Điện lực Hà Giang:

Trưởng thành từ vùng đất khó

07:42, 17/06/2008

(HGĐT)- Nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, địa hình các huyện vùng cao của tỉnh chia cắt rất mạnh, có độ dốc bình quân trên 30 độ. Để có những con đường theo quy chuẩn, người công nhân phải mở nhiều cua, nhưng để có những tuyến đường điện vượt núicheo leo, vắt mìnhqua những hẻm sâu, hoặc chạy dài trên những sườn núi gập ghềnh dốc đứng khắp 195 xã, phường, thị trấn trong tỉnh.


Những công nhân ngành Điện chỉ có một lối chọn là trau dồi năng lực nghiệp vụ, khắc phục điều kiện thời tiết khắc nghiệt và địa hình khó khăn để đảm bảo thi công các công trình chất lượng và đúng tiến độ.


Là phóng viên Báo tỉnh thường xuyên có dịp tháp tùng các chuyến thăm, làm việc tại các huyện vùng cao nguyên đá của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của tỉnh, ghi nhận của phóng viên chúng tôi là sự trầm trồ thán phục của các đồng chí lãnh đạo trước những cột điện sừng sững trên sườn núi, vắt mình qua hẻm sâu... Họ đều có chung câu hỏi, làm thế nào mà đội ngũ công nhân ngành Điện lắp đặt được hệ thống như vậy? Vâng, đó chính là những con em các dân tộc vùng cao Hà Giang, được Điện lực tỉnh đào tạo thành những người công nhân lành nghề, đã và đang vượt khó làm nên. Đầu năm 1995, chỉ số ít người dân trong tỉnh được sử dụng lưới điện Quốc gia; nhưng sau hơn 10 năm, Hà Giang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về điện khí hóa nông thôn; là tỉnh biên giới đầu tiên đạt chỉ tiêu 100% số xã có điện lưới Quốc gia, vượt trước thời gian chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển Điện lực trên 4 năm, trong điều kiện thi công tại các thôn bản vùng sâu, vùng xa, đường vận chuyển vật tư, thiết bị, vật liệu rất khó khăn. Ngoài ra, do địa bàn dân cưkhông tập trung, đường dây đến được các hộ dân thường dài, dẫn đến tình trạng điện áp không đảm bảo, vốn đầu tư cao hơn hẳn so với vùng thấp. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 70% số hộ được sử dụng điện. Điện lực tỉnh với 732 cán bộ, công nhân quản lý, vận hành và khai thác 1.800 km đường dây trung áp, 1.359 km đường dây hạ áp, 651 máy biến áp phân phối với dung lượng 76.532 KVA…


