Huyện Quang Bình: Khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp

17:10, 22/08/2008

(HGĐT)- Trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp của huyện Quang Bình gặp rất nhiều khó khăn vì thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, như mưa đá, gió lốc xảy ra ở nhiều nơi; sâu hại, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm và cây lương thực ở diện rộng… tác động xấu đến kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp nên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT – VH – XH của huyện.


Được sự quan tâm kịp thời của các cấp, ngành cộng với tinh thần đoàn kết, thống nhất, quyết tâm phấn đấu của toàn huyện nên huyện Quang Bình vẫn giành được kết quả khả quan trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế…


Nhờ sự chỉ đạo kịp thời, bà con tích cực lao động, sản xuất, gieo trồng bổ sung diện tích cây bị chết do đó đã giảm được đáng kể số diện tích cây trồng bị thiệt hại. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt vụ Đông - xuân năm 2008 ước đạt gần 12.500 tấn, đạt trên 99% so kế hoạch của tỉnh giao và dù có giảm so với kế hoạch của tỉnh và huyện nhưng trên thực tế so với cùng kỳ năm trước tổng sản lượng lương thực của huyện vẫn tăng 1.349 tấn. Được biết: Nguyên nhân diện tích, năng suất giảm là do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt.Để kịp thời khắc phục hậu quả, huyện đã chỉ đạo trích ngân sách trên 280 triệu đồng hỗ trợ 50% giá giống; đồng thời cung ứng trên 27.400 kg giống lúa các loại cho nhân dân gieo cấy, đảm bảo đúng thời vụ. Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều đã tạo điều kiện phát sinh dịch rầy nâu, rầy lưng trắng và bệnh lá vàng trên cây lúa nên cũng ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng. Tổng đàn gia súc của huyện hiện có hơn 315.600 con, đạt gần 90% kế hoạch phát triển tổng đàn năm 2008. Trong đó, tổng đàn trâu có trên 20.600 con; đàn dê trên 9.000 con; đàn gia cầm trên 246.600 con… Do ảnh hưởng của thời tiết nên mặc dù huyện đã có sự lãnh, chỉ đạo kịp thời các ngành chuyên môn, các xã huy động tối đa nhân lực, vật lực tập trung chống rét, cứu đàn gia súc, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian qua, song, đến nay toàn huyện đã có gần 2.500 con trâu, bò bị chết… Từ những thiệt hại không nhỏ về tổng đàn gia súc, gia cầm, huyện đã thực hiện theo sự chỉ đạo của tỉnh, BTV Huyện ủy đã tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm đồng thời xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan và rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc trong công tác lãnh, chỉ đạo thời gian tiếp theo cũng như chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể chức năng xây dựng Nghị quyết chuyên đề về làm chuồng trại, trồng cỏ và tiêm phòng cho gia súc; chỉ đạo việc thẩm định, giải ngân hỗ trợ cho các hộ có trâu, bò bị chết đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định của Nhà nước. Trong đó, huyện đã trích nguồn dự phòng ngân sách huyện hỗ trợ với tổng số tiền trên 685,750 triệu đồng. Để đảm bảo cho tổng đàn gia súc phát triển ổn định, không bị dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, công tác tiêm phòng được quan tâm hơn, tổng số thuốc đã cấp phát được 300 lít thuốc khủ trùng, tiêu độc; gần 139.000 liều vắc xin các loại. Đến nay, huyện đã tổ chức tiêm phòng được gần 132.000 liều… Tuy nhiên, do ý thức trách nhiệm của một bộ phận người dân còn yếu, chưa chấp hành thực hiện tốt kế hoạch tiêm phòng, còn thiếu sự quan tâm, chăm sóc cho đàn gia súc nên trong thời gian qua đã có gần 90 con gia súc bị chết do dịch bệnh tụ huyết trùng. Sau khi dịch bệnh phát sinh, huyện đã kịp thời tổ chức tập trung dập dịch, tiêm phòng bao vây và tiêu hủy toàn bộ gia súc bị bệnh đảm bảo đúng quy định, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Đến nay, đàn gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển ổn định…


Trong thời gian tới, khắc phục những hậu quả, tồn tại trong sản xuất nông nghiệp, huyện Quang Bình đã tập trung chỉ đạo các cấp, ngành chức năng, nhân dân chuẩn bị tốt điều kiện về giống, vật tư phân bón đồng thời chủ động tu sửa, nạo vét kênh mương nhằm đảm bảo đủ nước tưới phục vụ sản xuất; tiếp tục chỉ đạo các đơn vị vật tư nông nghiệp cung ứng đúng, đủ số lượng và chất lượng các loại giống, vật tư phân bón cho nhu cầu sản xuất của người dân. Thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho tổng đàn gia súc, gia cầm; thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các loại dịch bệnh phát sinh để nhân dân yên tâm, tích cực phát triển lao động, sản xuất, chăn nuôi...


Tuấn Anh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quy hoạch, trồng rừng kinh tế góp phần XĐGN
(HGĐT)- Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ tỉnh đề ra: Tăng cường đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng, phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ hàng năm đạt 55%. Trong những năm qua, được sự đầu tư hỗ trợ từ các chương trình, dự án, tỉnh ta áp dụng nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quy hoạch và phát triển rừng kinh tế, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh công cuộc
20/08/2008
Khu tái định cư KCN Bình Vàng sẽ tốt hơn nhiều so với nơi bà con ở cũ
(HGĐT)- Mỗi hộ dân nằm trong diện phải di dời giải phóng mặt bằngkhu công nghiệp (KCN) Bình Vàng sẽ có quyền lựa chọn cho gia đình một trong nhiều phương án tái định cư tối ưu. Vì hiện nay, để triển khai giải phóng mặt bằng KCN Bình Vàng, tỉnh và huyện đang khẩn trương xúc tiến, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng khu tái định cư để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
20/08/2008
Huyện Mèo Vạc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp
(HGĐT)- Đi dọc theo Quốc lộ 4C đến với huyện Mèo Vạc, 2 bên đường ngập tràn một màu vàngcủa những nương ngô đã đến thời kỳ thu hoạch. Gặp ông Mo, người dân tộc Mông tại xã Sủng Máng, đang gùi trên lưng một quẩy tấu đầy ắp những quả ngô vàng ươm, căng hạt. Chúng tôi hỏi, ngô năm nay được mùa không ông?. Vừa lau mồ hôi trên mặt, vừa khà khà cười, ông nói: “Nhờ trời, năm nay
20/08/2008
Thực hiện thành công nhiều đề tài khoa học
(HGĐT)- Cách trung tâm huyện lỵ Đồng Văn hơn 30 km, Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng có 2 cơ sở nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất giống cây trồng phục vụ 4 huyện vùng cao núi đá của tỉnh; với tổng diện tích đất 9,6 ha (thị trấn Phó Bảng - Đồng Văn 4,8 ha; xã Quyết Tiến - Quản Bạ 4,8 ha).
18/08/2008