Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa và cây trồng ở Bắc Quang

08:08, 16/04/2008

(HGĐT)- Bắc Quang là huyện vùng thấp, có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Cây lúa, ngô vẫn được xem là cây trồng chính, giữ vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất của người dân.


 Để có vụ xuân đạt năng suất cao, ngay từ đầu vụ, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện đã chú trọng đưa những loại giống lúa ngắn ngày, khả năng chống chịu bệnh cao, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương vào gieo trồng. Đối với những diện tích lúa khô hạn, thiếu nước huyện có chủ trương chuyển sang trồng lạc, ngô, đậu tương đảm bảo tăng giá trị sử dụng trên một diện tích, quyết tâm không để đất trống.

Toàn huyện đã thực hiện song 100% diện tích gieo trồng với tổng diện tích lúa vụ xuân của huyện đã cấy là 3.200 ha, so với kế hoạch đạt 100,73%, trong đó giống lúa lai chiếm 1.350 ha; lúa chất lượng cao HT1, Tám thơm, Bắc thơm 1.750 ha; lúa thuần 123,5 ha, còn lại là nếp địa phương. Tổng diện tích ngô vụ Đông-xuân đã trồng 1.235 ha, chủ yếu là giống ngô Bioseed, VN10, CP888, ngô địa phương; cây lạc trồng được 870,9 ha…Khác với mọi năm, vụ chiêm xuân này huyện Bắc Quang gieo cấy muộn do đợt rét đậm, rét hại gây ra nên ngay trong giai đoạn đầu phát triển của cây lúa, chính quyền huyện đã có kế hoạch cụ thể chỉ đạo các xã, người dân tích cực theo dõi tình hình phát triển của cây lúa và các loại cây trồng khác, chủ động có biện phápphòng trừ sâu bệnh; làm cỏ sục bùn cho lúa đợt 1 với 100% diện tích gieo đã cấy. Huyện cũng đã đang tập trung chỉ đạo nông dân tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa đợt 2, đảm bảo phấn đấu đạt sản lượng lúa vụ chiêm xuân cho năng suất cao, nhất là khi lúa đang trong giai đoạn chuẩn bị đẻ nhánh.

Vụ chiêm xuân này ở một số xã như: Tân Lập, Đức Xuân do bị khô hạn nên ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ phát triển, năng suất của cây lúa, vì thế chính quyền huyện đã chỉ đạo các xã huy động nhân dân tu sửa, nạo vét kênh mương nội đồng, khai thác tối đa hiệu quả các công trình thủy lợi, đảm bảo cho việc phục vụ tốt nguồn nước tưới. Đối với một số thôn vùng cao, nguồn nước không đáp ứng được, huyện có chủ trương chuyển đổi sang trồng lạc, đậu tương. Để năng suất vụ xuân đạt hiệu quả, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông huyện đã chủ động phối hợp với khuyến nông xã, thôn bản tổ chức mở các lớp tập huấn cho các Bí thư chi bộ, trưởng thôn bản về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa, ngô, đậu tương, đồng thời tích cực tuyên truyền, hướng dẫn bà con sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để chống các loại bệnh vàng lá, đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu… Theo kế hoạch định kỳ, khuyến nông xã phối hợp với cán bộ khuyến nông thôn, bản thường xuyên thực hiện chế độ giao ban để báo cáo tình hình dịch bệnh, quá trình sinh trưởng của cây trồng và có báo cáo cụ thể về trạm khuyến nông xã, huyện để có hướng dẫn, cách phòng chống cụ thể nếu xuất hiện dịch bệnh.


Nhờ việc chủ động chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên toàn bộ số diện tích lúa vụ chiêm xuân của huyện Bắc Quang phát triển tốt, nhân dân đang tiến hành làm cỏ, bón phân lần 1 được 2.965,62 ha, đạt 92%, làm cỏ đợt 2 là 1.228,22 ha, đạt 35% tổng diện tích; diện tích ngô đang tiến hành bón phân, làm cỏ đợt 1 được 995,7 ha, làm cỏ đợt 2 là 265,54 ha; diện tích cây lạc đang tiến hành xới phá váng lần 1 được 1.012,9, đạt 96%. Thời điểm này, cây lúa đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn đẻ nhánh, phát triển tốt, vì vậy việc vận động, hướng dẫn bà con tranh thủ thời tiết ấm để làm cỏ sục bùn, bón thúc lần 2 cho lúa phát triển đều đã được chính quyền huyện, các phòng chức năng đặc biệt chú trọng.


Tuy nhiên, theo ông Phạm Xuân Tình, Trưởng Phòng Kinh tế huyện Bắc Quang, cái khó khăn nhất trong việc bảo vệ, chăm sóc cây lúa và các loại cây trồng khác hiện nay là, nhiều diện tích lúa được gieo cấy do không đồng bộ nên hiện tại có một số diện tích đang trong thời kỳ đẻ nhánh, đón đòng nhưng cũng có nhiều diện tích lúa đang trong thời kỳ đầu của quá trình sinh trưởng nên gây không ít khó khăn trong công tác chăm sóc, bảo vệ, nhất là với tình hình thời tiết đang diễn biến phức tạp rất dễ phát sinh dịch bệnh. Do vậy, việc tuyên truyền, phổ biến cho người dân thường xuyên đi thăm đồng, kịp thời phát hiện dịch bệnh hại để chủ động phòng chốnglà nhiệm vụ hàng đầu.


Hoàng Ngọc

Cùng chuyên mục

Phát triển kinh tế hộ ở xã Tân Trịnh
(HGĐT)- Xã Tân Trịnh (Quang Bình) có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế hộ gia đình, bởi khí hậu ôn hoà, đất đai, diện tích rừng khá lớn, nước sản xuất thuận lợi hơn so với các vùng khác; xã có hệ thống đường giao thông liên thôn bản khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện tốt cho người dân tiếp cận với nền kinh tế thị trường, tìm ra những định hướng cho phát triển kinh tế hộ.
31/03/2008
Mô hình nuôi bò sinh sản ở Cháng Lộ
(HGĐT)- Những ngày đầu năm 2008, chúng tôi đã có dịp đến thăm một số mô hình của Dự án Phân cấp giảm nghèo nông thôn (DPPR) đang triển khai và bước đầu cho kết quả tốt tại thôn Cháng Lộ, xã Sủng Cháng (Yên Minh).
28/03/2008
Thủy điện Thái An luôn đảm bảo tiến độ thi công
(HGĐT)- Dự án Thủy điện Thái An được thực hiện trên sông Miện, thuộc địa bàn xã Thái An (Quản Bạ). Từ khi chính thức khởi công đến nay (8.2007), công trình luôn đảm bảo thực hiện đúng tiến độ thi công theo kế hoạch đề ra.
28/03/2008
Hoàng Su Phì, Xín Mần tập trung cao độ chăm sóc lúa, rau màu vụ xuân
(HGĐT)- Đến nay, Hoàng Su Phì đã cơ bản cấy hoàn thành diện tích lúa xuân theo kế hoạch đề ra là 320 ha. Cơ cấu giống vụ xuân chủ yếu là D ưu 725; lúa thuần HT1 và DT122.
26/03/2008