Góp phần đẩy mạnh công cuộc xóa đói, giảm nghèo

17:02, 25/06/2008

(HGĐT)- Năm 2008 là năm thứ 4 thực hiện Dự án Phân cấp giảm nghèo nông thôn (DPPR). Các hoạt động tiếp tục được triển khai ở 352 thôn, tại 45 xã của 5 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quang Bình, Xín Mần.


 

 Đoàn đánh giá giữa kỳ làm việc với BQL Dự án DPPR tỉnh.


Từ đầu năm đến nay, BQL các huyện, xã hoạt động ổn định và có nhiều cố gắng, nỗ lực triển khai thực hiện công việc được giao. Chất lượng các hoạt động của dự án đạt kết quả tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cũng như xã hội tại mỗi địa phương, góp phần đưa chất lượng cuộc sống của người dân ngày một cao. Tổng ngân sách kế hoạch năm 2008 chính thức đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 738 với tổng kinh phí 90.065,42 triệu đồng, trong đó nguồn vốn của Chính phủ Việt Nam 9.259,49 triệu đồng, vốn vay IFAD 77.534 triệu đồng, nguồn vốn hỗ trợ của IFAD là 1.954,98 triệu đồng, người hưởng lợi đóng góp 1.316,95 triệu đồng.

 

Nhìn vào hoạt động của Hợp phần I (Xây dựng năng lực để phát triển có sự phân cấp) cho thấy, từ đầu năm đến nay, dự án đã triển khai thực hiện có hiệu quả một số công việc như: BQL các huyện, xã đã tổ chức được 8 lớp đào tạo tập huấn về các nội dung gồm: Quản lý dự án, theo dõi đánh giá có sự tham gia, đào tạo lại sử dụng máy vi tính cho 194 cán bộ xã; bế giảng 5 lớp xóa mù chữ triển khai trong năm 2007 cho 137 học viên tại 2 huyện Đồng Văn và Xín Mần; BQL xã Tả Lủng (Mèo Vạc), xã Thèn Phàng (Xín Mần) đã hỗ trợ 75 dao thái thức ăn gia súc cho 75 hộ nghèo và tại huyện Đồng Văn, BQL 9 xã nằm trong vùng dự án đã hỗ trợ tiền ăn cho học sinh nội trú dân nu”i. Nh”m đổi mới hình thức tuyên truyền, nâng cao sự hiểu biết của cán bộ xã và nhân dân trong vùng dự án, BQL huyện Yên Minh phối hợp với BQL 9 xã tổ chức thành c”ng cuộc thi tìm hiểu về Dự án DPPR. BQL dự án của 45 xã đã tổ chức được các cuộc hội thảo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2007 và duy trì tốt chế độ họp giao ban hàng tháng, hàng qúy, đồng thời phân công giao nhiệm vụ cho cán bộ đi kiểm tra các hoạt động, các mô hình đang được triển khai thực hiện, hoàn thành xây dựng kế hoạch chi tiết cho các lớp tập huấn, lập dự toán chi tiết cho các hoạt động hỗ trợ vật tư... Đối với Hợp phần II (Hợp phần hỗ trợ sản xuất): Từ đầu năm đến nay đã tổ chức nghiệm thu 6 mô hình thực hiện trong năm 2007 gồm mô hình Lạc, Đào Quảng Đông, Khoai tây, Lá đắng và Su su. Các xã tiếp tục hoàn thành việc thanh quyết toán các mô hình đã hoàn thành, các mô hình sau khi nghiệm thu đã bàn giao cho các hộ tiếp tục chăm sóc, theo dõi. Tiến hành tổ chức 16 lớp tập huấn về thâm canh ngô, lúa, đậu tương; đào tạo khuyến nông viên thôn bản, quản lý, bảo vệ rừng cho 534 nông dân tham gia. Đối với các mô hình trên đồng ruộng, đã triển khai 7/10 mô hình với 20 hộ tham gia, gồm 2 mô hình hướng dẫn chăm sóc bón phân lần 1, 2 cho ngô lai CP99 với diện tích 1 ha; 2 mô hình bón phân lần 1, 2 cho ngô lai địa phương với diện tích 0,5 ha; 1 mô hình trồng cỏ VA06 với diện tích 0,5 ha; 1 mô hình trồng mía tím. Ngoài ra còn hỗ trợ 15.488 cây giống các loại như Lê đường, Đào đỏ Vân Nam , Na, Thảo quả... Ngân hàng giống cấp xã đã hỗ trợ cho vay quay vòng 19,4 tấn phân bón cho trên 100 hộ nghèo; hỗ trợ 26.100 cây thông cho 32 hộ với 16,8 ha nằm trong diện trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Tổ chức nghiệm thu 3 mô hình nuôi gà thả vườn tại xã Đường Thượng, Lũng Hồ, Mậu Long (Yên Minh) và tiếp tục theo dõi 28 mô hình triển khai trong năm 2007 gồm 10 mô hình vỗ béo bò, 9 mô hình bò sinh sản, 3 mô hình gà thả vườn, 4 mô hình nuôi lợn nái, 1 mô hình nuôi nhím, 1 mô hình nuôi thỏ. Tổ chức 8 lớp đào tạo, tập huấn cho 294 thú y viên thôn bản và nông dân về kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm; hỗ trợ được 48,5 tấn cỏ giống cho các hộ trồng; tiếp tục theo dõi thực hiện 16 mô hình cải tạo giống lợn, 10 mô hình cải tạo giống dê. Bên cạnh đó, dự án cũng đã cung cấp 9 tủ lạnh, 9 tủ thuốc thú y, 9 hộp bảo ôn, 6 kìm bấm, 6 kìm thiến; tiếp tục theo dõi vốn thuốc quay vòng tại các xã và chỉ đạo sử dụng hiệu quả tủ thuốc thú y nhằm phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong vùng dự án; triển khai 3 mô hình cải tạo giống bò tại các huyện Mèo Vạc, Xín Mần, Đồng Văn. Dự án cũng đã nghiệm thu 23 mô hình cá ruộng và 2 mô hình ao ương cá giống; triển khai 1 mô hình nuôi ếch tại xã Mậu Long (Yên Minh); tiếp tục thi công 2 chợ tại Xín Mần và Quang Bình. BQL dự án tỉnh đã tổ chức 1 lớp đào tạo phân tích lãi suất và cách phân bổ lãi suất và 1 lớp sử dụng tài liệu tập huấn cho nhóm tín dụng tiết kiệm. Tính đến nay, dự án đã thành lập được 190 nhóm tín dụng tiết kiệm với 3.446 thành viên, các nhóm này hoạt động ổn định, các thành viên vay vốn trả lãi, trả gốc đúng kỳ hạn, đóng góp tiết kiệm đầy đủ. Về phát triển cơ sở hạ tầng, đã có 40 công trình gồm chợ, đường giao thông, điểm trường, cống... được hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

