Cây “mũi nhọn” ở Hoàng Su Phì

16:51, 22/09/2008

HGĐT- Hoàng Su Phì có 24 xã, 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 63.257 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 21,08%, bằng 13.333,97 ha. Nằm ở phía Tây của tỉnh, trên địa hình núi đất, dốc, chia cắt phức tạp; từ lâu, Hoàng Su Phì nổi tiếng về sản phẩm chè Shan tuyết, đậu tương, đậu phụ rất đặc trưng.


 

 Thu hái chè trên đỉnh Chiêu Lầu Thi, xã Hồ Thầu (Hoàng Su Phì).


Chính sự riêng biệt đó đã tạo cho huyện phát triển kinh tế dựa vàothế mạnh riêng về chè, đậu tương. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2005 - 2010) xác định: “Phát triển và đầu tư cho cây chè, thảo quả trở thành cây “mũi nhọn” để xóa đói, giảm nghèo và từng bước đưa Hoàng Su Phì thoát khỏi huyện khó khăn”. Kiên trì mục tiêu này, Hoàng Su Phì vừa phát huy truyền thống của đồng bào địa phương về kinh nghiệm, kết hợp với cách tiếp cận tư duy kinh tế mới về thị trường, áp dụng các biện pháp thâm canh, giải pháp KHKT, từng bước tạo ra chuyển biến trong cách làm. Hội nghị Đảng bộ huyện giữa nhiệm kỳ vừa đây đánh giá: Sau hơn 2 năm thực hiện, Hoàng Su Phì đã có 3.247,5 ha chè. Diện tích chè cho thu hoạch 2.636,2 ha; sản lượng chè búp tươi 6.854 tấn, đạt 63,46% sản lượng chè búp tươi đề ra vào năm 2010, trên 70% kế hoạch mục tiêu Đại hội XVIII Đảng bộ huyện đề ra. Qua đánh giá, huyện có 1/2 số xã trở thành vùng chè Shan tuyết trọng điểm, dần nổi trội, thoát nghèo sớm nhờ cây chè nằm ở các xã phía Nam. Những vùng chè nổi tiếng là: Nậm Ty, Thông Nguyên, Hồ Thầu, Túng Sán... Các sản phẩm chè sau chế biến tại các khu vực trên đã đi vào thị hiếu người tiêu dùng cả nước; nhờ sử dụng các giải pháp hỗ trợ trồng mới bằng phương pháp giâm bầu;thâm canh theo hướng bền vững trên nền đất dốc (mô hình kỹ thuật Salt1, Salt2, Salt3); đầu tư chế biến thông qua các nguồn vốn để đổi mới công nghệ sản xuất chè chất lượng cao; xúc tiến đăng ký nhãn hiệu xuất xứ hàng hóa chè Shan tuyết hữu cơ, chè Shan tuyết thiên nhiên..., đưa các sản phẩm chè Túng Sán, Phìn Hồ... dần hội nhập sâu, rộng vào thị trường trong nước, Quốc tế


