Một mô hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đạt hiệu quả cao

09:48, 26/07/2007

(HGĐT)- Trong những năm gần đây, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương chính sách đầu tư hỗ trợ nhân dân trongtỉnh tích cực xóa đói giảm nghèo, nhờ đó đời sống bà con nhân dân không ngừng được cải thiện.


Một trong những thành tích đáng ghi nhận trong sự phát triển chung của tỉnh đó là sự phát triển và khẳng định mình của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh nhà trước tiềm năng lợi thế sẵn có. Trong tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu đạt hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, Công Ty TNHH Lương Xuân An, có trụ sở tại xã Phương Thiện, huyện Vị Xuyên là một trong nhiều mô hình của tỉnh.

 

Xác định tỉnh nhà là tỉnh có điện tích rừng thuộc loại lớn, với 334.101 ha, nếu tính cả diện tích đất đồi núi có thể sử dụng vào mục đích lâm nghiệp thì diện tích đất của tỉnh lên đến 573.126 ha, chiếm tới 72,69 % diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Với mục tiêu xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Lương Xuân An đã nắm bắt thời cơ phát huy tiềm năng lợi thế, mạnh dạn đầu tư 621 triệu đồng xây dựng nhà xưởng sản xuất trúc, song, mây xuất khẩu có tổng diện tích 1.200 m2; đầu tư 685 triệu đồng mua sắm máy móc trang triết bị sản xuất; đầu tư 47 triệu đồng mời các nghệ nhân và thợ có tay nghề cao từ các tỉnh miền xuôi như Nam hà, Hà Tây mở lớp đào tạo nghề cho 30 công nhân lao động chủ yếu tại xã Phương Thiện và các xã lân cận nơi địa bàn Công ty đặt trụ sở… với tổng giá trị nguồn vốn đầu tư lên đến trên 1,5 tỷ đồng. Đồng chí Giám đốc Công ty tâm sự: Hưởng ứng kết luận số 280 của Thường trực Tỉnh ủy về tình hình phát triển thủ công nghiệp, trong đó khẳng định phát triển ngành nghề thủ công nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo phù hợp với nền kinh tế thị trường và phù hợp với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Căn cứ vào tiềm năng đất lâm nghiệp; điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại các huyện vùng thấp như Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình rất phù hợp cho việc sinh trưởng phát triển vùng nguyên liệu. Đặc biệt, theo số liệu điều tra của các cơ quan chức năng, nguồn lao động khu vực nông thôn tỉnh ta khá dồi dào, tỷ lệ lao động khu vực này chiếm tới 77,75%, trong đó tỷ lệ lao động thiếu việc làm chiếm tới 5,46%, lao động thất nghiệp chiếm 5,56%. Chính vì vầy nhu cầu cồn có việc làm cho những đối tượng trong đọ tuổi lao động khu vực này của tỉnh rất lớn. Trong khi đó Nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Trúc, Song, mây xuất khẩu của Công ty tuy không phải là nghề truyền thống lâu đời có từ trong dân, nhưng rất phù hợp với nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, nên dễ dàng đạt được sự hưởng ứng tham gia tích cực của đông đảo quần chúng người lao động.

 

Theo tính toán và qua quá trình triển khai thực hiện trên thực tế của Công ty trong năm 2006 vừa qua, bình quân trong năm với 30 lao động đã qua các lớp đào tạo do Công ty mở. đã có thể sản xuất được 2.000 bộ sản phẩm bàn ghế từ các loại nguyên liệu trúc và song mây. Chi phí cho một bộ sản phẩm bàn ghế trúc giá trị 450 nghìn đồng, giá tiêu thụ trên thị trường trong nước 600 nghìn đồng/bộ; chi phí cho một bộ sản phẩm bàn song mây 2 triệu đồng, giá tiêu thụ trên thị trường khoảng 2,2 triệu đồng/bộ… Chỉ với đơn đặt hàng với yêu cầu 2.000 bộ sản phẩm bàn ghế trúc, song mây/năm, Công tyđã luôn đảm bảm mức lương bình quân cho đội ngũ công nhân 20.000 đồng/ngày, tương đương với trên 600.000 đồng/người/tháng và lợi nhuận thu được về công ty sau đơn đặt hàng này đạt con sô trên 220 triệu đồng.

 

Giám đốc Công ty Lương Xuân An kết luận, tuy vốn đầu tư ban đầu và vốn chi phí cho sản xuất khá cao so với việc đầu tư sản xuất các sản phẩm khác trong nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp mây tre đan, nhưng sản phẩm của Công ty là những mặt hàng được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, chính vì thế với năng lựcsản xuất của Công ty hiện nay không đáp ứng kịp nhu câuf đặt hàng của các đối tác xuất khẩu. Điều quan trọng là trên vùng đất Cực Bắc của tổ quốc còn muôn vàn khó khăn chung, Công ty đã phần nào góp phần tận dụng và phát huy tốt thế mạnh và giá trị của vùng nguyên liệu sẵn có của tỉnh nhà; góp phần không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao đời sống về mọi mặt cho không ít lao động, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các làng nghề của địa phương.


Lan Hương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tiếp tục thực hiện tốt nghị quyết của T.Ư và Tỉnh về phát triển kinh tế HTX
(HGĐT)- Hà Giang là tỉnh được T.Ư chỉ đạo tổ chức Hội nghị HTX điển hình, tiên tiến toàn tỉnh lần thứ nhất. Đây là hội nghị điểm để Liên minh HTX các tỉnh miền núi phía Bắc học tập và rút kinh nghiệm. Để nắm rõ về thực trạng và giải pháp phát triển HTX của tỉnh ta trong những năm vừa qua, phóng viên Báo Hà Giang có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Mậu, Chủ tịch Hội đồng
29/06/2007
Thôi chức vụ không được tham gia ngay hoạt động kinh tế tư nhân
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định việc, cán bộ công chức nhà nước khi thôi chức vụ không được tham gia ngay vào các hoạt động kinh tế tư nhân thuộc lĩnh vực mình từng phụ trách.
29/06/2007
Giao ban với các ngành phụ trách xã đặc biệt khó khăn
(HGĐT)- Chiều 26.6, UBKT Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị giao ban với các ngành phụ trách xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện Vị Xuyên. Đồng chí Nguyễn Trần Bắc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy dự và chỉ đạo. Đồng chí Lê Quang Triều, Ủy viên BTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
27/06/2007
Quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn ở Hoàng Su Phì
(HGĐT)- Quy hoạch, mở mới chợ nông thôn ở những nơi có điều kiện là chủ trương lớn của tỉnh. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống chợ nông thôn, huyện Hoàng Su Phì đã xây dựng quy hoạch, đánh giá hệ thống chợ đang hoạt động, đồng thời đề ra chiến lược mở mới chợ ở những vùng có điều kiện.
26/06/2007