Góp phần xóa nghèo ở Đồng Văn

16:49, 13/08/2008

(HGĐT)- Với mục tiêu chung là cải thiện điều kiện sống của các hộ đặc biệt khó khăn bằng các biện pháp hỗ trợ nâng cao mức sống, giảm tỷ lệ đói nghèo, hỗ trợ phát triển hạ tầng nông thôn hợp lý, giải quyết những nhu cầu cần thiết của người dân, hỗ trợ hoạt động giáo dục, các dịch vụ y tế, thú y..., dự án phân cấp giảm nghèo nông thôn (DPPR) huyện Đồng Văn đã và đang góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.


 
 Công trình điểm trường thôn Chúa Say, xã Vần Chải do Dự án đầu tư, hoàn thành tháng 6.2007. Ảnh: DA DPPR Đồng Văn

Triển khai thực hiện từ năm 2005, ban đầu dự án gặp không ít khó khăn do địa bàn thực hiện rộng, địa hình phức tạp, các hoạt động được phân cấp mạnh, qui mô nhỏ lẻ, dàn trải ở nhiều thôn, hơn nữa năng lực của cánbộ ở các xã còn rất hạn chế... Tuy nhiên, được sự quan tâm của lãnh đạo huyện, sự ủng hộ và tham gia tích cực của người dân cùng với những nỗ lực của đội ngũ cán bộ Ban quản lý dự án, nay qui mô thực hiện đã được mở rộng từ 2 xã lúc ban đầu lên 9 xã (gồm: Sính Lủng, Lũng Phìn, Hố Quáng Phìn, Sủng Trái, Vần Chải, Tả Lủng, Lũng Thầu, Tả Phìn, Sảng Tủng) với 70 thôn bản được tham gia hưởng lợi. Với sự phân cấp mạnh mẽ đến tận thôn bản, cách thức đầu tư hỗ trợ cụ thể dựa trên những nhu cầu thiết yếu của người dân, qua hơn 3 năm thực hiện thông qua các hợp phần (hợp phần xây dựng năng lực để phát triển có sự phân cấp; hợp phần hỗ trợ sản xuất; hợp phần xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng qui mô nhỏ; hợp phần quản lý dự án) dự án đã mở được hàng trăm lớp đào tạo nâng cao năng lực cho hàng ngàn người dân, cán bộ xã, cán bộ thôn bản với những nội dung chủ yếu là phương pháp lập kế hoạch, quản lý tài chính, phân cấp hành chính, tài chính, giám sát đánh giá, sử dụng máy vi tính, y tế thôn bản, xóa mù chữ cho phụ nữ..., qua đó đã nâng cao được năng lực cho cán bộ các xã có dự án để thực hiện thành công phương pháp phân cấp do cộng đồng định hướng và nâng cao năng lực cho người hưởng lợi để sử dụng tốt nguồn lực hiện có cho quá trình phát triển kinh tế. Lấy hộ gia đình làm đơn vị thực hiện, ưu tiên lựa chọn hộ nghèo, phụ nữ, hộ dân tộc thiểu số, dự án đã mở được hàng chục lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất nông - lâm nghiệp, từ đó tổ chức vận động được hàng trăm hộ dân tham gia thực hiện các mô hình sản xuất, như mô hình thử nghiệm giống đậu tương DT96, mô hình sản xuất giống đậu tương DT84, mô hình hỗ trợ giống rau, trồng cỏ chăn nuôi, mô hình cải tạo giống lợn, chăn nuôi bò sinh sản... Việc đào tạo, tập huấn và hỗ trợ thực hiện các mô hình trong sản xuất nông - lâm nghiệp đã cơ bản tác động tích cực đến người dân thôn bản, giúp các hộ nghèo tiếp cận được với những tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cao được nhận thức của người dân về phát triển chăn nuôi - thú y, góp phần làm tăng thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình. Đặc biệt, từ những nội dung đào tạo, tập huấn và các mô hình hỗ trợ của dự án đã tác động tích cực làm thay đổi tập quán chăn nuôi, trồng trọt của nông dân trong các thôn bản, họ đã biết cách áp dụng những kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt khoa học để tạo ra năng suất, hiệu quả cao, đồng thời có điều kiện và biết cách bảo quản những sản phẩm do mình làm ra. Những năm qua, hàng chục nhóm tín dụng tiết kiệm ở các xã vùng dự án đã được thành lập đã thực sự mang lại hiệu quả cho chị em nghèo. Quá trình đóng góp tiết kiệm của họ cùng với vốn đối ứng của dự án đã giúp họ được vay vốn phát triển chăn nuôi, mua phân phục vụ sản xuất, làm ăn buôn bán nhỏ... Bên cạnh đó, nhằm cải thiện kết cấu hạ tầng thôn bản, dự án cũng đã hỗ trợ thực hiện được hàng chục công trình điểm trường, trụ sở thôn bản, hàng chục km đường dân sinh nông thôn, công trình đường dây điện, trạm hạ thế, hỗ trợ xi măng cho hàng trăm hộ gia đình xây bể nước, làm nền nhà, làm nhà vệ sinh... Được tham gia vào các công đoạn của từng hoạt động, người dân các thôn bản có dự án đã nắm bắt được kỹ thuật, kinh nghiệm thi công các công trình nhỏ, nâng cao được năng lực kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn mình sinh sống.

