Khu tái định cư KCN Bình Vàng sẽ tốt hơn nhiều so với nơi bà con ở cũ

17:55, 20/08/2008

(HGĐT)- Mỗi hộ dân nằm trong diện phải di dời giải phóng mặt bằngkhu công nghiệp (KCN) Bình Vàng sẽ có quyền lựa chọn cho gia đình một trong nhiều phương án tái định cư tối ưu. Vì hiện nay, để triển khai giải phóng mặt bằng KCN Bình Vàng, tỉnh và huyện đang khẩn trương xúc tiến, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng khu tái định cư để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện và đồng bộ.


Các hộ dân trong diện phải di dời sẽ có khu tái định cư tốt hơn nơi ở cũ, đó là lời khẳng định của lãnh đạo BQL khu - cụm Công nghiệp tỉnh và lãnh đạo UBND huyện Vị Xuyên với phóng viên Báo Hà Giang khi tìm hiểu về vấn đề này. Đồng chí Nguyễn Hữu Trí, Phó BQL các khu - cụm Công nghiệp tỉnh, cho biết: Ngày 12.3.2008 Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định phê duyệt phương án tổng thểvề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi về xây dựng KCN Bình Vàng giai đoạn Itại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên. Phương án nêu rõ, tổng số diện tích đất dự kiến thu hồi để thực hiện dự án giai đoạn I là 1.690.071 m2, được chia thành hai khu bao gồm, diện tích khu đất thu hồi xây dựng KCN Bình Vàng là 1.431.095 m2, diện tích đất thu hồi khu tái định cư là 258.975,3 m2. Với số diện tích đất phải thu hồi nêu trên, trong đó có 305.198.4 m2 đất thổ cư, 329.916.3 m2 đất trồng lúa còn lại là các loại đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất rừng sản xuất và đất công cộng. Cũng theo phương án tổng thể, trong quá trình giải phóng mặt bằng KCN Bình Vàng và khu tái định cư giai đoạn I ảnh hưởng tới 227 hộ với 438 nhân khẩu có diện tích đất phải giải tỏa, trong đó số hộ phải tái định cư là 102 hộ. Hiện tại BQL các khu - cụm công nghiệp tỉnh đang triển khai thi công dự án đường nối Quốc lộ 2 vào KCN Bình Vàng, trong đó cầu Bình Vàng đã được nhà thầu thi công xong trụ T1 và mố M1, hiện đang thi công đúc dầm cầu; dự án đường từ đầu cầu km 21 Vị Xuyên đến KCN Bình Vàng cũng đã được BQL và nhà thầu thi công 15/18 cống và 1 cầu, khi các công trình trên được thi công hoàn chỉnh cơ bản sẽ là cơ sở tiền đề cho việc thu hút các nhà đầu tư vào KCN đã được giải toả giải phóng mặt bằng (theo hình thức giải toả trắng), đầu tư xây dựng một nhà máy luyện thép có công suất 300.000 đến 500.000 tấn /năm; môt nhà máy Fe bro mangan có công suất từ 5.000 đến 10.000 tấn /năm; nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng cùng nhiều nhà máy khác. Theo dự kiến, khi KCN được lấp đầy sẽ thu hút khoảng 5.000 đến 6.000 lao động có tay nghề vào KCN làm việc. Chính vì thế, một trong những vấn đề được bà con nhân dân diện bị ảnh hưởng do giải toả giải phóng mặt bằng KCN Bình Vàng quan tâm hàng đầu, ngoài vấn đề mức giá đất đền bù, sẽ là khu tái định cư với các công trình cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi có tốt hơn so với nơi ở cũ của bà con hay không. Được biết, ngoài các công trình hạ tầng cơ sở ban đầu như điện, nước sinh hoạt và đường giao thông, thì khu tái định cư và dịch vụ phụ trợ sẽ được bố trí cho các hộ dân thuộc diện di dời giải tỏa, các nhà máy trong KCN Bình Vàng xây dựng khu nhà ở công nhân cùng các nhà dân, cũng như sẽ bố trí đủ mặt bằng cho các công trình dịch vụ vệ tinh, với dự kiến dân số cư trú trong khu tái định cư sẽ đạt con số trên 10.000 người.


