Hiệu quả mô hình trồng cỏ VA06 ở Vần Chải

09:49, 21/10/2008

HGĐT- Vần Chải là một trong những xã nghèo của huyện Đồng Văn. Cuộc sống của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Nguyên nhân là xã có ít diện tích đất sản xuất nông nghiệp; trình độ sản xuất của người dân thấp nên năng suất cây trồng, vật nuôi không cao; điều kiện thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi…


Xác định rõ những khó khăn này, Dự án Phân cấp Giảm nghèo huyện Đồng Văn đã chọn Vần Chải là một trong những xã triển khai thực hiện các hoạt động. Từ khi thực hiện đến nay, người dân được hưởng lợi nhiều từ các chương trình hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các mô hình trình diễn và các lớp tập huấn kỹ thuật…Điều đó đã góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo trên vùng đất khó này. Một trong những mô hình nổi bật mà Dự án vừa triển khai thành công đó là mô hình trồng cỏ VA06.

      
     Các hộ tham gia mô hình trồng cỏ VA06 tại xã Vần Chải trong Hội nghị tổng kết mô hình.


Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên vào mùa đông, việc kiếm nguồn thức ăn cho gia súc là một trong những vấn đề bức xúc không chỉ ở Vần Chải mà còn ở tất cả các huyện vùng cao trong tỉnh. Từ nhiều năm trước, tỉnh ta đã triển khai chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu bò hàng hoá, đi cùng với đó là chủ trương chuyển đổi diện tích đất xấu sang trồng cỏ chăn nuôi. Hiệu quả của việc trồng cỏ tại các huyện vùng cao đã thấy rõ, từ khi triển khai chương trình người dân đã bớt khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thức ăn cho chăn nuôi, đảm bảo phát triển đàn trâu, bò hàng hoá với số lượng lớn. Giống cỏ được trồng đại trà là Goatêmala và cỏ Voi. Đây là hai giống cỏ phù hợp, cho năng suất cao. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, thử nghiệm các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao hơn luôn là vấn đề trọng tâm trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Do đó Dự án Phân cấp Giảm nghèo xã Vần Chải đã triển khai thực hiện mô hình trồng cỏ VA06.


Mô hình thực hiện trên diện tích 0,5 ha với 4 hộ dân ở thôn Sủng Khúa B tham gia thực hiện và có 13 hộ tham gia học tập. Mô hình thực hiện theo phương thức dự án và nhân dân cùng làm. Dự án đầu tư 100% giống, phân hoá học, hướng dẫn kỹ thuật. Người dân đóng góp đất, công lao động, phân chuồng. Sản phẩm thu được từ mô hình các hộ được hưởng 100%. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 10 triệu đồng. Kết quả qua 4 tháng triển khai ( từ 20.5- 27.9), mô hình đã thành công, cây cỏ VA06 sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tình trạng thiếu nước trên địa bàn. Trong quá trình sinh trưởng cho thấy: Cỏ VA06 phát triển nhanh, thời gian từ khi trồng đến khi cho thu hoạch khoảng 60 ngày và có thể thu hoạch đại trà, nhiều lứa; thân và lá xanh tốt, chiều cao trung bình 2,5 m, đường kính trung bình thân cây 2,5 cm, tỷ lệ đẻ 7 đến 9 nhánh/khóm, mỗi cây đạt từ 22 đến 24 lá. Năng suất bình quân đạt 31 tạ/ha. Ông Ly Mí Sùng, người dân trực tiếp tham gia thực hiện mô hình nói: “Gia đình tôi trước cũng đã trồng một số loại cỏ nên khi trồng thử nghiệm giống cỏ này tôi thấy cỏ VA06 tốt hơn các giống cỏ khác bởi năng suất cao, thu được nhiều lứa và điều quan trọng là lá cỏ mềm nên bò rất thích ăn”. Từ mô hình trồng cỏ VA06, không chỉ 4 hộ tham gia thực hiện trồng mà 13 hộ tham gia học tập cũng đã biết được đây là giống cỏ tốt và kỹ thuật trồng. Chính vì lẽ đó, trước khi tổng kết mô hình đã có 25/40 hộ trong thôn đăng ký với Dự án xin giống để trồng nhân rộng. Dự án xây dựng kế hoạch thu mua giống tại các hộ đã trồng để cấp cho các hộ trong thôn.


Thực hiện thành công mô hình cỏ VA06, Dự án Phân cấp Giảm nghèo Đồng Văn đã góp phần giúp huyện tìm ra giống cỏ mới, hiệu quả, năng suất hơn để thay thế các giống cỏ cũ đã dần thoái hoá, thúc đẩy chăn nuôi gia súc hàng hoá của huyện.


Tuyên Bình

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hoàn thành trồng mới 15 nghìn ha rừng nhờ cơ chế, chính sách và ý thức người dân
HGĐT- Lãnh đạo Chi cục Lâm nghiệp cho biết, Hà Giang được Chính phủ đánh giá cao trong việc thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng mới năm 2008 nằm trong Chương trình 5 triệu ha rừng của cả nước và Dự án đầu tư phát triển rừng ở 4 huyện vùng cao so với một số tỉnh trong khu vực.
29/09/2008
“Nhờ dự án, chúng tôi biết cách làm ăn mới...”
HGĐT- “Đến xã Niêm Sơn giờ có cá ăn rồi!…”. Đó là lời khẳng định của chị Lâm Thị Vy, Trưởng BQL Dự án DPPR xã Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc, khi đưa chúng tôi đến thăm 3 mô hình nuôi cá thịt của 3 hộ gia đình và 1 hộ thực hiện mô hình ao ươm cá giống tại thôn Nậm Chuầy. Cả 3 mô hình hiện đang phát triển rất tốt và có khả năng nhân rộng trên địa bàn xã…
26/09/2008
Quy hoạch phát triển công nghiệp - giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
HGĐT- Từ năm 2006-2010, tỉnh ta đặt phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 26,7%/năm; đến năm 2010, cơ cấu kinh tế công nghiệp - xây dựng chiếm 34% tổng GDP, giá trị công nghiệp 1.200 tỷ đồng. Để đạt được điều này, ngay từ năm 2006, tỉnh đã lập quy hoạch định hướng bước đi cụ thể.
26/09/2008
Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng: Nâng cao thương hiệu, giữ vững uy tín
HGĐT- Được thành lập từ tháng 3.1993, đến nay Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Hà Giang đã có 15 năm xây dựng và trưởng thành. Từ năm 2006 trở về trước, Công ty hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước, đến tháng 3.2006, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa.
25/09/2008