Sau 3 năm triển khai hoạt động khuyến công trên địa bàn

16:15, 25/01/2008

(HGĐT)- Thực hiện Nghị định 134/2004/NĐ - CP ngày 9/6/2004 của Chính phủ về “Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn”, ngày 19/10/2004, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 3181 về việc thành lập Trung tâm khuyến công và tư vấn công nghiệp để thực hiện các hoạt động khuyến công và tư vấn khuyến công nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, từng bước thực hiện mục tiêu CNH nông nghiệp, nông thôn.


Sau 3 năm tổ chức triển khai hoạt động khuyến công với sự giúp đỡ và phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành có liên quan như Sở Tài chính, Sở Công nghiệp, UBND các huyện, thị, các phòng kinh tế..., đặc biệt là sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Trung tâm khuyến công và tư vấn công nghiệp đã cố gắng phấn đấu là địa chỉ tin cậy của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh. Sự ra đời của Trung tâm khuyến công và tư vấn công nghiệp với vai trò hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng là một chủ trương và quyết định đúng đắn của Trung ương và địa phương. Tuy ra đời muộn so với các tỉnh trong cả nước, nguồn kinh phí dành cho các chương trình dự án còn hạn hẹp, song bước đầu hoạt động khuyến công đã mang lại hiệu quả KT - XH, phát huy được lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, góp phần XĐGN, làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong tỉnh. Nhiều làng xã hiện nay đã có nghề mới được hình thành, một số nghề truyền thống được khôi phục như dệt vải lanh, dệt thổ cẩm, sản xuất rượu thóc, rượu ngô đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ... Theo đánh giá cho thấy, hoạt động khuyến công ở tỉnh ta sau 3 năm tổ chức đã triển khai theo đúng tiến độ và sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, cụ thể đã hỗ trợ, động viên kịp thời cho gần 50 đề án với nhiều ngành nghề khác nhau như nông - lâm sản, gia công cơ khí... với tổng kinh phí khoảng 3.755.010.000 đồng, trong đó kinh phí khuyến công Quốc gia hỗ trợ 280.000.000 đồng, kinh phí khuyến công địa phương là 3.475.010.000 đồng, từ đó phát huy được tiềm năng thế mạnh của vùng, góp phần tạo việc làm cho gần 1.500 lao động, tăng thu ngân sách địa phương, tăng giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh nhà. Từ nguồn kinh phí trên, Trung tâm khuyến công đã tổ chức hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất; tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề cho lao động nông thôn; hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm... Đặc biệt, chương trình khuyến công sau 3 năm thực hiện đã xây dựng được một số mô hình sản xuất có ý nghĩa KT - XH và có tính khả thi cao mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho người lao động, doanh nghiệp và ngân sách địa phương, đồng thời mở ra một hướng đi mới trong công tác phát triển kinh tế vùng cao, giải quyết được việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương như mô hình: Sản xuất mây tre đan xuất khẩu, sản xuất, chế biến chè, sản xuất chế biến gạo Già Dui, chế biến mật o­ng, sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ Nứa ghép, sản xuất chổi chít, sản xuất gia công cơ khí... Hoạt động khuyến công triển khai thực hiện đã tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về khuyến khích phát triển công nghiệp - TTCN đến các cơ sở sản xuất công nghiệp. Đặc biệt, hoạt động khuyến công đã góp phần không nhỏ trong việc xóa bỏ “vùng trắng” công nghiệp tại các vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.


Về các giải pháp thực hiện hoạt động khuyến công trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục nâng cao trình độ quản lý, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ khuyến công, phấn đấu trở thành một địa chỉ tin cậy đối với hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh nhà. Tăng cường công tác quản lý và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong công tác khuyến khích phát triển công nghiệp, đặc biệt là sự kết hợp giữa cán bộ khuyến công với các huyện, thị xã, các đơn vị sản xuất công nghiệp trong công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai và kiểm tra, giám sát thực hiện đề án đảm bảo cho công tác khuyến công thực hiện một cách nhanh gọn, chính xác, hiệu quả và chất lượng. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của Trung tâm khuyến công. Hỗ trợ đầu tư dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất đối với các cơ sở sản xuất. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, truyền nghề tại địa phương, giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động nhàn rỗi tại địa phương. Tập trung hỗ trợ phát triển một số ngành nghề chính như chế biến nông - lâm sản, sản xuất TTCN, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, gia công cơ khí... Phổ biến nhân rộng các mô hình có hiệu quả tới những địa bàn có khả năng phát triển và đẩy mạnh nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khuyến công trên địa bàn.


Ngọc Quỳnh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Để có môi trường giao thương lành mạnh
(HGĐT)- Năm 2007, cả nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh ta, thị trường lưu thông hàng hóa diễn biến khá phức tạp do ảnh hưởng của giá xăng, dầu trên thế giới và trong nước tăng mạnh, đã làm giá một số mặt hàng như: Vàng, lương thực, thực phẩm... của tỉnh cùng chịu sự tác động.
31/12/2007
Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp “chia” giá cùng nông dân
(HGĐT)- Đến nay, Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp đã cung ứng cho nông dân 80 tấn giống các loại để phục vụ sản xuất Đông- xuân.
23/01/2008
Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp “chia” giá cùng nông dân
(HGĐT)- Đến nay, Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp đã cung ứng cho nông dân 80 tấn giống các loại để phục vụ sản xuất Đông- xuân.
23/01/2008
Phát triển đường GTNT ở tỉnh ta
(HGĐT)- Nghị quyết của Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 xác định: Giao thông nông thôn (GTNT) được coi là kết cấu hạ tầng quan trọng, phải được ưu tiên đi trước một bước, tạo tiền đề cho việc xây dựng các lĩnh vực khác, nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hoá, thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển KT-XH.
21/01/2008