Khẳng định thương hiệu trong “sân chơi” lớn

17:43, 18/01/2008
(HGĐT)-  Những cam kết về lộ trình thực hiện các điều khoản sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đang có tác động rất lớn đến nền kinh tế nước ta, đặc biệt ở lĩnh vực Ngân hàng.

Theo thời gian, chúng ta ngày càng được chứng kiến sự xuất hiện rầm rộ của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) với số vốn điều lệ kếch xù. Bên cạnh đó, một số ngân hàng 100% vốn nước ngoài cũng sẽ chính thức được thành lập và hoạt động ngay trong năm 2008. Những yếu tố này đã và đang là “đòn bẩy” đưa hoạt động kinh doanh tiền tệ trở nên sôi động, cũng khẳng định sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng quyết liệt, thị phần sẽ tiếp tục bị chia nhỏ. Trong cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, chỉ những ngân hàng có tiềm lực mạnh, chính sách hợp lý, môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại mới tồn tại và phát triển. Cách đây vài năm, khách hàng chỉ biết đến một số ngân hàng như Ngân hàng No&PTNT, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Công thương…và thị phần trên thị trường vẫn chưa bị chia sẻ nhiều. Thế nhưng, tại thời điểm này, nhiều tên tuổi như Ocean Bank (Ngân hàng Đại dương), Techcom Bank, Navi Bank (Ngân hàng TMCP Nam Việt), Ngân hàng TMCP Đông Nam á…cùng nhiều tên tuổi khác đang dần được khẳng định. Một loạt các Ngân hàng TMCP tuy mới ra đời nhưng đã liên tục tăng vốn điều lệ, bành trướng hoạt động ở nhiều địa bàn và giành được thị phần đáng kể. ở tỉnh ta, hiện nay hệ thống các ngân hàng thương mại chưa phát triển mạnh. Ngoài Ngân hàng No&PTNT, Ngân hàng Đầu tư, NHCS xã hội…chưa có sự xuất hiện của những tên tuổi mới, cuộc cạnh tranh thị phần trên địa bàn tỉnh chưa đến mức gay gắt. Thế nhưng, theo tiến trình của sự phát triển, chắc chắn sẽ có nhiều ngân hàng đến tìm hiểu địa bàn, đặt chi nhánh, khi đó cuộc đua giành thị trường sẽ gay gắt hơn, quyết liệt hơn.

Liên quan hoạt động của ngân hàng trong thời hội nhập, tháng 10 năm 2007, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định thực hiện chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2007-2012. Mục tiêu sẽ phát triển toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng hiện đại, đa năng về sở hữu và loại hình, đủ điều kiện hoạt động lành mạnh, ổn định, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc thị trường. Đây là bước đi hết sức cần thiết, bởi lẽ theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, hiện nay các doanh nghiệp trong nước gồm cả hệ thống các ngân hàng thương mại đang phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ bên ngoài. Hàng loạt tập đoàn kinh tế lớn từ bên ngoài tìm mọi cách để chiếm lĩnh thị trường và sức ép cạnh tranh đã khiến nhiều doanh nghiệp trong nước phá sản. Nói điều này để khẳng định hệ thống ngân hàng trong nước cần phải có sự đổi mới hoạt động. Thuận theo xu thế mới, Ngân hàng No&PTNT tỉnh đã, đang từng bước đổi mới hoạt động cả về con người, thiết bị máy móc, đồng thời triển khai nhiều loại hình dịch vụ hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Những năm gần đây, Ngân hàng No&PTNT tỉnh không ngừng đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để khách hàng thực sự yên tâm, thoải mái mỗi khi thực hiện giao dịch. Khi nước ta bước vào sân chơi lớn, Ngân hàng No&PTNT tỉnh đã chuẩn bị tốt mọi điều kiện và có thể hoàn toàn chủ động hội nhập. Lộ trình hiện đại hoá đang được thực hiện từng bước vững chắc, bài bản, hiệu quả; môi trường làm việc ngày càng khoa học, mang tính chuyên nghiệp là những yếu tố quyết định cho sự chủ động hội nhập trong “sân chơi” lớn của Ngân hàng No&PTNT.


Với chữ tín và kinh nghiệm cùng đội ngũ cán bộ có năng lực, được đào tạo bài bản, am hiểu văn hoá người Việt cũng như tập quán sinh hoạt của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, Ngân hàng No&PTNT vẫn tiếp tục khẳng định thương hiệu.


Thiên Thanh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Để có môi trường giao thương lành mạnh
(HGĐT)- Năm 2007, cả nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh ta, thị trường lưu thông hàng hóa diễn biến khá phức tạp do ảnh hưởng của giá xăng, dầu trên thế giới và trong nước tăng mạnh, đã làm giá một số mặt hàng như: Vàng, lương thực, thực phẩm... của tỉnh cùng chịu sự tác động.
31/12/2007
Nhập siêu kỷ lục: 12,45 tỉ USD
Trong khi Việt Nam xuất siêu lớn sang Mỹ và nhiều nước có công nghệ nguồn tiên tiến châu Âu thì riêng nhập siêu từ Trung Quốc đã lên tới 7,5 tỉ USD, chủ yếu nhập hàng tiêu dùng và thiết bị chưa phải tiên tiến...
28/12/2007
10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2007
Nền kinh tế Việt Nam năm 2007 có nhiều bước đột phá mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả năm 2007 ước đạt khoảng 8,5% - mức cao nhất trong 10 năm qua. Với những thành tựu kinh tế đạt được Việt Nam đang ngày càng khẳng định mình và là “con hổ” mới ở châu Á. Tin tức o­nline bình chọn 10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật nhất trong năm 2007.
26/12/2007
Kết quả đạt được từ cải cách Tổ chức bộ máy ở Cục thuế Hà Giang
(HGĐT) Ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện cải cách hành chính (CCHC) thuế trong giai đoạn hiện nay, Cục Thuế xác định việc chuyển đổi tổ chức bộ máy theo mô hình chức năng là xu hướng tất yếu của công tác quản lý thuế (QLT).
26/12/2007