Khuyến khích phát triển sản xuất ở Bắc Quang

18:00, 25/04/2008

(HGĐT)- Thời gian qua, huyện Bắc Quang luôn trăn trở trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để làm sao tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị trên thị trường. Một trong những cách làm đang được người dân trong huyện đồng tình ủng hộ đó là việc ban hành và áp dụng những cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất.


 

Nông dân xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) chuẩn bị giống trồng rừng năm 2008.


Theo đồng chí ấu Đình Chiến, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang: Nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp trọng tâm và các nguồn vốn khác của tỉnh giao cho huyện, đồng thời để phát huy, khai thác tiềm năng kinh doanh, các nhóm hộ liên kết sản xuất theo hướng trang trại tập trung để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao... do vậy, UBND huyện vừa ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất hàng hóa tập trung vào một số cây, con có giá trị kinh tế trên địa bàn, cụ thể là trên một số lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông - lâm sản thực phẩm, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ kinh doanh ăn uống... Trên cơ sở các hộ, nhóm hộ, HTX của các xã tự nguyện đăng ký từng lĩnh vực cụ thể, UBND huyện sẽ thành lập tổ kiểm tra gồm các ngành chuyên môn, mời các đoàn thể huyện tham gia nghiệm thu thực tế, đánh giá hiệu quả của từng chương trình sẽ áp dụng vào quy định để thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho hộ, nhóm hộ và HTX đảm bảo cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất hàng hóa tập trung, thực sự trở thành động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa tập trung có quy hoạch, có quy mô hợp lý, tác động mạnh đến nền kinh tế nông - lâm nghiệp của huyện phát triển hơn nữa trong nhiều năm tới. Cơ chế, chính sách khuyến khích đã được huyện ban hành và áp dụng cụ thể trên từng lĩnh vực, cụ thể như: Trong sản xuất kinh doanh lúa chất lượng cao, hộ hoặc nhóm hộ liên kết đầu tư thâm canh sản xuất, kinh doanh tập trung thành vùng lúa chất lượng cao, mỗi vụ tiêu thụ từ 100 - 150 tấn được hỗ trợ 2 triệu đồng/vụ/năm, từ 150 - 300 tấn được hỗ trợ 4 triệu đồng, trên 300 tấn được hỗ trợ 5 triệu đồng; trong sản xuất kinh doanh chè, hộ hoặc nhóm hộ liên kết đầu tư thâm canh sản xuất kinh doanh thành vùng chè có quy mô từ 50 - 100 ha được hỗ trợ 2,5 triệu đồng/năm, 100 - 200 ha được hỗ trợ 4 triệu, từ 200 ha trở lên được hỗ trợ 5 triệu. Tương tự như vậy cũng sẽ được áp dụng hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh cam, quýt; mỗi hộ hoặc nhóm hộ liên kết đầu tư thâm canh sản xuất kinh doanh tập trung thành vùng cam, quýt có quy mô từ 50 - 100 ha được hỗ trợ 2 triệu đồng/năm, trên 100 ha - 200 ha được hỗ trợ 4 triệu đồng/năm, từ trên 200 ha trở lên được hỗ trợ 5 triệu đồng/năm. Đối với sản xuất kinh doanh lạc từ 50 - 150 ha được hỗ trợ 2 triệu đồng/vụ/năm, từ 150 - 300 ha được hỗ trợ 4 triệu đồng/vụ/năm, từ 300 ha trở lên được hỗ trợ 5 triệu đồng/vụ/năm. Đối với sản xuất kinh doanh rừng nguyên liệu giấy, hộ hoặc nhóm hộ liên kết đầu tư chuyển đổi rừng nghèo kiệt, rừng nghèo lâm sản sang trồng rừng kinh tế theo quy hoạch thành vùng tập trung với quy mô từ 20 - 50 ha được hỗ trợ 2 triệu đồng/năm, từ 50 - 100 ha được hỗ trợ 4 triệu đồng/năm, từ 100 ha trở lên được hỗ trợ 5 triệu đồng/năm và chỉ được hỗ trợ sau khi nghiệm thu rừng trồng đã khép tán. Trong lĩnh vực chăn nuôi, hộ hoặc nhóm hộ liên kết đầu tư sản xuất kinh doanh chăn nuôi gà thịt, gà, vịt siêu trứng theo quy mô chuồng trại tập trung từ 500 - 1.000 con được hỗ trợ 2 triệu đồng/năm, 1.000 - 2.000 con được hỗ trợ 4 triệu đồng/năm, trên 2000 con được hỗ trợ 5 triệu đồng/năm; đối với hộ hoặc nhóm hộ chăn nuôi lợn thịt thì mỗi năm xuất chuồng từ 100 con có trọng lượng từ 60 kg/con được hỗ trợ 2 triệu đồng/năm, từ 101 - 150 con có trọng lượng 60 kg/con được hộ trợ 4 triệu đồng, từ 150 con có trọng lượng từ 60 kg/con được hỗ trợ 5 triệu đồng/năm; mỗi năm xuất chuồng 100 con lợn giống có trọng lượng 7 kg/con trở lên được hỗ trợ 2 triệu đồng và từ 200 con trở lên được hỗ trợ 5 triệu đồng/năm; đối với hộ hoặc nhóm hộ đầu tư nuôi trâu, bò thịt theo quy mô chuồng trại tập trung từ 20 - 50 con và xuất bán được 15 - 20 con/năm được hỗ trợ 2 triệu đồng, từ 50 con - 100 con và xuất bán được 20 - 40 con/năm được hỗ trợ 4 triệu đồng/năm; hộ hoặc nhóm hộ đầu tư nuôi cá lồng đặc sản có quy mô tập trung từ 5 - 10 lồng được hỗ trợ 2 triệu đồng và từ 10 lồng trở lên được hỗ trợ 4 triệu đồng/năm. Trong lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm: Đối với những hộ hoặc nhóm hộ liên kết đầu tư sản xuất kinh doanh có đăng lý nhãn hiệu, xuất xứ sản phẩm gạo chất lượng cao, có mẫu mã, bao bì, địa chỉ để quảng bá tiêu thụ ổn định trên thị trường, huyện sẽ hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay ngân hàng trong thời gian 3 năm, mức vay tối đa 150 triệu đồng. Những xưởng chế biến chè tự nguyện liên kết thành tập đoàn hay hiệp hội những người sản xuất chế biến và tiêu thụ chè có quy mô vừa, công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, có sức cạnh tranh mạnh, có thị trường tiêu thụ ổn định, huyện sẽ hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay ngân hàng, mức vay tối đa không quá 150 triệu đồng. Hộ hoặc nhóm hộ liên kết đầu tư sản xuất chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, xây dựng thành xưởng chế biến tiêu thụ với khối lượng từ 100 - 200 tấn/năm được hỗ trợ 3 triệu đồng, từ 200 - 400 tấn được hỗ trợ 5 triệu đồng và từ 400 tấn được hỗ trợ 8 triệu đồng/năm. Trong lĩnh vực sản xuất thủ công nghiệp: Hộ hoặc nhóm hộ, tổ chức HTX đầu tư sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tiêu thụ ổn định, thu hút và giải quyết việc làm cho 100 - 200 lao động được hỗ trợ 3 triệu đồng/năm, từ 200 - 400 lao động được hỗ trợ 5 triệu đồng/năm. Trong lĩnh vực dịch vụ kinh doanh ẩm thực đặc trưng truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc ở các xã vùng 2, vùng 3 của huyện, nếu duy trì hoạt động có hiệu quả được nhiều khách hàng ưa chuộng về uy tín, chất lượng, huyện sẽ hỗ trợ 2 triệu đồng/năm. Nếu phải vay vốn để mở rộng kinh doanh dịch vụ ẩm thực tại xã, huyện sẽ hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay ngân hàng trong thời gian 2 năm, mức vay không quá 10 triệu đồng... Tất cả sự hỗ trợ trên đều không quá thời hạn 3 năm.


