Hướng đi mới cho ngành nông nghiệp thị xã

16:54, 31/10/2007

(HGĐT)- Thị xã Hà Giang có 1/3 dân số sống bằng nghề nông, tập trung chủ yếu ở các xã Ngọc Đường, Phương Độ, Phương Thiện, Phường Quang Trung.


Những năm qua, việc đầu tư áp dụng những tiến bộ KHKT, đưa những loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất của người dân còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được những vùng chuyên canh hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Trong khi đó tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng rất thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng cả về trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, lâm nghiệp…


Toàn thị xã có 9.595,16 ha đất nông nghiệp màu mỡ, có thể trồng cấy các loại cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp và rau quả các loại. Hệ thống sông suối bắt nguồn từ các chân núi bao quanh cánh đồng thuận lợi cho việc tưới tiêu của nhân dân. Thị xã cũng là nơi được, các ngành, các cấp đầu tư nhiều chương trình, dự án như: Nông -lâm nghiệp trọng tâm, khuyến nông, Dự án 661, CT134… cũng như hệ thống giao thông, thuỷ lợi thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa của người dân. Trên thực tế, những tiềm năng này vẫn chưa được khai thác một cách triệt để, nền nông nghiệp của thị xã vẫn còn trong tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có của vùng. Sản xuất nông nghiệp mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu thực phẩm trên địa bàn.


Để khắc phục tình trạng đó, nhằm tăng tỷ suất hàng hoá trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nhân dân khu vực nông thôn, tạo ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp, thị xã Hà Giang đã xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp- nông thôn đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2015, trong đó tập trung đẩy mạnh thâm canh tăng vụ cây trồng hàng năm, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn (hướng tới bình quân lương thực đầu người giai đoạn 2010 – 2015 đạt 500 kg/năm); phát triển cây, con theo hướng hàng hoá có giá trị kinh tế cao, chuyển diện tích đất một vụ, đất vườn tạp hiệu quả thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn, phấn đấu đưa tỷ trọng hàng hoá trong sản xuất nông lâm nghiệp đạt 50%, phát triển thành vành đai dịch vụ các sản phẩm nông nghiệp: Thịt, rau, hoa quả cung cấp nhu cầu thiết yếu của thị xã và các vùng lân cận, giải quyết việc làm cho người dân; đưa vào quy hoạch sử dụng chi tiết các vùng chuyên sản xuất hàng hoá như: Lúa chất lượng cao, trồng ngô nếp hàng hoá, tăng thêm một vụ khoai tây và đậu tương, rau chuyên canh an toàn, phát triển cây chè, thảo quả, rừng kinh tế, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm thả đồi, vùng ao, hồ nuôi thuỷ sản thâm canh ở các xã khu vực ngoại thị.


Việc thực hiện các vùng chuyên canh này vừa tận dụng triệt để các nguồn lợi tự nhiên, vừa tạo ra động lực mới cho sự phát triển kinh tế của vùng. Đặc biệt, với việc đưa các loại lúa chất lượng cao, rau an toàn, ngô nếp hoa vàng và phát triển gà thả đồi trên quy mô rộng lớn sẽ tạo ra một “thương hiệu” hàng hoá “sạch” của thị xã trong tương lai. Thực tế các mô hình này đã, đang được thực hiện từ nhiều vụ trở lại đây và cho hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như trong năm 2006, hay vụ đông - xuân 2007, thị xã đã đưa 24 ha vào trồng lúa chất lượng cao với năng suất đạt 48 tạ/ha; sản xuất rau chuyên canh ở phường Ngọc Hà, Minh Khai... Việc chăn nuôi theo hướng hàng hoá cũng được đẩy mạnh với tổng đàn gia súc, gia cầm lên tới 62.783 con… góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, làm cơ sở cho việc quy hoạch và phát triển rộng rãi, có hiệu quả của các mô hình kinh tế mà thị xã đang tập trung thực hiện trong thời gian tới, trở thành một hướng đi mới đầy hứa hẹn cho ngành nông nghiệp thị xã nói chung và những người dân khu vực ngoại thị nói riêng, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa nội thi và ngoại thị.


Để cụ thể hoá các mô hình đó, thị xã đang phối hợp với các ngành, các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xoá bỏ tư tưởng sản xuất tự cấp, tự túc, bằng lòng với thực tại của một số ít người dân ở khu vực nông thôn. Khuyến khích nhân dân phát triển hàng hoá trên cơ sở các mô hình và các hộ sản xuất đã thành công và có thu nhập cao; biểu dương, khen thưởng kịp thời các hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất; tăng cường công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT mới đến các hộ dân, tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn khai hoang mở rộng diện tích, phát triển chăn nuôi. Đồng thời, tìm ra những giải pháp hữu hiệu về thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản cho người dân bằng cách hình thành hiệp hội nông dân để sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá, hạn chế tình trạng chèn ép giá của tư thương...


Lê Thơm

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giống lúa mới Vân Quang 14 được nông dân huyện Bắc Quang ưa chuộng
(HGĐT)- Với đặc tính có lợi thế vượt trội so với các giống lúa được gieo trồng đại trà trên địa bàn huyện, như thời gian sinh trưởng ngắn, tính kháng chịu sâu bệnh cao, năng suất cao, chất lượng tốt và giá trị hàng hóa cao hơn so với gieo trồng giống lúa lai Shan ưu 63 khoảng trên 10 triệu đồng/ha, nên sau 3 vụ được huyện Bắc Quang triển khai gieo trồng khảo nghiệm thành
29/10/2007
Mô hình nuôi thủy sản ở Mèo Vạc
(HGĐT) Từ thực tế cho thấy, việc đầu tư phát triển thuỷ sản trên địa bàn miền núi, vùng cao là một điều hết sức khó khăn do diện tích mặt nước rất ít, phần lớn lại nằm liền kề với khu vực sông suối nên nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống gây thiệt hại trực tiếp đến việc nuôi trồng thuỷ sản là điều không thể tránh khỏi. Nhận thấy, tại một số xã có tiềm năng phát triển thuỷ sản,
27/10/2007
Xã Vĩnh Phúc thu 60 triệu đồng/1 ha cây khoai môn
Năm 2006, xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang trồng 20 ha diện tích cây khoai môn. Đây là loại cây trồng không mới đối với nông dân, nhưng cho thu nhập cao; cây có nhiều ưu điểm phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của xã. Năm 2007, xã Vĩnh Phúc đề ra mục tiêu phấn đấu và đã trồng được trên 30 ha cây khoai môn.
27/10/2007
Cục Hải quan - hiệu quả từ cải cách hành chính
Từ đầu năm đến nay, tổng kim ngạch hàng hóa xuất – nhập khẩu (XNK) trên địa bàn tỉnh đạt 153,6/120 triệu USD, bằng 128% kế hoạch tỉnh giao, tăng 115,6% so với cùng kỳ; dự kiến đến 31.12, đạt 180 triệu USD. Thuế XNK thu được 76/70 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch, dự kiến số thu sẽ tăng lên 85 tỷ đồng vào cuối năm. Kết quả này cho thấy, việc cải cách hành chính (CCHC) ngành Hải
26/10/2007