Viễn cảnh trong tương lai của KCN Bình Vàng cũng như tại khu tái định cư của KCN đầy sự hấp dẫn, nhưng để viễn cảnh đó nhanh chóng trở thành hiện thực, thì một trong những trọng trách của các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện Vị Xuyên là phải làm sao triển khai thật nhanh chóng việc giải phóng mặt bằng cũng như đầu tư cơ bản cơ sở hạ tầng thiết yếu tại khu tái định cư, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ trong diện phải di dời có địa điểm tập kết tái định cư theo nguyện vọng và phải làm sao thực hiện đạt mục tiêu nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ. Đồng chí Lương Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên, tâm sự: Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển KT-XH, các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng khá nhiều công trình xây dựng cơ bản. Nhưng riêng với công tác tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng KCN Bình Vàng, một công trình được tỉnh khẳng định là công trình có tính đặc thù riêng biệt, thì một trong những vấn đề được huyện quan tâm hàng đầu và quyết tâm phối hợp cùng các ngành chức năng của tỉnh triển khai tập trung thực hiện thật tốt đó là làm sao triển khai xây dựng thật nhanh và thật đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng tại các khu tái định cư của KCN Bình Vàng đã được xây dựng trong quy hoạch tổng thể. Vì đây chính là yếu tố nền tảng tạo điều kiện thúc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng KCN Bình Vàng và có thể bàn giao mặt bằng của KCN theo hướng bàn giao mặt bằng đã giải phóng trắng. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, Hội đồng Đền bù - Giải phóng mặt bằng của huyện đã tích cực sâu sát cơ sở tuyên truyền, vận động bà con nhân dân trong vùng quy hoạch KCN Bình Vàng và khu tái định cư KCN Bình Vàng nắm bắt và hiểu rõ chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh và hướng triển khai của huyện về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư của tỉnh và huyện. Huyện cũng đã triển khai phát phiếu thăm dò nhu cầu tái định cư cho những hộ bị ảnh hưởng phải di dời giải phóng mặt bằng KCN Bình Vàng, đồng thời vừa triển khai thực hiện vừa tuyên truyền sâu rộng tới bà con nhân dân các thôn Làng Khẻn, Đức Thành,Làng Trần, Bình Vàng, Thôn Mới những giải pháp đáp ứng nhu cầu di dời tái định cư theo nguyện vọng chính đáng của bà con nhân dân. Trong công tác tái định canh, huyện sẽ khảo sát những khu vực có khả năng tưới tiêu, có diện tích đất đai đảm bảo để bà con khai hoang ruộng, trồng cỏ, trồng chè, trồng hoa màu đảm bảo đáp ứng bình quân mỗi hộ trong diện di dời giải toả đến khu tái định cư có từ 2.000 đến 3.000 m2 đất lúa nước, hoặc có từ3.000 đến 5.000 m2 đất nương ruộng bậc thang, hoặc có từ 0,5 ha chè trở lên... Về tái định cư, huyện phấn đấu ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng để khu tái định cư đảm bảo có điện, nước sinh hoạt cũng như hệ thống đường giao thông thuận tiện trước khi tiếp nhận dân cư, thì mỗi hộ trong diện di dời giải phóng mặt bằng tới điểm tái định cư sẽ có từ 300 đến 500 m2/hộ đất ở đối với các hộ sản xuất nông nghiệp và 100 đến 150 m2/hộ đối với những hộ kinh doanh dịch vụ. Huyện cũng sẽ có cơ chế chính sách hỗ trợ đền bù đất, khai hoang, giống cây con, vật tư phân bón, lương thực và thuốc chữa bệnh cho các hộ trong những tháng đầu khi bà con về nơi ở mới... Hiện tại trên cơ sở thực hiện quy hoạch, huyện đã triển khai thu hồi 28,5 ha đất tại hai thôn Đức Thành và Làng Khẻn thuộc xã Đạo Đức và chuyển đổi 18 ha đất cũng tại Làng Khẻn (đã được UBND tỉnh giao cho Công ty TNHH Hoàng Gia, nhưng Công ty này không sử dụng) có thể khai hoang chuyển đổi thành đất sản xuất nông nghiệp để triển khai đầu tư xây dựng nhanh khu tái định cư để đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tái định cư theo nguyện vọng của bà con nhân dân phải di dời giải toả giải phóng mặt bằng xây dựng KCN Bình Vàng.


