Thực trạng giá vật liệu xây dựng tăng đột biến trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2008

17:03, 11/06/2008

(HGĐT)- Từ cuối năm 2007 đến nay, tình trạng giá các mặt hàng vật liệu xây dựng (VLXD) trên địa bàn tỉnh ta diễn biến khá phức tạp, hầu hết các mặt hàng như gạch, ngói, xi-măng, sắt thép đều tăng rất cao và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, dân dụng trong tỉnh.


Nguyên nhân chính làm cho giá thị trường tăng đột biến:

Tìm hiểu về thực trạng giá cả VLXD trên địa bàn tỉnh tăng đột biến trong thời gian vừa qua, chúng tôi được bà Lê Thị Xiết, Phó Giám đốc Sở Tài chính cho biết: Nguyên nhân chính của việc vật liệu tăng giá đột biến là do giá xăng, dầu và giá vàng trên thị trường thế giới tăng cao. Cùng đó là nhu cầu xây dựng của nhân dân trên địa bàn hiện rất lớn, trong khi đó hầu hết các mặt hàng VLXD trên địa bàn tỉnh ta cung không đủ cầu mà phải nhập từ cáctỉnh miền xuôi lên dẫn đến tình trạng giá cả tăng đột biến ở một số mặt hàng VLXD là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên đến cuối tháng 5, giá cả các mặt hàng bước đầu có chiều hướng giảm song vẫn còn ở mức cao. Chỉ số tăng của mặt hàng VLXD trong tháng 3 là 101,45%; tháng 4 là 102,34% và tháng 5 giảm xuống còn 100,79%. Cụ thể trong tháng 3, mặt hàng sắt tròn Thái Nguyên phi 6 - 8 có giá là 19.600 đồng/kg, tháng 4 là 18.600 đồng/kg và trong tháng 5 giảm xuống còn 17.700 đ/kg. Về xi-măng PCB 30 Hà Giang trong tháng 3 có giá là 850.000 đồng/tấn, còn trong 2 tháng 4 và tháng 5 vẫn giữ nguyên ở mức 950.000 đồng/tấn. Đối với gạch Tuynel hai lỗ loại A1 sản xuất tại Hà Giang có giá bán trong tháng 3 là 1.540 đồng/viên, tháng 4 là 1.870 đồng/viên và tháng 5 giảm xuống 1.430 đồng/viên.


Việc điều chỉnh, tăng giá nhiều lần trong cùng thời điểm và bán hàng không đúng với giá niêm yết góp phần làm cho thị trường giá cả “nóng” lên:

