“Nhờ dự án, chúng tôi biết cách làm ăn mới...”

16:04, 26/09/2008

HGĐT- “Đến xã Niêm Sơn giờ có cá ăn rồi!…”. Đó là lời khẳng định của chị Lâm Thị Vy, Trưởng BQL Dự án DPPR xã Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc, khi đưa chúng tôi đến thăm 3 mô hình nuôi cá thịt của 3 hộ gia đình và 1 hộ thực hiện mô hình ao ươm cá giống tại thôn Nậm Chuầy. Cả 3 mô hình hiện đang phát triển rất tốt và có khả năng nhân rộng trên địa bàn xã…


 
 Mô hình cải tạo giống lợn ở thôn Cán Pảy Hở A, xã Lũng Phìn (Đồng Văn). Ảnh: CTV

Niêm Sơn là một trong những xã của huyện Mèo Vạc hội tụ đủ điều kiện về địa hình, nguồn nước cho việc phát triển mô hình nuôi cá thịt. Nơi đoàn chúng tôi đến thăm đầu tiên là hộ ông Lý Văn Quân, gia đình sau khi nghiệm thu mô hình có năng suất đạt 1,5 tạ cá/ao. Đây là hộ nuôi cá đạt năng suất cao nhất trong 3 hộ. Thực tế tại ao cá chúng tôi thấy: Cá nuôi trong ao phát triển rất đều, tuy rằng không to bằng cá ở vùng, miền xuôi nhưng theo lời ông Quân nói thì con cá nuôi theo mô hình lớn nhanh hơn so với trước đây bà con nuôi tự do. Trước khi chia tay gia đình, ông Quân nói với chúng tôi: “Nhờ dự án mà chúng tôi biết cách làm ăn mới trên những điều kiện sẵn có của địa phương…”. Hộ ông Lình Văn Bào sau khi nghiệm thu mô hình năng suất ao đạt 1,3 tạ, ông tâm sự: “Mừng lắm anh, chị ơi, thật khó tin cũng cái ao trước đây chỉ nuôi chơi, cả năm chỉ được vài bữa cá, có năm bị chết hết chẳng còn con nào mà ăn. Bây giờ, có giống cá tốt, lại biết cách chăm sóc nên cá lớn nhanh lắm, giờ vừa được ăn, vừa được bán nên gia đình có thêm nguồn thu đáng kể từ việc bán cá đấy. Có vốn rồi, nhà mình lại tiếp tục đầu tư mua cá giống nuôi tiếp, không thả cá nuôi tiếp thì phí đi những kiến thức về cách chăn, thả, phòng, chống bệnh cho cá mà cán bộ Dự án đã tập huấn cho mình”.


Được biết, để có kết quả khả quan về mô hình nuôi cá thịt tại xã Niêm Sơn, các cán bộ Dự án DPPR huyện đã thường xuyên làm công tác tuyên truyền, vận động kết hợp với tập huấn cho bà con về phương pháp nuôi cá thịt từ việc lựa chọn con giống, đến cách thức cho ăn và phương pháp phòng, chống bệnh cho cá nên khi triển khai thực hiện mô hình nhìn chung cá giống phát triển rất tốt, ít bệnh tật. Qua đó, đã tạo nên sự tin tưởng cách thức nuôi cá mới mà cán bộ Dự án truyền đạt, đồng thời cũng tạo nên một phong trào nuôi cá trên địa bàn toàn thôn…


Chia tay các hộ gia đình thực hiện mô hình nuôi cá thịt tại thôn Nậm Chuầy, trên đường về huyện, chị Vy tâm sự: “Sau khi nghiệm thu mô hình, kết quả thành công mỹ mãn, tạo được nguồn thu nhập kha khá cho người dân nên không chỉ những hộ trực tiếp tham gia mô hình mà tất cả bà con đều rất mừng với cách chăn nuôi cá theo đúng cách mô hình đã triển khai và rất nhiều hộ gia đình học tập, tự bỏ vốn mua cá giống về nuôi. Đây có thể sẽ là một hướng phát triển kinh tế mới cho bà con tự thoát nghèo một cách bền vững…


Phi Anh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng: Nâng cao thương hiệu, giữ vững uy tín
HGĐT- Được thành lập từ tháng 3.1993, đến nay Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Hà Giang đã có 15 năm xây dựng và trưởng thành. Từ năm 2006 trở về trước, Công ty hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước, đến tháng 3.2006, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa.
25/09/2008
Thoát nghèo bền vững - thực trạng và giải pháp
HGĐT- Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - TBXH, tỉnh ta có 6 huyện vùng cao nằm trong số 61 huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất nước (trên 50%) là: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần, với 66.437 hộ; trong đó có 64.419 hộ, bằng 343.147 khẩu, chiếm 97,64% là người dân tộc thiểu số, hiện đang sinh sống ở 94 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, đã được Chính
25/09/2008
Sơn Vĩ phát triển mạnh cây đậu tương
HGĐT- Về xã biên giới Sơn Vĩ (Mèo Vạc), điều chúng tôi cảm nhận đầu tiên đó là tinh thần chỉ đạo khẩn trương, nghiêm túc của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể của xã đối với công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa theo mục tiêu Nghị quyết XVI Đảng bộ huyện Mèo Vạc đã đề ra là “Thực hiện 7 chương trình phát triển KT-XH trọng tâm, XĐGN một cách bền
22/09/2008
Cây “mũi nhọn” ở Hoàng Su Phì
HGĐT- Hoàng Su Phì có 24 xã, 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 63.257 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 21,08%, bằng 13.333,97 ha. Nằm ở phía Tây của tỉnh, trên địa hình núi đất, dốc, chia cắt phức tạp; từ lâu, Hoàng Su Phì nổi tiếng về sản phẩm chè Shan tuyết, đậu tương, đậu phụ rất đặc trưng.
22/09/2008