Được biết thời gian qua, để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại KCN Bình Vàng và khu tái định cư KCN Bình Vàng, trực tiếp Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh cùng với Ban lãnh đạo huyện Vị Xuyên. Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao cho các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với huyện vị xuyên xây dựng hoàn thiện mức giá đền bù và phương pháp tính bồi thường về tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu, thủy sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để triển khai xây dựng KCN Bình Vàng ở mức cao nhất có thể áp dụng, phù hợp với quy định của pháp luật. Kết luận trên của Chủ tịch UBDN tỉnh đã kịp thời giải toả những băn khoăn về mức giá đền bù của bà con nhân dân các thôn thuộc xã Đạo Đức chịu ảnh hưởng trong việc giải phóng mặt bằng triển khai xây dựng KCN Bình Vàng, cùng với những giải pháp thiết thực của BQL các khu - cụm công nghiệp và huyện Vị Xuyên nêu trên chắc chắn rằng nơi ở mới của bà con trong diện tái định cư sẽ tốt hơn nơi ở cũ của bà con hiện nay.


Giang Sơn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Huyện Mèo Vạc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp
(HGĐT)- Đi dọc theo Quốc lộ 4C đến với huyện Mèo Vạc, 2 bên đường ngập tràn một màu vàngcủa những nương ngô đã đến thời kỳ thu hoạch. Gặp ông Mo, người dân tộc Mông tại xã Sủng Máng, đang gùi trên lưng một quẩy tấu đầy ắp những quả ngô vàng ươm, căng hạt. Chúng tôi hỏi, ngô năm nay được mùa không ông?. Vừa lau mồ hôi trên mặt, vừa khà khà cười, ông nói: “Nhờ trời, năm nay
20/08/2008
Quy hoạch, trồng rừng kinh tế góp phần XĐGN
(HGĐT)- Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh đề ra: Tăng cường đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng, phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ hàng năm đạt 55%. Trong những năm qua, được sự đầu tư hỗ trợ từ các chương trình, dự án, tỉnh ta áp dụng nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quy hoạch và phát triển rừng kinh tế, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh công cuộc
20/08/2008
Thực hiện thành công nhiều đề tài khoa học
(HGĐT)- Cách trung tâm huyện lỵ Đồng Văn hơn 30 km, Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng có 2 cơ sở nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất giống cây trồng phục vụ 4 huyện vùng cao núi đá của tỉnh; với tổng diện tích đất 9,6 ha (thị trấn Phó Bảng - Đồng Văn 4,8 ha; xã Quyết Tiến - Quản Bạ 4,8 ha).
18/08/2008
Ngô nếp lai MX4 được trồng vụ 2 ở Mèo Vạc
(HGĐT)- Qua thị trấn Mèo Vạc, trên những nương ngô vụ Đông – xuân vừa mới thu hoạch, chúng tôi thấy nông dân thị trấn đã làm đất và trồng ngay ngô nếp lai vụ Hè – thu. Được biết, đây là giống ngô nếp lai MX4, lần đầu tiên được trồng vụ 2 ở thị trấn Mèo Vạc. Ngô nếp lai MX4 vụ 2 tại thị trấn là bước thay đổi nhận thức quan trọng của bà con về ứng dụng tiến bộ KHKT trong sản
18/08/2008