Người dân Vĩnh Tuy hiến đất, cây, ngày công và kinh phí mở đường

16:46, 13/08/2008

(HGĐT)- Người dân tự nguyện hiến gần 10.000m2 cùng hoa màu trên đất; chủ động góp ngày công và kinh phí để nâng cấp, mở rộng các tuyến đường liên thôn (tổng chiều dài 5 km), rộng từ 3m lên 5m, là kết quả của một phong trào do Đảng bộ thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang) phát động. Hiện tại, người dân nơI đây tiếp tục có nguyện vọng nâng cấp, mở rộng hoàn chỉnh những tuyến đường liên thôn và mong được hỗ trợ theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.


 
 Lãnh đạo thị trấn Vĩnh Tuy và người dân thôn Phố Mới liệt kê danh sách 25 hộ trong thôn hiến đất.

Chỉ sau 4 tháng, kể từ khi Đảng bộ thị trấn Vĩnh Tuy phát động ngày lao động Cộng sản, cán bộ công chức và nhân dân thị trấn đóng góp công sức hoàn thành nâng cấp tuyến đường liên thôn Tân Thành - Tự Lập từ 3m lên 5m. Cách làm này được đông đảo người dân ủng hộ, phong trào giờ đã lan rộng toàn thị trấn. Đến thời điểm này, nhân dân thị trấn Vĩnh Tuy đã hiến đất, cây, ngày công và kinh phí nâng cấp các tuyến đường liên thôn có tổng chiều dài 5 km. Trong đó có hàng km đường liên thôn được nâng cấp, mở rộng và bê-tông hóa theo cấp đường giao thông nông thôn (GTNT) loại B, còn lại là những tuyến nền đường chiều rộng từ 3m được bà con thống nhất mở rộng lên 5m.


Thăm nhà anh Tạ Văn Lập và Chị Phạm Thị Thắm ở thôn Ngòi Cò, được biết: Nhà anh chị có gần 1.000m2 đất vườn chè cho thu hoạch ổn định từ nhiều năm nay. ở thôn ai cũng biết từ vườn chè này, với công chăm sóc của anh chị bình quân mỗi năm cho thu hoạch 8 tháng, mỗi tháng thu hoạch 3 lứa và mỗi lứa thu hái được 50 kg chè búp tươi. Biết thôn có chủ trương mở rộng nền đường từ 3m lên 5m, do diện tích đất vườn chè và hàng rào cây cối của gia đình anh chị có chiều dài bám trục đường dài khoảng 250m, diện tích mở rộng nền đường nằm hết trong phạm vi đất của gia đình, anh chị đã bàn bạc và thống nhất quyết tâm hiến toàn bộ diện tích nền đường mở rộng nằm trong diện tích đất vườn của gia đình. Theo tính toán của lãnh đạo thị trấn Vĩnh Tuy, không kể số cây keo, nhãn được anh chị trồng làm hàng rào, chỉ tính với gần 500m2 đất vườn chè được anh chị hiến để làm đường thì thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình anh chị Lập - Hải đã giảm mất một nửa. Thời điểm này là mùa thu hoạch chè, giá chè búp tươi được thu mua 2.700 đồng/kg, thì số tiền mỗi tháng của gia đình anh chị Lập - Hải giảm mất trên 202.000 đồng. Anh Lập tâm sự: “Đang làm ăn bình thường, để có con đường rộng mà thu nhập bình quân của gia đình giảm một nửa, thì chắc ai cũng phải băn khoăn. Nhưng vợ chồng chúng tôi sau khi cùng tham dự buổi họp của thôn, có sự tham dự của lãnh đạo thị trấn đã giác ngộ: Muốn phát triển kinh tế thì giao thông là yếu tố nền tảng, hiện con đường của thôn nhỏ hẹp thì phải được mọi người đồng tâm, đồng lòng mở rộng để các phương tiện vận tải mới có điều kiện vào thôn mua bán, trao đổi hàng hóa. Quá trình mở rộng nền đường tuy gia đình mình mất nhiều đất, nhưng ở trong thôn và trong thị trấn cũng có nhiều hộ hiến đất, hiến cây cối hoa màu, mọi người làm được tại sao mình lại không? Nếu gia đình mình không hiến đất, thì tuyến đường sẽ bị ách tắc, sẽ làm chậm quá trình phát triển của thôn, được sự động viên của mọi người và gia đình tự động viên nhau, nên chúng tôi đã quyết tâm hiến tới 1/2 diện tích đất vườn chè mà gia đình có”.