Ngày 14.4.2008, UBND tỉnh có Quyết định số 1107/QĐ - UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo và Đoàn kiểm tra giá một số mặt hàng chiến lược trên địa bàn tỉnh, trong đó có các cửa hàng kinh doanh VLXD và các cơ sở khai thác, sản xuất VLXD. Sau gần một tháng triển khai kiểm tra cho thấy: Kết quả kiểm tra 11 công ty, đơn vị khai thác và sản xuất VLXD thì có 9/11 đơn vị có đầy đủ thủ tục hành chính, riêng Hợp tác xã Đoàn Kết tại tổ 1, phường Quang Trung, TXHG không có giấy phép khai thác khoáng sản, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không có ngành nghề về khai thác VLXD; HTX Thanh Liêm tại thôn Bó Củng, xã Yên Phú (Bắc Mê) không có loại giấy tờ nào liên quan đến thủ tục hành chính với lý do HTX đang làm thủ tục... Về cơ bản các công ty, đơn vị khai thác & sản xuất VLXD, các cửa hàng kinh doanh VLXD đều chấp hành tốt. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra một số công ty chưa chấp hành các quy định về bình ổn giá như tăng giá theo hướng chủ quan của công ty, liên tiếp tăng giá bán lẻ trong cùng thời điểm. Cụ thể, Công ty Cổ phần Xi-măng Hà Giang từ tháng 1.2008 đến tháng 4.2008 có tới 6 lần điều chỉnh tăng giá bán, mức tăng 33,8% so với giá bán tại thời điểm tháng 12.2007. Các lần điều chỉnh tăng giá bán, Công ty không xây dựng phương án điều chỉnh tăng giá từng thời điểm mà do Hội đồng Quản trị, Giám đốc Công ty tự định giá. Theo hợp đồng ký kết giữa Công ty với các đại lý đều có cam kết phải bán đúng mức giá do Công ty quy định, nhưng Công ty không thực hiện đúng như hợp đồng đã ký. Cụ thể Công ty chỉ cócác quyết định điều chỉnh giá bán xi-măng vàđều là giá bán cho các đại lý màkhông có quyết định giá bán lẻ cho các đại lý. Giá bán lẻ xi-măng tại các đại lý không đồng nhất mức giá: Thời điểm từ ngày3.4.2008 giá tại Công ty xi-măng là 910.000đ/tấn, nhưng các đại lý bán ra từ 930.000- 970.000đ/tấn (tuỳ từng đại lý tự quy định)... Còn đối với Công ty TNHH Hoàng Gia, từ tháng 1.2008 đến tháng 4.2008 Công ty có tới 5 lần điều chỉnh tăng giá bán, mức tăng tới 400% so với giá bán tại thời điểm tháng 12.2007. Kiểm tra các khoản chi phí đầu vào theo hoá đơn chứng từ tại thời điểm cuối tháng 3 và đầu tháng 4.2008 về cơ bản ổn định, không biến động so với đầu tháng 3.2008. Do vậy mức giá điều chỉnh tăng đối với gạch Tuynel 2 lỗ A1 từ 710 đồng lên 1.200đồng/viên (tăng 69,01%) so với thực tế, trong khi đó các khoản chi phí giá thành chỉ tăng có 31,5%. Tiếp đó, từ ngày 19.3.2008 - 31.3.2008 Công ty tiếp tục điều chỉnh tăng giá từ 1.200 đồng/viên lên 1.400đ/viên rồi từ 1.400đồng/viên lên 1.700đồng/viên là không phù hợp so với thực tế và có biểu hiện độc quyền về giá. Các lần điều chỉnh tăng giá bán Công ty đã xây dựng 3/5 phương án điều chỉnh tăng giá của 3 thời điểm đó là: Phương án giá tăng 710đ/viên gạch A1, 1.200đ/viên và 1.400đ/viên. Về phương án giá tổng hợp các khoản chi phí, đoàn kiểm tra nhận thấy có một số khoản chi phí tăng không hợp lý như: Đơn giá nhân công, cùng bậc thợ 2 - 5/7 nhưng trong phương án giá bán 710đ/viên thì nhân công là 38.000đ/công; Giá bán 1.200đ/viên thì đơn giá nhân công là 55.000đ/công; Giá bán 1.400đ/viên thì đơn giá nhân công là 75.000đ/công. Trong khi đó Nhà nước chỉ có một lần điều chỉnh tăng tiền lương vào thời điểm tháng 1.2008, vì vậy theo phương án giá thành sản xuất của Công ty tại thời điểm xây dựng giá bán 1.200đ/viên thì giá thành sản xuất chỉ có 736,911đ/viên, chênh lệch 463,1đ/viên. Việc kiểm tra trên hoá đơn chứng từ bán ra tại thời điểm tháng 12.2007 mức giá gạch Tuynel 2 lỗ A1 Công ty quy định giá bán là 425đ/viên, nhưng Công ty bán và ghi trên hoá đơn là 370đ/viên cho thấy giá bán do Công ty quy định tại thời điểm này có yếu tố kích giá, đẩy giá làm thị trường giá cả trên địa bàn tỉnh thêm “nóng” lên. Còn thời điểm từ ngày 4-8.5.2008 đơn giá Công ty quy định giảm xuống còn 1.300đ/viên, nhưng công ty vẫn ghi hoá đơn là 1.700đ/viên làm tăng doanh số là 84.400.000đ… và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.


