Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp “chia” giá cùng nông dân

16:48, 23/01/2008

(HGĐT)- Đến nay, Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp đã cung ứng cho nông dân 80 tấn giống các loại để phục vụ sản xuất Đông- xuân.


Số lượng giống chủ lực gồm: San ưu, Nhị ưu, Hương thơm số 1 và một số ít giống mới D ưu 725 mới nhập nội; các giống ngô: CP888, CP9698; Bai-o-xít và LVN 10 (lai Việt Nam 10). Toàn bộ đều nhập và đảm bảo chất lượng, có bảo hành, được nông dân sử dụng trong thời gian dài, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, 14 đại lý của công ty đã và đang cung cấp kịp thời cả số lượng, chất lượng giống, đáp ứng yêu cầu sản xuất Đông - xuân 2008. Ngoài ra, công ty còn cung cấp các loại giống rau, đậu tương, bí ngô của các doanh nghiệp trong, ngoài nước có năng suất, chất lượng tốt phục vụ mục đích chuyển đổi cơ cấu và mùa vụ sản xuất ở các chân ruộng 1 vụ, hoặc các nhà nông có nhu cầu chuyển đổi mục đích trồng cấy cho lợi ích kinh tế cao.


Cùng với cung ứng giống, công ty còn vận chuyển về các huyện, thị, các đại lý trên 500 tấn phân bón các loại, đáp ứng đủ cho nhà nông. Đây là năm thứ 2 liên tiếp sau cổ phần hóa công ty luôn đảm bảo đủ giống, phân bón, vật tư, thuốc BVTV, cung ứng kịp thời cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Theo kết quả khảo sát mới nhất, giá vật tư tăng chung theo biến động thị trường làm không ít bà con nông dân gặp khó khăn trong đầu tư ban đầu, doanh nghiệp đã chủ động nguồn hàng, khai thác nhiều nơi, nhiều chỗ để dự trữ, kìm hãm sự gia tăng giá vật tư, ổn định thị trường, bán tới tay người sản xuất. Thời điểm này giá giống cây trồng các loại được bán ra rất ít biến động, về cơ bản ổn định như thời điểm cùng kỳ năm trước. Biến động giá giống chỉ dao động từ 1,5-2,5 ngàn đồng/kg, không ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Riêng giá phân bón đến lúc này, doanh nghiệp khẳng định đã và đang bán cho nhà nông với giá thấp nhất trong 64 tỉnh, thành cả nước. Điển hình là giá bán phân đạm hiện tại không vượt quá 6.000đ/kg, thấp hơn giá quân bình từ 300 - 500đ/kg. Kết quả trên là nỗ lực trong quá trình hợp tác với các doanh nghiệp của Trung Quốc tìm nguồn hàng, thị trường mới. Hiện công ty cũng đã nhập dự trữ đủ cung cấp lượng phân bón đáp ứng tiêu dùng trong tỉnh để bán cho nông dân giá “rẻ nhất nước” nhằm “chia” giá trong cơn sốt với nhà nông bằng các loại phân bón nhập khẩu chính ngạch, đảm bảo chất lượng.


Theo kết quả phân tích, trong 3 tháng gần đây giá phân bón trong nước liên tục tăng, cao hơn trung bình hàng năm từ 400.000 - 500.000 đ/tấn. Riêng giá phân đạm tăng 1,2 triệu đồng/tấn so với mức bán cùng kỳ. Từ 10.10.2007 đến hết tháng 11.2007, giá phân bón trong nước tăng 3 lần, mỗi lần 50.000 đ/tấn và chưa có tín hiệu dừng. Khó khăn này đã được công ty chủ động mua dự trữ để đảm bảo mức bán ổn định cho nhà nông. Với đà tăng giá trên, khó khăn cho nhà nông vào vụ sản xuất Đông - xuân là rất lớn. Ngoài sự chủ động tạo nguồn hàng của công ty đáp ứng đủ nhu cầu, ổn định giá bán ra, song vẫn cần có sự ủng hộ của cấp chính quyền điều tiết tầm vĩ mô. Trong đó phải sử dụng linh hoạt biện pháp trợ cước, trợ giá kịp thời cho người sản xuất. Tập trung nguồn tiền trợ cước, trợ giá về một đầu mối sẽ là biện pháp quan trọng để tập hợp nguồn lực mạnh hỗ trợ nhà nông trong cơn “sốt” giá leo thang.


Nguyễn Mạnh Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Để có môi trường giao thương lành mạnh
(HGĐT)- Năm 2007, cả nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh ta, thị trường lưu thông hàng hóa diễn biến khá phức tạp do ảnh hưởng của giá xăng, dầu trên thế giới và trong nước tăng mạnh, đã làm giá một số mặt hàng như: Vàng, lương thực, thực phẩm... của tỉnh cùng chịu sự tác động.
31/12/2007
Nhập siêu kỷ lục: 12,45 tỉ USD
Trong khi Việt Nam xuất siêu lớn sang Mỹ và nhiều nước có công nghệ nguồn tiên tiến châu Âu thì riêng nhập siêu từ Trung Quốc đã lên tới 7,5 tỉ USD, chủ yếu nhập hàng tiêu dùng và thiết bị chưa phải tiên tiến...
28/12/2007
Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp “chia” giá cùng nông dân
(HGĐT)- Đến nay, Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp đã cung ứng cho nông dân 80 tấn giống các loại để phục vụ sản xuất Đông- xuân.
23/01/2008
Phát triển đường GTNT ở tỉnh ta
(HGĐT)- Nghị quyết của Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 xác định: Giao thông nông thôn (GTNT) được coi là kết cấu hạ tầng quan trọng, phải được ưu tiên đi trước một bước, tạo tiền đề cho việc xây dựng các lĩnh vực khác, nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hoá, thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển KT-XH.
21/01/2008