Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở Bắc Mê

17:21, 25/07/2008

(HGĐT)- Huyện Bắc Mê có tổng diện tích tự nhiên 83.824 ha, trong đó đất nông nghiệp là 54.680,14 ha, chiếm 65,2%, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 64 ha. Huyện có địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều sông, suối nhỏ, đặc biệt huyện nằm trong vùng lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang với diện tích mặt hồ khoảng 1.250 ha thuộc địa bàn 6 xã: Thượng Tân, Minh Ngọc, Lạc Nông, Yên Phú, Yên Phong, Yên Cường.


Đây là một trong những tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản và trở thành thế mạnh trong sản xuất phát triển nông nghiệp của huyện. Điều kiện khí hậu, môi trường thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản; lượng động, thực vật phong phú là nguồn thức ăn tự nhiên cho các loài cá; có nhiều diện tích mặt nước ao, hồ đã khai thác đưa vào phát triển thủy sản; có nhiều loại cá qúy hiếm có giá trị kinh tế cao.


Tuy nhiên từ trước đến nay, việc đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện chỉ mang tính tự phát của người dân, chưa có sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước. Công tác đào tạo, tập huấn, hướng dẫn nhân dân áp dụng KHKT trong nuôi trồng thủy sản chưa được quan tâm, sản lượng cá thu được chỉ mang tính tự cung, tự cấp không có nhiều sản phẩm bán ra thị trường. Số lượng, chủng loại, cơ cấu giống cá chưa nhiều, các loại cá qúy hiếm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao như: Rầm xanh, Anh vũ, cá Chiên... chưa được bảo tồn và nhân rộng; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển nuôi trồng thủy sản còn nhiều hạn chế... Đứng trước thực trạng đó, để phát huy tiềm năng thế mạnh của huyện trong những năm tới, huyện đã có định hướng cho đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững.


Theo đồng chí Lý Quang Thái, Bí thư Huyện ủy, cho biết: Huyện sẽ coi trọng cả về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, gắn phát triển nuôi trồng thủy sản với bảo vệ môi trường sinh thái. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản phải được xác định là chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, XĐGN, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân tiến tới làm giàu từ nguồn lợi thủy sản. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản phải được các cấp, các ngành, nhân dân tham gia tích cực và thường xuyên, rộng khắp; đồng thời phải gắn liền với việc bảo vệ các loài cá qúy hiếm của huyện và gắn liền với thị trường tiêu thụ, gắn với công tác quy hoạch diện tích mặt nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Mục tiêu của huyện từ năm 2007 - 2010 sẽ đưa diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lên 300 ha, tập trung chủ yếu tại các xã có diện tích vùng lòng hồ thủy điện, đồng thời xây dựng vùng lòng hồ sông Gâm thành dòng sông kinh tế từ việc phát triển cá lồng, cá bè. Các xã tiến hành quy hoạch diện tích đất cho việc nuôi trồng thuỷ sản, tận dụng tối đa các nguồn nước, diện tích đất để phát triển thủy sản.


Cũng theo đồng chí Lý Quang Thái cho biết, huyện đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó chú trọng đến việc đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT đến người dân về kỹ thuật nuôi, chăm sóc, quản lý cá, nhân gống, bảo tồn các loại cá. Thành lập BCĐ phát triển nuôi trồng thủy sản từ huyện đến cơ sở để nâng cao vai trò, trách nhiệm của các thành viên. Phòng Nông nghiệp chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành xây dựng dự án, quy hoạch và chuyển giao KHKT, chuẩn bị con giống và các điều kiện khác đảm bảo thành công của dự án. Xây dựng mỗi xã một mô hình điểm về nuôi trồng và khai thác thủy sản. Khuyến khích thành lập các HTX nuôi trồng thủy sản, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện tham gia phát triển nuôi trồng thủy sản và tạo mọi điều kiện để họ phát triển. Tổ chức các cuộc tham quan trong và ngoài tỉnh để người dân học hỏi kinh nghiệm; phối hợp với các cơ quan xây dựng dự án phát triển các loại cá qúy hiếm trên sông Gâm như: Rầm xanh, Anh vũ, Chiên, Lăng... Vốn đầu tư cho nuôi trồng thủy sản được lồng ghép với các chương trình, dự án, nguồn vốn như 135, Dự án Chia sẻ, vốn vay NHNN, NHCSXH, vốn tự có trong nhân dân, nguồn vốn ngân sách huyện, vốn sự nghiệp nông nghiệp...


Ngọc Quỳnh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công ty Cổ phần Giấy Hải Hà: Khẳng định bước phát triển bền vững
(HGĐT)- Vốn đầu tư giai đoạn 1 đã đạt trên 32 tỷ đồng cho việc xây dựng nhà máy. Vốn đầu tư tiếp theo để hình thành một vùng nguyên liệu ổn định trên 30.000 ha cũng đã được tỉnh phê duyệt. Đi kèm theo là một đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản đã từng bước đáp ứng quá trình sản xuất... Công ty Cổ phần Giấy Hải Hà thuộc khu cụm công nghiệp Nam Quang (Bắc
25/07/2008
Gần 50% diện tích lúa mùa ở xã Quản Bạ bị sâu cuốn lá nặng
(HGĐT)- Vụ mùa năm nay, do thuận lợi về nguồn nước nên tiến độ gieo cấy lúa mùa của nông dân huyện Quản Bạ nhanh hơn 20 ngày so với những năm trước. Một trong những xã gieo cấy sớm nhất là xã Quản Bạ, với 107 ha lúa. Nhưng đến nay, gần như 100% diện tích lúa mùa của xã bị sâu bệnh cuốn lá. Qua kiểm tra toàn bộ diện tích có tới 42 ha đã bị sâu cuốn lá nặng.
23/07/2008
HTX Tiểu thủ công nghiệp Quyết Tiến: Đi đầu trong các hoạt động sản xuất kinh doanh
(HGĐT)- Thành lập từ năm 1999, HTX Tiểu thủ công nghiệp Quyết Tiến luôn được đánh giá là đơn vị sản xuất kinh doanh đa ngành nghề lớn của thị xã Hà Giang những năm trở lại đây.
23/07/2008
Ngành Thuế truy thu hơn 1 tỷ tiền thuế các loại
(HGĐT)- Ngoài nhiệm vụ quản lý các nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, ngành Thuế tỉnh đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng như: Công an, Quản lý Thị trường... xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm dây dưa nợ đọng thuế, trốn lậu thuế, chống thất thu ngân sách cho Nhà nước.
23/07/2008