Việc niêm yết giá và bán hàng hoá theo giá niêm yết, về cơ bản các đơn vị đã niêm yết giá bán song vẫn còn một số cửa hàng kinh doanh VLXD và các cơ sở khai thác bán hàng không đúng với giá niêm yết. Cụ thể: Kiểm tra 10 đơn vị kinh doanh VLXD có 6/10 đơn vị, cửa hàng thực hiện việc niêm yết giá, còn lại không thực hiện niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đầy đủ. Qua kiểm tra 11 công ty, đơn vị khai thác và sản xuất VLXD có 4/11 đơn vị đã thực hiện việc niêm yết giá, còn đơn vị không thực hiện niêm yết giá gồm: Công ty CP Xi-măng, Công ty TNHH Hải Phú, Cơ sở sản xuất VLXD Tuấn Đào, HTX tiểu thủ công nghiệp Phú Quý, Cơ sở kinh doanh VLXD Lâm Văn Đức, HTX dịch vụ TH Đức Thuận, HTX Thanh Liêm.


Những có gắng trong bình ổn giá:

Thông qua việc kiểm tratại các công ty, đơn vị khai thác và các cửa hàng kinh doanh, Đoàn kiểm tra đã yêu cầu các cửa hàng, chi nhánh, các cơ sở sản xuất và kinh doanh cần thực hiện nghiêm chỉnh việc niêm yết giá, bán đúng giá đã niêm yết. Đối với Công ty Xi-măng cần quy định giá bán lẻ thống nhất cho các đại lý, xây dựng phương án giá cho từng thời kỳ. Đối với Công ty TNHH Hoàng Gia cần xây dựng phương án giá bán theo đúng quy định, thực hiện nghiêm chế độ hoá đơn chứng từ theo quy định của Nhà nước. Đồng thời Đoàn kiểm tra kiến nghị với UBND tỉnh, giao cho Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở KH-ĐT, Sở Công thương và UBND các huyện, thị tiếp tục kiểm tra rà soát tất cả các đơn vị, cơ sở không đủ điều kiện hoạt động khai thác VLXD (cát, đá, sỏi) trên địa bàn và cho dừng hoạt động. Giao cho Thanh tra Nhà nước tiến hành kiểm tra, thanh tra đối với Công ty Cổ phần Xi-măng và Công ty TNHH Hoàng Gia để xử lý hành chính về những vi phạm nêu trên theo đúng quy định hiện hành; đồng thời giao cho Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với UBND các huyện, thị xã thường xuyên kiểm tra giám sát việc niêm yết giá và bán hàng hoá theo giá niêm yết nhằm đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, từng bước bình ổn giá cả trên thị trường địa bàn tỉnh.


Phan Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quy hoạch phát triển công nghiệp - hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế
(HGĐT)- Những năm qua, ngành Công nghiệp tỉnh ta không ngừng lớn mạnh, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng GDP của toàn tỉnh lên khá cao; nền công nghiệp từ chỗ nhỏ lẻ, cơ sở sản xuất thô sơ, thiết bị lạc hậu thì nay đã có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển.
30/05/2008
Mèo Vạc đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp
(HGĐT)- Mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong đợt rét đậm, rét hại cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm 2008, nhưng với sự cố gắng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương, sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện Mèo Vạc đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
30/05/2008
Đồng Văn chuẩn bị cấy lúa mùa
(HGĐT)- Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân huyện Đồng Văn đang tập trung làm đất, gieo mạ, chuẩn bị cấy lúa vụ mùa.
30/05/2008
Tu sửa 118 đầu điểm công trình thủy lợi ở Xín Mần
(HGĐT)- Cùng việc tập trung chỉ đạo phòng trừ dịch bệnh cho lúa, ngô, rau màu vụ chiêm xuân đảm bảo thắng lợi, huyện Xín Mần đã đồng loạt ra quân tu sửa các công trình đập đầu mối, kênh mương nội đồng để phục vụ gieo cấy vụ mùa.
30/05/2008