Thời gian qua, Điện lực tỉnh tiếp tục điều tra, khảo sát và lập các dự án cấp điện cho khu vực các thôn bản chưa có điện trong kế hoạch 2008 – 2010 và phương hướng 2010 đến 2015. Theo số liệu thống kê, địa bàn tỉnh hiện tại còn 678 thôn bản và 40.741 hộ chưa có điện. Để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong thời gian trên, ngành Điện cần được đầu tư xây lắp 1.504 km đường dây trung áp,1.427 km đường dây hạ áp và 535 trạm biến áp phân phối với tổng mức đầu tư ước tính khoảng 1.039 tỷ 320 triệu đồng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, 6 huyện phía Bắc của tỉnh gồm Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc, Yên Minh, Bắc Mê và Vị Xuyên được cấp điện qua lộ 375 – Trạm biến áp 110 KV Hà Giang, trục chính của tuyến đường dây 35 KV có bán kính cấp điện lên gần 130 km, đây là tuyến trung thế cấp điện cho nhiều huyện và có bán kính cấp điện lớn nhất tỉnh. Do chiều dài cấp điện khá lớn, không liên quan đến mạch vòng, lại nằm trên khu vực có địa hình hiểm trở, độ cao và nhiều giông sét nên chất lượng điện áp và độ an toàn cung cấp điện khá thấp. Hơn nữa, khu vực này đã và đang triển khai xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ, cấp điện cho các phụ tải phục vụ thi công xây dựng các công trình thủy điện thì tuyến đường dây 35 KV nêu trên không có khả năng đáp ứng. Do vậy, việc triển khai xây dựng tuyến đường dây 110 KV Hà Giang – Yên Minh và Trạm cắt 110 kv tỉnh Hà Giang đã được Công ty Điện ực I và Điện lực tỉnh xác định là cần thiết và có tính cấp bách. Khi đi vào hoạt động, tuyến đường dây sẽ đảm nhiệm hai nhiệm vụ chính là cung cấp điện cho các phụ tải phía Bắc của tỉnh và các phụ tải lân cận, nhất là giải quyết tình trạng quá tải lưới điện hiện tại; kết nối với lưới điện và nguồn điện hiện có, tạo mạch vòng liên kết với lưới điện và nguồn điện khu vực, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và hòa dòng điện của các Nhà máy Thủy điện Thái An; Nho Quế 1, 2, 3;Bát Đại Sơn… vàolưới điện Quốc gia một cách an toàn, chất lượng. Để triển khai dự án này, tập thể cán bộ, công nhân Điện lực tỉnh thật tự hào khi được Công ty Điện Lực I trực tiếp giao nhiệm vụ làm quản lý A (Chủ đầu tư) 02 danh mục công trình đường dây 110 KV Hà Giang – Yên Minh với quy mô 85 km và Trạm biến áp 110 KV Yên Minh với quy mô máy biến áp 25MVA 110/35 KV. Đồng chí Hoàng Văn Thiện, Giám đốc Điện lực tỉnh, phân tích: Được giao trọng trách quản lý A một dự án đầu tư trị giá trên dưới 300 tỷ đồng, một trong số ít công trình lớn hiện được đầu tư trên địa bàn tỉnh; trách nhiệm của Điện lực tỉnh nặng nề nhưng rất đỗi vinh dự. Với kinh nghiệm từ nhiều công trình như Đường điện 110 KV Khánh Hòa (Yên Báí) - Hà Giang; Đường điện 110 KV Hà Giang – Thanh Thủy và Hà Giang - Tuyên Quang; đã có nhiều năm xây lắp và quản lý các công trình đường điện tại các vùng có địa hình hiểm trở, điều kiện thi công khắc nghiệt;nên mặc dù dự án này địa hình tuyến đường điện đi qua địa phận các huyện Vị Xuyên, Quản Bạ và huyện Yên Minh, địa hình toàn tuyến phức tạp, mức độ phân cắt địa hình mạnh, độ chênh lớn...; đội ngũ cán bộ, công nhân ngành Điện đang ngày đêm tiếp tục nêu cao ưuyết tâm, năng động, sáng tạo, vượt khó hoàn thành trọng trách Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng Công ty Điện lực I giao phó; từng bước khẳng định vị thế của một doanh nghiệp trưởng thành từ vùng đất khó,xứng đáng với tấm Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì của tập thể va Huân chương Lao động hạng Ba của cá nhân Giám đốc Điện Lực tỉnh mà Chủ tịch Nước đã trao tặng.


Đức Dũng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quy hoạch phát triển công nghiệp - hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế
(HGĐT)- Những năm qua, ngành Công nghiệp tỉnh ta không ngừng lớn mạnh, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng GDP của toàn tỉnh lên khá cao; nền công nghiệp từ chỗ nhỏ lẻ, cơ sở sản xuất thô sơ, thiết bị lạc hậu thì nay đã có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển.
30/05/2008
Quản Bạ khẩn trương gieo cấy lúa mùa
(HGĐT)- Tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, nông dân huyện Quản Bạ đang khẩn trương gieo cấy lúa vụ mùa năm 2008.
16/06/2008
Thị trường Hà Giang tiếp tục phát triển ổn định
(HGĐT)- Năm 2008, do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài nên một số mặt hàng nông sản của tỉnh ta bị mất giá, số gia súctrên địa bàn chết nhiều gây thiệt hại nặng nề cho nông dân, đẩy giá nông sản lên cao.
13/06/2008
Cần giải pháp hỗ trợ cho ngành trồng - chế biến - xuất khẩu chè
(HGĐT)- Khác hẳn đầu năm, giá chè thu mua, chế biến, xuất khẩu trong tháng 4 đến đầu tháng 6.2008 đang có chiều hướng giảm, chững lại. Ngược lại giá phân bón, vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh lại không ngừng gia tăng.
13/06/2008