Năm 2007, qua điều tra, thu nhập từ chè trên 25 tỷ đồng, chiếm 45-50% số thu gia đình ở các xã phía Nam. Hiện nay, huyện đang có nhiều chính sách, giải pháp, nhằm quảng bá và xúc tiến thương mại, nhằm đưa các sản phẩm chè Shan tuyết ra thế giới. Phấn đấu mỗi năm trồng mới từ 200-300 ha chè giâm bầu, đi đôi với cải tạo chè già, đẩy mạnh thâm canh, đưa diện tích chè toàn huyện lên 4.000 ha vào năm 2010, để đạt 10.000 tấn chè búp tươi phục vụ chế biến, xuất khẩu. Như trên đã trình bày, Hoàng Su Phì có 1/2 số xã có thế mạnh cây chè, còn lại 14 xã phía Bắc và vùng giáp biên lại có thế mạnh về cây đậu tương. Sản phẩm đậu tương Hoàng Su Phì nổi tiếng bởi: Vỏ mỏng, bột, đạm nhiều và hương vị rất béo, thơm sau chế biến; được nhiều cơ sở thu mua làm sữa đậu nành, váng đậu phụ... Người dân phía Bắc vốn có truyền thống, kinh nghiệm trong trồng, thâm canh đậu tương. Thế mạnh đó được các cấp chính quyền chỉ đạo nhất quán trong phát triển cây hàng hóa ở Hoàng Su Phì trong các năm qua. Đến giữa năm nay, diện tích đậu tương của huyện đã là 3.791 ha, đạt 75,8% mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đề ra. Nếu năm 2000, diện tích đậu tương toàn huyện chỉ 1.737,8 ha, thì năm 2007 đã tăng lên 3.791 ha. Năng suất 1 ha năm 2000 là 10,46 tạ; đến năm 2007, đã đạt bình quân 12,41 tạ/ha.Từ giải pháp kế thừa một phần giống đâụ địa phương để thay đổi giống mới có giá trị tốt, năng suất cao qua các năm, thiết lập lối làm ăn mới; trong đó, người nông dân là chủ thể, được trang bị kiến thức chuyển đổi ngay, trước, trong và sau khi trồng, hoặc bắt đầu vào vụ trồng cấy, các chủng loại giống được hỗ trợ chuyển đổi thay thế giống cũ bằng giống mới (DT96, DT84, DT09; DT12); đến năm 2007, diện tích đậu tương của huyện đã chiếm 90% diện tích trồng. Các nhà nông chuyển dần đất 1 vụ, đất trồng khác sang trồng đậu tương được hỗ trợ giống, phân bón, được chuyển giao KHKT ngay tại thôn bản. Đầu tư hợp lý, chuyển giao kỹ thuật tốt, chỉ đạo sát cơ sở, bám dân... đã tạo hiệu quả chuyển đổi diện tích, làm nên cuộc cách mạng “cây đậu tương”- cây trồng ngắn ngày, hiệu quả ở Hoàng Su Phì. Theo điều tra kết quả về thu nhập từ cây đậu tương đối với hộ nông dân năm 2007 (chưa trượt giá) đã chiếm 17,9% trong tổng thu kinh tế hộ. Một số vùng, xã làm tốt kết quả cho thu nhập chiếm tới 20%. Mỗi năm thu bình quân từ đậu tương của các xã phía Bắc huyện đạt 5,5 - 5,7 tỷ đồng. Quan trọng hơn là làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, cây trồng của đại đa số nông hộ; làm tăng thu nhập, xóa nghèo tại chỗ bằng chính nội lực sức lao động, đất đai, đưa người sản xuất trực tiếp tiếp cận thị trường sản xuất hàng hóa; từng bước vực dậy 2 cây lợi thế vùng miền, gắn với truyền thống, biến thành thế mạnh xóa đói, giảm nghèo. Đến giữa nhiệm kỳ 2005-2010, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm từ 70,59% xuống còn 42,5%; phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ này chỉ còn 30%.


Nguyễn Mạnh Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khẳng định “thương hiệu” hàng đầu trong lĩnh vực phát triển viễn thông-CNTT
(HGĐT)- Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn BC-VT Việt Nam, có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành viễn thông-công nghệ thông tin (CNTT), thời gian qua, được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Tập đoàn BC-VT Việt Nam, cùng với sự nỗ lực cố gắng, chủ động, sáng tạo của mỗi cán bộ, đảng viên, CCVC trong toàn ngành,
27/08/2008
Xăng giảm thêm 1.000 đồng/lít
Từ 10h sáng nay 27/8, liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định từ giảm giá xăng A92 và giá dầu hỏa thêm 1.000 đồng/lít. Như vậy giá xăng A92 còn 17.000 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 18.000 đồng/lít.
27/08/2008
Sơn Vĩ phát triển mạnh cây đậu tương
HGĐT- Về xã biên giới Sơn Vĩ (Mèo Vạc), điều chúng tôi cảm nhận đầu tiên đó là tinh thần chỉ đạo khẩn trương, nghiêm túc của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể của xã đối với công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa theo mục tiêu Nghị quyết XVI Đảng bộ huyện Mèo Vạc đã đề ra là “Thực hiện 7 chương trình phát triển KT-XH trọng tâm, XĐGN một cách bền
22/09/2008
Quản Bạ khẩn trương thu hoạch lúa mùa
HGĐT- Vụ mùa năm nay, huyện Quản Bạ gieo cấy gần 1.100 ha lúa, với cơ cấu giống chủ yếu là lúa lai: San ưu 63, Nhị ưu 838, Quy ưu 1, Hương thơm và các giống thuần địa phương khác. Đặc biệt, năm nay huyện đã chú trọng gieo cấy lúa chất lượng cao, đạt gần 400 ha.
22/09/2008