy, Trưởng BQL Dự án DPPR xã Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc, khi đưa chúng tôi đến thăm 3 mô hình nuôi cá thịt của 3 hộ gia đình và 1 hộ thực hiện mô hình ao ươm cá giống tại thôn Nậm Chuầy. Cả 3 mô hình hiện đang phát triển rất tốt và có khả năng nhân rộng trên địa bàn xã…
26/09/2008
Quy hoạch phát triển công nghiệp - giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
HGĐT- Từ năm 2006-2010, tỉnh ta đặt phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 26,7%/năm; đến năm 2010, cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng chiếm 34% tổng GDP, giá trị công nghiệp 1.200 tỷ đồng. Để đạt được điều này, ngay từ năm 2006, tỉnh đã lập quy hoạch định hướng bước đi cụ thể.
26/09/2008
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng: Nâng cao thương hiệu, giữ vững uy tín
HGĐT- Được thành lập từ tháng 3.1993, đến nay Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Hà Giang đã có 15 năm xây dựng và trưởng thành. Từ năm 2006 trở về trước, Công ty hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước, đến tháng 3.2006, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa.
25/09/2008