 

Để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, theo ông Hoàng Văn Sơn, Giám đốc BQL Dự án DPPR tỉnh Hà Giang, cho biết:BQL cấp tỉnh, huyện tiếp tục tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở đảm bảo tiến độ thực hiện các hợp phần theo đúng kế hoạch và quy định của dự án, nhằm góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống của nhân dân vùng dự án. Cán bộ BQL xã, đặc biệt là các Trưởng ban phải chủ động tích cực và quan tâm đến mọi công việc của dự án, tự nâng cao năng lực để triển khai các hoạt động của dự án đạt kết quả cao nhất, phục vụ tốt người dân tại địa phương.


Ngọc Quỳnh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho người nghèo
(HGĐT)- Dự án DPPR được triển khai tại huyện Quang Bình từ năm 2005 với tổng kinh phí được phê duyệt trên 15 tỷ đồng, cho 6 xã: Tân Bắc, Yên Thành, Tân Nam, Bản Rịa, Nà Khương và Xuân Minh gồm 50 thôn, bản, với 9.581 hộ dân được hưởng lợi từ dự án.
25/06/2008
Huyện Bắc Quang trồng thí điểm 5 ha cây cao su tại xã Vô Điếm
(HGĐT)- Được sự hỗ trợ của Tổng Công ty Cao su Việt Nam, niên vụ 2008, tỉnh Hà Giang đã trích một phần ngân sách đưa vào trồng thí điểm 10 ha cao su tại 2 huyện Vị Xuyên và Bắc Quang, với diện tích mỗi huyện 5 ha; dự kiến trong năm 2009, toàn tỉnh sẽ phát triển 5 nghìn ha tại 4 huyện vùng núi thấp của tỉnh.
25/06/2008
Hiệu quả của Dự án Chia sẻ ở xã Phiêng Luông
(HGĐT)- Bốn năm trước, Dự án Chia sẻ về với đồng bào các dân tộc đang sinh sống tại xã Phiêng Luông (Bắc Mê) - đây là một xã còn nhiều khó khăn, với diện tích tự nhiên tương đối rộng lớn (1.165,7 ha), là địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông, giao thông đi lại khó khăn, các điều kiện để phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế.
24/06/2008
Một gia đình nuôi nhím thành công ở huyện Xín Mần
(HGĐT)- Tại xã Nà Chì, huyện Xín Mần có nhiều hộ nuôi nhím từ năm 2006, song chỉ có một gia đình nuôi nhím thành công nhất đó là: Gia đình anh Hoàng Trung Tuấn và vợ là chị Lý Thị Sen cư trú tại khu phố xã Nà Chì, huyện Xín Mần.
23/06/2008