Phát triển đường GTNT ở tỉnh ta

17:02, 21/01/2008

(HGĐT)- Nghị quyết của Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 xác định: Giao thông nông thôn (GTNT) được coi là kết cấu hạ tầng quan trọng, phải được ưu tiên đi trước một bước, tạo tiền đề cho việc xây dựng các lĩnh vực khác, nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hoá, thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển KT-XH.


Tính đến 31.12.2007, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, toàn tỉnh đã mở mới được 311 km đường dân sinh, 362 km đường GTNT, 24 cây cầu GTNT, với tổng chiều dài 198 mét. Đến nay, 100% các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có đường ô tô đến trung tâm, trong đó có 58% số xã có đường nhựa; 86% các thôn, bản có đường giao thông đi qua với chiều dài đường huyện là 1.860 km, đường liên xã là 4.463 km, (trong đó có gần 550 km đường dân sinh), 367 km đường bê tông do nhân dân tự làm. Chỉ tính riêng trong đợt phát động thi đua chào mừng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII, toàn tỉnh đã mở mới được hơn 300 km đường GTNT, tu sửa được 200 km đường giao thông loại B... Hệ thống đường GTNT trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong năm 2007, đã có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh, năm được coi là có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất từ trước đến nay (11,8%). Trong năm, trên các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh, ngành GT-VT đã vận chuyển được 519.000 tấn hàng hóa, tăng 1,2% và634,6.000 lượt hành khách, tăng 3,5% so với năm 2006, tổng mức lưu chuyển hàng hóa đạt 1.300 tỷ đồng... Ngoài việc góp phần phục vụ đi lại cho bà con nhân dân giao lưu phát triển KT- VH-XH, đặc biệt là ở các xã vùng cao, vùng sâu của tỉnh, trong năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của các tổ chức hội, đoàn thể, đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ của bà con nhân dân, nên trong quá trình triển khai thực hiện mở đường GTNT ở hầu hết các huyện, thị xã đều gặp thuận lợi, hệ thống đường giao thông nông thôn đã phục vụ trực tiếp bà con nhân dân vận chuyển, giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các vùng miền rất thuận lợi, rút ngắn được thời gian, công sức, góp phần thúc đẩy phát triển KT-VH-XH và đảm bảo AN-QP...


Tuy nhiên đường GTNT được mở trong năm qua cũng còn gặp những khó khăn, bất cập như: Việc triển khai Chương trình 135 giai đoạn 2, trong đó có đường GTNT còn chậm; một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và các quy định còn bất cập, nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa như: Hỗ trợ vật liệu nổ; việc cung ứng xi măng cho cho nhân dân các huyện vùng thấp để làm đường GTNT còn chậm so với kế hoạch. Đặc biệt là việc thực hiện Quy định số 1881 của UBND tỉnh về triển khai Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo Chương trình 135 (giai đoạn 2), trong đó có đường GTNT(Quy định về mức giá hỗ trợ của Nhà nước dành cho các loại đường GTNT đối với các huyện vùng cao phía Bắc và phía Tây của tỉnh). Nguyên nhân do giá cả xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng đều tăng cao so với dự toán lập ban đầu, không còn phù hợp với thị trường thực tế hiện nay, dẫn đến các huyện đều gặp nhiều khó khăn trong công tác giải ngân.


Từ thực tế nêu trên, UBND tỉnh cần sớm xem xét điều chỉnh, bổ sung Quy định số 1881 về việc áp dụng kỹ thuật, quy mô xây dựng và định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng GTNT theo hướng Nhà nước đầu tư hạng mục và công việc mang tính kỹ thuật, nhân dân đóng góp lao động thủ công, vận chuyển bộ và được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí theo khối lượng ngày công đóng góp, đồng thời tăng kinh phí bảo trì đường bộ, đảm bảo đường luôn êm thuận, không bị xuống cấp... Có như vậy mới phát huy tối đa nội lực trong nhân dân, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước và có một hệ thống GTNT đảm bảo.


Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu trong phát triển KT-XH của tỉnh từ nay đến năm 2015 và phải được cụ thể hoá bằng kế hoạch phát triển hàng năm. Đây được coi là nhiệm vụ cơ bản, quyết định cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động xã hội trong nông thôn, nhằm từng bước thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Bởi nếu có hệ thống đường GTNT hoàn thiện và xây dựng hệ thống đường GTNT theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” sẽ góp phần khai thác được hiệu quả các tiềm năng kinh tế ở từng địa phương, nâng cao được đời sống nhân dân, ổn định chính trị, xã hội, củng cố AN-QP ở các vùng nông thôn, đặc biệt là nông thôn khu vực biên giới. Đặc biệt ngành GT-VT phải được coi là một ngành kinh tế kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và luôn phải đi trước một bước, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH, cùng cả nước tiến nhanh trong tiến trình hội nhập và CNH-HĐH đất nước.


Hữu Thụy

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Để có môi trường giao thương lành mạnh
(HGĐT)- Năm 2007, cả nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh ta, thị trường lưu thông hàng hóa diễn biến khá phức tạp do ảnh hưởng của giá xăng, dầu trên thế giới và trong nước tăng mạnh, đã làm giá một số mặt hàng như: Vàng, lương thực, thực phẩm... của tỉnh cùng chịu sự tác động.
31/12/2007
Nhập siêu kỷ lục: 12,45 tỉ USD
Trong khi Việt Nam xuất siêu lớn sang Mỹ và nhiều nước có công nghệ nguồn tiên tiến châu Âu thì riêng nhập siêu từ Trung Quốc đã lên tới 7,5 tỉ USD, chủ yếu nhập hàng tiêu dùng và thiết bị chưa phải tiên tiến...
28/12/2007
10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2007
Nền kinh tế Việt Nam năm 2007 có nhiều bước đột phá mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả năm 2007 ước đạt khoảng 8,5% - mức cao nhất trong 10 năm qua. Với những thành tựu kinh tế đạt được Việt Nam đang ngày càng khẳng định mình và là “con hổ” mới ở châu Á. Tin tức o­nline bình chọn 10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật nhất trong năm 2007.
26/12/2007
Kết quả đạt được từ cải cách Tổ chức bộ máy ở Cục thuế Hà Giang
(HGĐT) Ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện cải cách hành chính (CCHC) thuế trong giai đoạn hiện nay, Cục Thuế xác định việc chuyển đổi tổ chức bộ máy theo mô hình chức năng là xu hướng tất yếu của công tác quản lý thuế (QLT).
26/12/2007