Cùng góp sức đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

07:55, 23/10/2007

(HGĐT)- Để đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 đã ra Nghị quyết chuyên đề về “Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu: Giao thông, lưới điện, bưu chính - viễn thông, thủy lợi và vệ sịnh môi trường nông thôn đến năm 2015”, nhằm từng bước ổn định dân cư, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, đưa nông nghiệp tỉnh ta phát triển mạnh.


        
       Một góc Khu du lịch Pan Hou ở xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì.

Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu trong nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh từ nay đến năm 2015 và phải được cụ thể hoá bằng kế hoạch phát triển hàng năm - đây được coi là một nhiệm vụ cơ bản, quyết định cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động xã hội trong nông thôn, nhằm từng bước thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp- nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh, các mục tiêu, giải pháp được đặt ra với quan điểm phát huy tối đa nội lực trong nhân dân theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, có chính sách khuyến khích, động viên nhân dân tham gia đầu tư xây dựng. Theo đó, đến năm 2015, hệ thống đường giao thông xuống trung tâm xã đạt 80% số xã được rải nhựa, bê tông xi măng hay vật liệu cao cấp; 100% số xã có đường giao thông đi lại thuận lợi trong cả bốn mùa và 100% thôn, bản có đường được gia cố bằng vật liệu cứng; 100% thôn bản trong toàn tỉnh có điện lưới Quốc gia hoặc được cung ứng điện từ các nguồn năng lượng khác; 80% số dân nông thôn được sử dụng nước sạch, xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi đảm bảo đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và một số vùng chuyên canh cây trồng có hệ thống tưới hiện đại. Phát động phong trào toàn dân xây dựng các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, bảo đảm giữ gìn môi trường sạch đạt trên 65%. Từ nay đến năm 2010, phấn đấu cung cấp dịch vụ bưu chính đến 100% các thôn, bản, khu công nghiệp, điểm du lịch, khu dân cư; phát triển các dịch vụ bưu chính mới...

Nhìn lại những năm vừa qua, được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Chính phủ cùng với sự lãnh đạo có hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phấn đấu nỗ lực vượt khó của đồng bào các dân tộc, cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi và vệ sinh môi trường, bưu chính - viễn thông, lưới điện nông thôn của tỉnh ta được đầu tư khá đồng bộ, tạo ra bộ mặt nông thôn có những bước chuyển biến toàn diện, sản xuất hàng hoá bước đầu được phát triển, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, niềm tin của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố và nâng cao... Tính đến nay, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, các chương trình làm đường giao thông, thủy lợi nhỏ, kiên cố hoá kênh mương, cung cấp nước sinh hoạt, các công trình vệ sinh, phát triển mạng lưới bưu chính - viễn thông, lưới điện nông thôn đã trở thành rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, 100% xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm, trong đó có 52% số xã có đường nhựa. Toàn tỉnh hiện có trên 2.000 công trình thủy lợi lớn nhỏ, 177 đập, hồ chứa nước các loại, có 565 km kênh mương kiên cố, đảm bảo tưới tiêu cho 9.000 ha lúa. Các công trình vệ sinh môi trường nông thôn tuy còn hạn chế về mức độ đầu tư của người dân, song cũng đã được chú trọng xây dựng, hiện tại có khoảng gần 24% số hộ ở nông thôn có công trình vệ sinh, 26% số hộ có chuồng trại gia súc xa nhà. Hệ thống lưới điện được đầu tư đến trung tâm 100% xã, phường, thị trấn, đến nay có 1.248/1.935 thôn với 89.773 hộ/120.000 hộ, chiếm 74,8% được sử dụng điện lưới quốc gia. Hoạt động bưu chính - viễn thông phát triển khá nhanh, phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính trị địa phương, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, đến nay toàn tỉnh có 153 điểm Bưu điện Văn hoá xã, trong đó có 10 điểm có Internet; 86.000 thuê bao điện thoại, đạt mật độ 12,56 máy điện thoại/100 dân, (từ năm 2002-2007, bình quân mỗi năm tăng 14.641 thuê bao).


Dựa trên nền cơ sở hạ tầng nông thôn đã được đầu tư từ những năm trước đây và sự nhận thức đúng đắn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, nhân dân về sự cần thiết, tính cấp bách về phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn tập trung vào những vấn đề thiết yếu nhằm đáp ứng được với yêu cầu công cuộc đổi mới và phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới, với quyết tâm tạo ra những bước đột phá quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh trong nhiệm kỳ 2005-2010, đồng thời có tính chất quyết định trong chiến lược phát triển và phát triển bền vững cho những năm tiếp theo. Đặc biệt, nghị quyết lần này được đặt ra với quan điểm chủ yếu là phát huy tối đa nội lực trong nhân dân, cùng với nhân dân, Nhà nước chỉ tham gia vào những công việc quan trọng, vốn đầu tư lớn, kỹ thuật phức tạp; những vấn đề đơn giản như: Các công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản sẽ được giao trực tiếp cho người dân bàn bạc, thống nhất, tự quyết định mức đóng góp, phương thức thi công, tự quản lý, sử dụng và duy tu bảo dưỡng... và được hưởng những chính sách khuyến khích, động viên của Nhà nước.


Với những nội dung quan trọng và các giải pháp cơ bản đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ 11, chúng ta tin tưởng rằng, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong toàn tỉnh sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ về hệ thống cơ cơ sở hạ tầng thiết yếu nông thôn, góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng phát triển kinh tế ở mỗi địa phương, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định chính trị, xã hội, củng cố AN - QP, tạo đà phát triển nhanh hơn, mạnh hơn ở nơi mảnh đất địa đầu Tổ quốc.


Hữu Thụy

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hướng đi vững chắc cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tỉnh
(HGĐT)- Trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư ngày càng nhiều vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN).
28/09/2007
Nhận thức rõ thế mạnh để phát triển nền nông nghiệp bền vững
(HGĐT)- Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh ta vừa qua, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã làm sáng rõ thêm bức tranh toàn cảnh của Hà Giang hiện tại và trong tương lai, đó là biến những khó khăn đặc thù thành thế mạnh để phát triển nền nông nghiệp bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
26/09/2007
Làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam
Nhiều chuyên gia cho rằng, một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của Việt Nam sau 8 tháng gia nhập WTO, là đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục mới. Do đó, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) đã chính thức điều chỉnh dự báo kế hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2007 từ 12 tỷ USD lên 13 tỷ USD.
24/09/2007
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy
(HGĐT)- Khu Kinh tế Cửa khẩu (KTCK) Thanh Thuỷ được quy hoạch xây dựng trên diện tích 360 ha. Trong đó, giai đoạn 1 quy hoạch xây dựng trên diện tích 100 ha, thực hiện đến năm 2010. Giai đoạn 2, quy hoạch xây dựng trên diện tích 260 ha, được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020.
24/09/2007