Những nông dân sản xuất giỏi ở Yên Minh

17:22, 09/07/2008

(HGĐT)- Những năm qua, huyện Yên Minh xác định sản xuất nông nghiệp vẫn là trọng tâm hàng đầu, phát huy nội lực, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh để phát triển dịch vụ, thương mại, tăng sản lượng, sản phẩm hàng hóa; tập trung đầu tư phát triển sản xuất lương thực bằng biện pháp thâm canh tăng vụ, đưa giống mới vào sản xuất, nhằm đảm bảo an ninh lương thực; phát triển chăn nuôi và cây ăn quả có giá trị kinh tế... giảm tỉ lệ hộ đói nghèo, tăng hộ khá, giàu.


Với mục tiêu như vậy, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các ngành chức năng, các đoàn thể, các xã, thị trấn đã phát động phong trào thi đua lao động sản xuất giỏi trên địa bàn toàn huyện. Đến nay, Yên Minh có 375hộ/ 12.437 hộ lao động sản xuất giỏi trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và chăn nuôi.

Nhờ đồng vốn vay của Ngân hàng CSXH mà nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư vào chính trang trại của gia đình mình, cùng với những nguồn lực lao động của gia đình để phát triển sản xuất. Về phát triển chăn nuôi điển hình như gia đình ông: Vàng Chá Páo, ở xóm Pắc Ngàm, xã Lao Và Chải phát triển trồng trọt và chăn nuôi trâu, bò, chăn nuôi gia cầm, mỗi năm thu nhập 86 triệu đồng; ông Vừ Chúng Dình, ở xóm Nà Hán, thị trấn Yên Minh, chuyên nuôi nhốt bò vỗ béo, mỗi năm thu nhập trên 95 triệu đồng… Có nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế về lâm nghiệp như gia đình ông Mua Mí Lúa, ở xóm Ngằm Soọc, xã Mậu Duệ, gia đình ông quản lí, bảo vệ 75 ha rừng đầu nguồn và đã tự trồng được 14 ha cây sa mộc và cây lấy gỗ khác với thu nhập 100 triệu đồng/năm. Một số hộ làm trang trại như: Ông Phàn Văn Sổn, ở xóm Lũng Dầm, xã Du Già, phát triển nuôi trâu, bò, dê, trồng trọt, dịch vụ có tổng thu nhập đạt 130 triệu đồng/ năm; ông Cháu Tả Thắng, ở xóm Khai Hoang, Bản Vàng, xã Hữu Vinh, duy trì thu nhập từ 25 – 32 triệu đồng/năm từ cây ăn quả (xoài, dứa, mía…). Đây là những hộ gia đình sản xuất giỏi tiểu biểu của huyện Yên Minh, không dừng ở đó, họ còn phát triển và làm đa dạng hơn trang trại của mình bằng cách hoặc hỏi huyện bạn, thu nhập giống mới cho năng suất cao trong phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, nhiều hộ đã có của ăn, của để, tạo nên phong trào thi đua sản xuất sôi nổi trong toàn huyện. Họ xứng đáng là tấm gương lao động điển hình cho huyện, cho tỉnh bởi mục đích cua họ là đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo ở địa phương và tạo cho mỗi gia đình có cuộc sống ấm no hơn.


Phùng Xuân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kết quả thu NSNN 6 tháng đầu năm - các giải pháp đảm bảo thu đạt và vượt dự toán năm 2008
(HGĐT)- Tình hình thu nộp ngân sách những tháng đầu năm trên địa bàn có nhiều thuận lợi, thị trường mua bán tài sản dần sôi động trở lại.
30/06/2008
Sơ kết sản xuất vụ Đông - xuân, triển khai sản xuất vụ mùa
(HGĐT)- Vừa qua, tại Hội trường Sở Nông nghiệp - PTNT, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Đông - xuân 2007-2008 và bàn phương hướng sản xuất vụ mùa. Đồng chí Trịnh Duy Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì.
27/06/2008
Huyện Bắc Quang trồng thí điểm 5 ha cây cao su tại xã Vô Điếm
(HGĐT)- Được sự hỗ trợ của Tổng Công ty Cao su Việt Nam, niên vụ 2008, tỉnh Hà Giang đã trích một phần ngân sách đưa vào trồng thí điểm 10 ha cao su tại 2 huyện Vị Xuyên và Bắc Quang, với diện tích mỗi huyện 5 ha; dự kiến trong năm 2009, toàn tỉnh sẽ phát triển 5 nghìn ha tại 4 huyện vùng núi thấp của tỉnh.
25/06/2008
Tiếp sức cho người nghèo
(HGĐT)- Dự án DPPR được triển khai tại huyện Quang Bình từ năm 2005 với tổng kinh phí được phê duyệt trên 15 tỷ đồng, cho 6 xã: Tân Bắc, Yên Thành, Tân Nam, Bản Rịa, Nà Khương và Xuân Minh gồm 50 thôn, bản, với 9.581 hộ dân được hưởng lợi từ dự án.
25/06/2008