Hoạt động của các cơ sở sản xuất, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Vị Xuyên

17:53, 28/07/2008

(HGĐT)- Với chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, tạo nguồn hàng hoá lớn cung ứng cho thị trường, đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày một tăng của người dân, trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp (TTCN), với đa dạng các loại hình sản xuất, đa ngành, đa nghề và đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập cho người dânở vùng nông thôn.


Theo thống kê trên địa bàn huyện Vị Xuyên hiện có tổng số 608 cơ sở sản xuất TTCN (gồm cả doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cơ sở cá thể và hợp tác xã). Trong đó, có 31 cơ sở sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng; 432 cơ sở xay xát, chế biến thức ăn gia súc; 30 cơ sở chế biến lâm sản…hoạt động với đủ các loại ngành, nghề sản xuất kinh doanh, trên nhiều địa bàn, lĩnh vực khác nhau. Dựa vào đặc điểm dân cư, lợi thế sẵn có, các cơ sở sản xuất TTCN hoạt động trên cơ sở định hướng, thích nghi dần với nền kinh tế thị trường, đáp ứng với mọi nhu cầu sản xuất đặt ra của xã hội. Mỗi cơ sở sản xuất TTCN, sau khi thành lập và đi vào hoạt động đều đã chủ động tìm nguồn vốn, huy động các cổ đông đóng góp và hoạt động khá hiệu quả. Trong năm 2007, các cơ sở sản xuất TTCN đã tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá lớn cung ứng, bán ra thị trường 37 triệu 500 nghìn viên gạch; 123.000 tấn quặng các loại; chè 108 tấn…Với tổng giá trị thực tế lên tới 107 tỷ 104 triệu đồng. Đặc biệt, nhiều cơ sở hoạt động trên lĩnh vực xay xát, chế biến gỗ, thức ăn gia súc, chế biến chè thường xuyên tạo việc làm cho 15 - 20 lao động, có thu nhập ổn định, cơ sở sản xuất chế biến chè Hùng Cường, Km 17- thị trấn Vị Xuyên; HTX chế biến lâm sản Thành Công xã Ngọc Linh; HTX 1-5 được xem là con chim đầu đàn, tạo việc làm theo chiều sâu, hiệu quả nhất trong các ngành nghề TTCN của huyện.


Đánh giá một cách tổng quan phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh TTCN trên địa bàn huyện Vị Xuyên hoạt động có hiệu quả, đã tiếp cận nhanh với nền kinh tế thị trường, kinh doanh đa ngành nghề, đa thu nhập, sản xuất những mặt hàng theo nhu cầu thị trường, thị hiếu người sử dụng…Tuy nhiên, số cơ sở TTCN hoạt động hiệu quả thấp còn chiếm tỷ lệ cao trên 30%, chủ yếu rơi vào các cơ sở dịch vụ nông nghiệp, các cơ sở sản xuất mây, tre đan. Sở dĩ các cơ sở sản xuất dịch vụ tổng hợp hoặc ngành nghề làm ăn không hiệu quả bởi thiếu chủ động trong sản xuất, làm ăn thụ động, chưa theo kịp với quá trình biến chuyển của nền kinh tế thị trường, chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm. Và nhiều cơ sở TTCN sau khi được thành lập, mở mới nhưng không duy trì được hoạt động bởi nguồn vốn ít, mặt bằng kinh doanh, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Trong những năm gần đây, nhằm khắc phục những khó khăn, thúc đẩy các ngành nghề thủ công nghiệp phát triển, huyện Vị Xuyên đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ. Trong đó, có các biện pháp ưu tiên cho vay vốn theo lãi suất thấp được thực hiện khá đồng bộ, giúp các cơ sở sản xuất TTCN có thêm nguồn vốn hoạt động. Trong năm 2007, đã có hàng chục cơ sở TTCN được vay vốn với ngân sách hỗ trợ 50%. Kết quả điều tra cho thấy, phần đa các cơ sở TTCN sau khi được vay vốn đều đi vào sản xuất kinh doanh có lãi, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, và có thu nhập cho người lao động và cho xã viên.


Để tiếp tục khuyến khích, thúc đẩy các ngành nghề TTCN phát triển, huyện Vị Xuyên có chủ trương tiếp tục tạo mọi cơ chế thông thoáng nhất về vốn, trong đó hỗ trợ vốn vay trong thời gian 3 - 5 năm tùy vào khả năng, thực lực của các cơ sở TTCN. Đồng thời, tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát để các cơ sở sản xuất TTCN sử dụng vốn hiệu quả, nhằm hướng các thành phần kinh tế tập thể phát triển bền vững, tạo nhiều ngành nghề, việc làm mới cho người lao động, góp phần thúc đẩy nền kinh tế huyện nhà phát triển bền vững.

 

 


Hoàng Ngọc

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công ty Cổ phần Giấy Hải Hà: Khẳng định bước phát triển bền vững
(HGĐT)- Vốn đầu tư giai đoạn 1 đã đạt trên 32 tỷ đồng cho việc xây dựng nhà máy. Vốn đầu tư tiếp theo để hình thành một vùng nguyên liệu ổn định trên 30.000 ha cũng đã được tỉnh phê duyệt. Đi kèm theo là một đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản đã từng bước đáp ứng quá trình sản xuất... Công ty Cổ phần Giấy Hải Hà thuộc khu cụm công nghiệp Nam Quang (Bắc
25/07/2008
Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở Bắc Mê
(HGĐT)- Huyện Bắc Mê có tổng diện tích tự nhiên 83.824 ha, trong đó đất nông nghiệp là 54.680,14 ha, chiếm 65,2%, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 64 ha. Huyện có địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều sông, suối nhỏ, đặc biệt huyện nằm trong vùng lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang với diện tích mặt hồ khoảng 1.250 ha thuộc địa bàn 6 xã: Thượng Tân, Minh Ngọc, Lạc Nông,
25/07/2008
Ngành Thuế truy thu hơn 1 tỷ tiền thuế các loại
(HGĐT)- Ngoài nhiệm vụ quản lý các nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, ngành Thuế tỉnh đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng như: Công an, Quản lý Thị trường... xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm dây dưa nợ đọng thuế, trốn lậu thuế, chống thất thu ngân sách cho Nhà nước.
23/07/2008
HTX Tiểu thủ công nghiệp Quyết Tiến: Đi đầu trong các hoạt động sản xuất kinh doanh
(HGĐT)- Thành lập từ năm 1999, HTX Tiểu thủ công nghiệp Quyết Tiến luôn được đánh giá là đơn vị sản xuất kinh doanh đa ngành nghề lớn của thị xã Hà Giang những năm trở lại đây.
23/07/2008