Vị Xuyên thực hiện tốt chủ trương “4 chuyển”

16:53, 16/07/2008

(HGĐT)- Nằm ở phía Nam của tỉnh, huyện Vị Xuyên đặc biệt có thế mạnh trong phát triển nông, lâm nghiệp, cây lúa ở Vị Xuyên được coi là cây lương thực chính. Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển khá ổn định, đã thực hiện bước đột phá về thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội, XĐGN và xây dựng nông thôn mới.


Phát triển cây lúa là thế mạnh của Vị Xuyên, nhưng để phá thế độc canh, huyện đã trồng nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như lạc, đặc biệt là giống lạc L 14, cho năng suất 16 tạ/ha, được trồng nhiều ở xã Trung Thành và xã Việt Lâm. Các loại cây ngắn ngày cho năng suất như cây đậu tương, rau, đậu các loại cũng cho sản lượng trên 340 tấn mỗi vụ. Việc phát triển các loại cây trồng trong nông nghiệp của huyện đạt kết quả là nhờ hệ thống thủy lợi thường xuyên được bảo dưỡng, duy trì phục vụ tưới tiêu; công tác khuyến nông, khuyến lâm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nhân dân, thâm canh tăng năng suất cây trồng, đưa những giống mới có năng suất chất lượng cao vào gieo trồng; thường xuyên điều tra, dự tính dự báo sâu bệnh hại để có biện pháp hướng dẫn nhân dân phòng trừ kịp thời, nên đã hạn chế đến mức thấp nhất sâu bệnh đối với cây trồng, góp phần làm tăng năng suất.


Trong 3 năm qua, thực hiện Nghị quyết XXI Đảng bộ huyện về phát triển nông nghiệp - nông thôn, tập trung đầu tư phát triển cây hàng hóa, chương trình “7 cây, 4 con” với chủ trương “4 chuyển đã” ra đời gồm các loại cây: Lạc; cây rau, hoa chất lượng cao; chè; thảo quả, cam, quýt; măng tre xuất khẩu và nhóm cây; trám, quế, mây. 4 con gồm có: Trâu, bò, dê, cá. Chủ trương theo hướng “4 chuyển” trong nông nghiệp, đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo ổn định xã hội, XĐGN và xây dựng nông thôn mới.


Để thực hiện tốt việc chuyển sản xuất lương thực từ số lượng sang chất lượng, gắn với thâm canh và gieo trồng giống lúa, ngô chất lượng cao nhằm nâng giá trị của một đơn vị sản phẩm, huyện đã thực hiện bước đột phá về thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu giống theo hướng tăng năng xuất, chất lượng, tích cực đầu tư thâm canh, tiếp thu tiến bộ khóa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là mở rộng diện tích gieo trồng giống lúa lai, ngô lai, do đó đến nay, sản xuất lương thực, rau, màu đều tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích gieo trồng cây hàng năm hiện nay đạt 113.385 ha, tăng 1.424 ha so với năm 2005, trong đó diện tích lúa thâm canh đạt trên 78%; ngô thâm canh đạt trên 65%. Sản lượng lương thực năm 2007 đạt hơn 39.000 tấn, mục tiêu đến năm 2010 tăng 7%; bình quân lương thực đầu người đạt 410kg/người/năm, đạt 99% so với mục tiêu. Đồng thời huyện đã chuyển 30% diện tích đất nông nghiệp sang trồng cây, con có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ tốt như: Trồng 1.328 ha lạc giống mới năng suất cao ở các xã vùng thấp để xuất khẩu; phát triển mạnh trồng rau, quả trái vụ, hoa chất lượng cao ở các xã Đạo Đức, thị trấn Vị Xuyên, Việt Lâm... chuyển diện tích đất sản xuất từ 1-2 vụ lên 3 vụ/năm, trong đó đưa vụ đông lên vị trí sản xuất chính; trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có thế mạnh; nuôi cá đặc sản... Theo đó phong trào sản xuất vụ đông đã mở ra hướng đi mới theo hướng khai thác hợp lý đất đai “thâm canh, tăng vụ”, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa và việc làm, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích. Đặc biệt xây dựng được khu cánh đồng với diện tích hàng trăm ha đạt từ 30-50 triệu đồng/ha ở các xã Trung Thành, Đạo Đức, thị trấn Vị Xuyên... với các mô hình luân canh là: Lạc xuân-lúa mùa-khoai lang; ngô, lạc hoặc đậu tương-lúa mùa-rau vụ đông, cho thu nhập xấp xỉ 50 triệu đồng/ha/năm, lãi ròng 25,5 triệu đồng.


Trong lĩnh vực chăn nuôi, đã chuyển từ tự cấp, tụ túc sang chăn nuôi hàng hóa, theo quy mô trang trại. Trong 3năm qua, trên địa bàn huyện đã tập trung chủ yếu vào chăn nuôi đại gia súc, gắn với việc trồng cỏ (từ mô hình 10 ha cỏ tại xã Ngọc Linh và Trung Thành đã nhân rộng lên 500 ha trong năm 2008); các hộ gia đình chăn nuôi đều có từ 1.000 m2 cỏ trở lên... Theo kết quả điều tra đến ngày 1.4.2008, toàn huyện có tổng đàn trâu 29.676 con, tổng đàn bò 2.138 con, đàn lợn trên 42.000 con, gia cầm hơn 344.500 con.


Với những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp, và việc xác định đúng hướng về phát triển KT-XH địa phương, đặc biệt là từ chương trình “7 cây 4 con” với chủ chương “4 chuyển”, kinh tế nông, lâm nghiệp Vị Xuyên đã và đang đóng một vai trò rất lớn đối với nền kinh tế của huyện, đồng thời đã có những đóng góp quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực của huyện cũng như của tỉnh trong suốt những năm vừa qua.


Hữu Thụy

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kết quả thu NSNN 6 tháng đầu năm - các giải pháp đảm bảo thu đạt và vượt dự toán năm 2008
(HGĐT)- Tình hình thu nộp ngân sách những tháng đầu năm trên địa bàn có nhiều thuận lợi, thị trường mua bán tài sản dần sôi động trở lại.
30/06/2008
Sơ kết sản xuất vụ Đông - xuân, triển khai sản xuất vụ mùa
(HGĐT)- Vừa qua, tại Hội trường Sở Nông nghiệp - PTNT, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Đông - xuân 2007-2008 và bàn phương hướng sản xuất vụ mùa. Đồng chí Trịnh Duy Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì.
27/06/2008
Góp phần đẩy mạnh công cuộc xóa đói, giảm nghèo
(HGĐT)- Năm 2008 là năm thứ 4 thực hiện Dự án Phân cấp giảm nghèo nông thôn (DPPR). Các hoạt động tiếp tục được triển khai ở 352 thôn, tại 45 xã của 5 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quang Bình, Xín Mần.
25/06/2008
Sản xuất vụ Đông - xuân thu được kết quả tốt
(HGĐT)- Mặc dù sản xuất vụ Đông – xuân năm nay diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở chặt chẽ, kịp thời nên diện tích, năng suất và sản lượng các
25/06/2008