Thực hiện trên địa bàn có dân trí thấp, việc tiếp thu những cái mới trong công tác khuyến nông, khuyến lâm, việc phát huy nội lực trong dân để phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, tuy nhiên với sự nhiệt tình nỗ lực vượt qua mọi khó khăn của những cán bộ làm dự án, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, qua hơn 3 năm thực hiện những kết quả mà dự án mang lại có ý nghĩa hết sức quan trọng. Phần lớn các lớp đào tạo của dự án ở huyện Đồng Văn đã đáp ứng được nguyện vọng của những người tham gia, bổ sung được những kiến thức quan trọng giúp cán bộ và người dân nâng cao được nhận thức, nâng cao năng lực tiếp thu những kiến thức áp dụng vào thực tế sản xuất nông - lâm nghiệp, dịch vụ để nâng cao mức sống. Sự hỗ trợ của dự án thông qua các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, các nhóm tín dụng tiết kiệm, các phương tiện phục vụ sản xuất... đã và đang làm thay đổi rõ rệt nếp nghĩ, cách làm lạc hậu của người dân nông thôn, thay vào đó là những cách làm năng động, những tư duy tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, hiệu quả trong sản xuất. Và như vậy, dự án đang góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo của đồng bào các dân tộc huyện Đồng Văn.


Minh Châu

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngân hàng ĐT&PT huyện Bắc Quang khai trương dịch vụ ngân hàng điện tử
(HGĐT)- Ngày 28.7, Phòng Giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (ĐT&PT)huyện Bắc Quang, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Giang, tổ chức Lễ khai trương và cắt băng khánh thành dịch vụ ngân hàng điện tử (máy rút tiền tự động ATM).
30/07/2008
Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra ước khoảng 35,2 tỷ đồng
(HGĐT)- BCĐ Phòng chống lụt bão tỉnh cho biết: Từ đầu mùa mưa đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều đợt mưa lớn, lũ, lốc làm 12 người chết, 14 người bị thương.
30/07/2008
Công ty Cổ phần Vật tư nông - lâm nghiệp: Khắc phục khó khăn, kinh doanh có hiệu quả
(HGĐT)- Công ty Cổ phần vật tư nông, lâm nghiệp (NLN) được chính thức chuyển đổi sang cổ phần hoá từ năm 2006. Trong thời gian đầu công tygặp phải những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp, nhưng các cổ đông đã đoàn kết, tìm giải pháp khắc phục, giúp công ty vượt qua khó khăn và ngày một kinh doanh có hiệu quả.
30/07/2008
Phát triển làng nghề thủ công truyền thống
(HGĐT)- Đi song hành cùng Nghị quyết T.Ư 5 (khóa 8) của Đảng trong chiến lược: Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam đậm tính dân tộc, trong đó có việc khắp nơi trong cả nước cùng khôi phục lại các làng nghề, ngành nghề truyền thống. Việc khôi phục, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các nét tinh hoa văn hóa dân tộc còn mang ý nghĩa “sống còn” trong quá trình phát triển
30/07/2008