Tiếp xúc với bác Bùi Hồng Kỳ ở xóm Mới, thôn Phố Mới và anh Bùi Thế Nghĩa, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng thôn Phố Mới, là hai nhân tố điển hình trong phong trào vận động nhân dân hiến đất, hoa màu và kinh phí để nâng cấp 2 tuyến đường trong thôn là Lò Vôi dài 800m và xóm Mới dài 1,5 km; chúng tôi được biết: Để có tuyến đường của xóm Mới, đã có 25 hộ tham gia hiến đất cùng hoa màu, trong đó có gia đình anh Trần Văn Triển hiến 400m đất vườn bám mặt đường. Bác Kỳ tâm sự: “Mở rộng được tuyến đường này là mơ ước từ lâu của nhân dân trong thôn Phố Mới, nhưng trước kia do chưa biết cách tổ chức phát động phong trào và chưa có ai đứng ra chủ trì nên mơ ước chỉ là mơ ước. Khi Đảng bộ xã phát động phong trào lao động Cộng sản tại các thôn Tân Thành, Tự Lập bà con trong thị trấn cùng tham gia, được trực tiếp thấy cảnh nhân dân hai thôn tự nguyện chặt phá hàng rào, cây cối, có những hộ chặt cả hàng rào được trồng toàn nhãn đang cho thu hoạch để hiến cho thôn, chúng tôi ai cũng có chung suy nghĩ, sao người dân thôn khác làm được mà thôn mình lại không?. Khi Đảng bộ và chính quyền thị trấn có chương trình đã được đông đảo bà con nhân dân đồng tình ủng hộ. Vì tư tưởng đã thông, nên trong quá trình giải phóng mặt bằng để mở rộng nền đường các hộ có đất bám dọc trục đường, không ai đo đếm tỷ mỉ mà hầu hết để thôn quyết định lấy đất mở đường đến đâu thì chặt cây cối đến đó, công việc của thôn được triển khai rất thuận lợi”. Anh Bùi Thế Nghĩa bổ sung: “Có được kết quả như hiện nay là do thị trấn đã xây dựng được phong trào phát huy nội lực trong dân một cách sâu rộng, ở thôn chúng tôi khi bàn đến vấn đề này ai cũng đồng tình. Khi đã thành phong trào, khí thế được đẩy lên cao, nếu các anh được chứng kiến các hộ dọc tuyến đường cùng một thời điểm, nhà này chặt cây mít có đường kính một người ôm, nhà kia chặt hạ cả hàng rào xoan, nhãn, nhà khác đốn hạ cả mấy dãy chè đang cho thu hoạch, mới thấy hết tính tự giác và sự đồng thuận trong dân. Khi đã gây dựng được phong trào từ trong ý thức mỗi hộ dân, lãnh đạo thôn thống nhất cùng lãnh đạo thị trấn chuyển sang đóng góp bằng kinh phí thuê xe san ủi để đạt hiệu quả và chất lượng tuyến đường cao hơn. Bà con hưởng ứng, thống nhất mỗi hộ góp 1 triệu đồng, nên tuyến đường dài 1,5 km vào xóm Mới được thi công rất nhanh, gọn”.


Đồng chí Trần Minh Thơ, Bí thư Đảng ủy thị trấn Vĩnh Tuy khẳng định: Từ khi Đảng bộ thị trấn triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tới cán bộ, đảng viên và bà con nhân dân các thôn gắn với điều kiện cụ thể của địa phương, đã tạo động lực mớ trong bà con, đi đầu là đội ngũ cán bộ, đảng viên. Vì vậy, khi Đảng bộ thị trấn tổ chức ngày lao động Cộng, đã nhận được sự tham gia sôi nổi của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ngay sau khi phát động phong trào, Ban lãnh đạo thị trấn nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tại thị trấn và các Ban quản lý tại các thôn, trực tiếp phân công từng cá nhân trong Ban lãnh đạo thị trấn phụ trách các thôn trọng điểm, họp bàn với bà con cách triển khai công việc cụ thể, từ đó mọi vướng mắc phát sinh được nắm bắt và giải toả kịp thời. Đó là cơ sở để Vĩnh Tuy tạo được phong trào và thành công”.


Đức Dũng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngân hàng ĐT&PT huyện Bắc Quang khai trương dịch vụ ngân hàng điện tử
(HGĐT)- Ngày 28.7, Phòng Giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (ĐT&PT)huyện Bắc Quang, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Giang, tổ chức Lễ khai trương và cắt băng khánh thành dịch vụ ngân hàng điện tử (máy rút tiền tự động ATM).
30/07/2008
Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra ước khoảng 35,2 tỷ đồng
(HGĐT)- BCĐ Phòng chống lụt bão tỉnh cho biết: Từ đầu mùa mưa đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều đợt mưa lớn, lũ, lốc làm 12 người chết, 14 người bị thương.
30/07/2008
Công ty Cổ phần Vật tư nông - lâm nghiệp: Khắc phục khó khăn, kinh doanh có hiệu quả
(HGĐT)- Công ty Cổ phần vật tư nông, lâm nghiệp (NLN) được chính thức chuyển đổi sang cổ phần hoá từ năm 2006. Trong thời gian đầu công tygặp phải những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp, nhưng các cổ đông đã đoàn kết, tìm giải pháp khắc phục, giúp công ty vượt qua khó khăn và ngày một kinh doanh có hiệu quả.
30/07/2008
Phát triển làng nghề thủ công truyền thống
(HGĐT)- Đi song hành cùng Nghị quyết T.Ư 5 (khóa 8) của Đảng trong chiến lược: Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam đậm tính dân tộc, trong đó có việc khắp nơi trong cả nước cùng khôi phục lại các làng nghề, ngành nghề truyền thống. Việc khôi phục, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các nét tinh hoa văn hóa dân tộc còn mang ý nghĩa “sống còn” trong quá trình phát triển
30/07/2008