Đồng chí ấu Đình Chiến khẳng định: Việc thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất hàng hóa tập trung trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là bước đột phá để phát triển kinh tế. Do đó huyện Bắc Quang sẽ tập trung tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho tất cả nhân dân các dân tộc trong huyện hiểu rõ về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất theo quy mô tập trung thành vùng, thành trang trại, khắc phục tình trạng manh mún thiếu đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng...


Quỳnh Mai

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Điện lực tỉnh với các giải pháp tiết kiệm điện cấp bách
(HGĐT)- Theo ông Hoàng Văn Thiện, Giám đốc Điện lực tỉnh, cho biết:Mỗi tháng Hà Giang tiêu thụ khoảng 13 triệu KWh điện. Tuy nhiên, trong tháng 3, tỉnh ta chỉ được Tổng Công ty Điện lực I giao 8,18 triệu KWh; tháng 4 được giao 7,2 triệu KWh, cộng với trên 2 triệu KW từ các thủy điện, toàn tỉnh còn thiếu trên 5 triệu KWh điện/tháng. Đây là bài toán mà Điện lực Hà Giang đang
25/04/2008
Báo cáo thường niên – năm 2007
Tên Công ty đại chúng: Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà GiangTên giao dịch: Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà GiangTên gọi tắt: HMMJCĐịa chỉ: Số 390 đường Nguyễn Trãi thị xã Hà Giang tỉnh Hà GiangĐiện thoại : 0219 866 708, Fax: 0219 867 068
24/04/2008
Hiệu quả kinh tế trang trại ở Quang Bình
(HGĐT)- Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo, nhiều mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh ta nói chung, huyện Quang Bình nói riêng đã và đang phát huy được hiệu quả, nhiều hộ gia đình từ chỗ chỉ biết sản xuất theo phong tục tập quán địa phương, nay đã biết kết hợp làm kinh tế theo mô hình VAC - KTTT
23/04/2008
Chăm sóc lúa chiêm xuân ở xã Quang Minh
(HGĐT)- Vụ chiêm xuân năm nay xã Quang Minh( Bắc Quang) phải chịu tác động lớn do đợt rét đậm, rét hại gây ra, trên 80% diện tích lúa xuân của xãphải gieo cấy lại.
21/04/2008