Phong Quang đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội

16:41, 14/07/2008

(HGĐT)- Mặc dù chỉ cách trung tâm thị xã Hà Giang hơn chục cây số, song Phong Quang lại là xã vùng sâu của huyện Vị Xuyên. Hiện đã có 445 hộ với 2.020 nhân khẩu, bao gồm 6 thôn với 10 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Tày, chiếm 43,5%; Mông 22,5%; Nùng 12,4%; Dao 7,7% và các dân tộc khác chiếm 13,9%.


Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã lãnh đạo nhân dân tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển KT - XH, đồng thời đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Vài năm trở lại đây, diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi của xã tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù, trong những tháng đầu năm nay, rét đậm, rét hại kéo dài làm thiệt hại, nhiều cây trồng, vật nuôi song được sự quan tâm, chỉ đạo cũng như sự hỗ trợ kịp thờivề giống, vốn, nỗ lực khắc phục hậu quả nên các chỉ tiêu vụ xuân năm 2008 của xã đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Về sản xuất nông nghiệp, các công trình thủy lợi luôn phát huy được hiệu quảtrong việc đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho toàn bộ diện tích các loại cây trồng trong năm. Đặc biệt ngoài việc đưa các giống ngô, lúa, đậu tương giống mới năng suất cao vào trồng thâm canh, xen vụ, những năm qua, người dân Phong Quang đã mạnh dạn đưa cây lạc, đậu tương và cây dưa hấu vào trồng xen canh cùng cây ngô, rau đậu. Riêng về cây dưa hấu, hàng năm người dân trong xã thu được từ 50 - 70 tấn quả. Cùng với các loại cây trồng, người dân trong xã đẩy mạnh phát triển đàn gia súc gắn với trồng cỏ. Hiện tổng đàn gia súc của xã có 3.256 con, trong đó, đàn trâu 920 con, bò 398 con, dê 340 con, đàn lợn 1.598 con và gần 10.000 con gia cầm; bình quân mỗi hộ trong xã có trên 7 con trâu, bò, lợn.


Tìm hiểu về những kết quả trong phát triển KT - XH và XĐGN của xã những năm qua, anh Đỗ Đức Yên, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Cùng với sự hỗ trợ của T.Ư của tỉnh, huyện trong đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở như: Điện, đường, trường học, trạm xá, kênh mương thủy lợi... trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh, đưa các loại cây trồng giống mới năng suất cao vào gieo trồng nhằm đảm bảo tốt vấn đề an ninh lương thực cho nhân dân. Đồng thời chỉ đạo các ban, ngành thường xuyên sâu, sát cơ sở, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đứng ra tín chấp cho nhân dân vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển đàn trâu, bò hàng hoá. Đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện đáng kể. Đến nay 67,41% số hộ có ti vi, 58,2% số hộ có xe máy, 16,8% số hộ có máy cày bừa. Hiện toàn xã đã có 77,3% số hộ 344 hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia. Điều đáng mừng là ngoài việc phá được thế độc canh, cây ngô, lúa, người dân trong xã đã biết khai thác tốt tiềm năng đất đai vùng gò đồi của mình vào làm kinh tế trang trại, với điều kiện đất đai thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại nên vài năm trở lại đây đã có hàng chục hộ gia đình từ các huyện trong tỉnh và thị xã Hà Giang đến xã đầu tư làm kinh tế trang trại và du lịch. Trên các lĩnh vực giáo dục y tế tỷ lệ học sinh trong độ tuổiđến trường hàng năm đều đạt trên 98%; năm học 2007 - 2008 tỷ lệ học sinh chuyển cấp đạt 98% và học sinh tốt nghiệp lớp 9 đạt 95%; công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, và công tác DS - KHHGĐ luôn được quan tâm tỷ lệ hộ sinh con thứ 3 giảm đáng kể so với những năm trước đây. Tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm từ 50,1% năm 2006 xuống còn 40% năm 2007, AN-QP luôn được giữ vững, không có tình trạng truyền đạo trái pháp luật và di cư tự do. Đảng bộ luôn đoàn kết thống nhất và nhiều năm liên tục đạt trong sạch vững mạnh. Về xây dựng chính quyền, xã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động quản lý và điều hành, xây dựng quy chế làm việc theo luật định. Duy trì tốt bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, không ngừng chăm lo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ xã...


Những kết quả đạt tuy còn khiêm tốn, song với xuất phát điểm là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn thì điều đó là rất đáng tự hào, chắc chắn trong tương lai không xa, với tinh thần phát huy nội lực vượt khó vươn lên của cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây, Phong Quang sẽ sớm trở thành vùng quê trù phú, no ấm.


Phan Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kết quả thu NSNN 6 tháng đầu năm - các giải pháp đảm bảo thu đạt và vượt dự toán năm 2008
(HGĐT)- Tình hình thu nộp ngân sách những tháng đầu năm trên địa bàn có nhiều thuận lợi, thị trường mua bán tài sản dần sôi động trở lại.
30/06/2008
Sơ kết sản xuất vụ Đông - xuân, triển khai sản xuất vụ mùa
(HGĐT)- Vừa qua, tại Hội trường Sở Nông nghiệp - PTNT, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Đông - xuân 2007-2008 và bàn phương hướng sản xuất vụ mùa. Đồng chí Trịnh Duy Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì.
27/06/2008
Sản xuất vụ Đông - xuân thu được kết quả tốt
(HGĐT)- Mặc dù sản xuất vụ Đông – xuân năm nay diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở chặt chẽ, kịp thời nên diện tích, năng suất và sản lượng các
25/06/2008
Huyện Bắc Quang trồng thí điểm 5 ha cây cao su tại xã Vô Điếm
(HGĐT)- Được sự hỗ trợ của Tổng Công ty Cao su Việt Nam, niên vụ 2008, tỉnh Hà Giang đã trích một phần ngân sách đưa vào trồng thí điểm 10 ha cao su tại 2 huyện Vị Xuyên và Bắc Quang, với diện tích mỗi huyện 5 ha; dự kiến trong năm 2009, toàn tỉnh sẽ phát triển 5 nghìn ha tại 4 huyện vùng núi thấp của tỉnh.
25/06/2008