Làm tốt công tác thú y góp phần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi

16:57, 30/07/2007

(HGĐT)- Phát triển chăn nuôi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời chăn nuôi đã đóng góp một đáng kể vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT - XH cũng như trong công cuộc XĐGN của tỉnh trong những năm qua.


 

 Ảnh: Hiến Chương

Vài năm trở lại đây, tình trạng dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng (LMLM) đã xảy ra ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh và gây không ít thiệt hại, khó khăn cho việc chăn nuôi của nhân dân. Đặc biệt trong năm 2006, dịch LMLM đã xẩy ra 10/ 11 huyện thị của tỉnh trừ huyện Bắc Mê, với tổng số gia súc mắc bệnh bao gồm: trâu 1.497 con; bò 613 con; lợn 148 con và 91 con dê. Số gia súc phải tiêu hủy là 1.425 con ước tính thiệt hại về kinh tế lên đến hàng tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong 2 tháng 1 và 2 năm 2007, dịch LMLM tiếp tục tái phát tại các huyện Vị Xuyên, Xín Mần, Đồng Văn và Quản Bạ đã làm 127 con trâu, bò mắc bệnh, trong đó có 17 con phải tiêu hủy. Ngoài ra, các bệnh khác như tụ huyết trùng (THT), tiêu chảy đã làm chết 310 con trâu, bò. Từ cuối tháng 2.2007 đến nay, tình trạng dịch trên đàn gia súc đã được khống chế.

 

Theo báo cáo tổng kết công tác thú y năm 2006 và báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2007, ngành thú y tỉnh đã khẳng định: Việc theo dõi, kiển tra nắm chắc tình hình dịch bệnh và làm tốt công tác thú y một cách thường xuyên sẽ góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Qua thực tế trong năm 2006 đã cho thấy, tại các huyện có dịch và đặc biệt là dịch LMLM, THT trâu, bò. Khi phát hiện, địa phương nào khẩn trương chuẩn đoán, xác định bệnh, kịp thời và đề xuất với các cấp lãnh đạo có biện pháp ngăn chặn, chống dịch thì các ổ dịch ở địa phương đó sớm được dập tắt và hạn chế được thiệt hại cho nhân dân. Công tác tiêm phòng cũng là một trong những biện pháp cần thiết trong việc phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Song hiện nay, việc triển khai tiêm phòng cũng gặp phải không ít khó khăn: lý do là người chăn nuôi còn chủ quan ít quan tâm đến việc tiêm phòng, chỉ khi gia súc, gia cầm phát bệnh và một lý do khác là nhiều vùng nông thôn, kinh tế các hộ còn nghèo, người chăn nuôi không có tiền để chi trả công tiêm… Việc tiêm phòng chủ yếu còn tập trung ở các khu vực trung tâm vùng có dịch và trung tâm các xã, thôn bản. Có thể khẳng định: việc tiêm phòng hàng năm đối với đàn gia súc, gia cầm của tỉnh ta còn đạt thấp. Chỉ tính trong năm 2006, chỉ tiêu tỉnh giao là 704.374 lượt con/ 1.016.970 lượt con song chỉ thực hiện được 69,28% kế hoạch, các huyện tiêm phòng cho đàn gia súc đạt thấp bao gồn Bắc Quang 21%, Quang Bình 35,6% và thị xã Hà Giang là 44,02% và trong 6 tháng đầu năm 2007, toàn tỉnh đã thực hiện được 148.894 liều THT cho trâu, bò và lợn. Hiện các địa phương vẫn đang tiếp tục tiêm phòng cho đàn gia súc song nhìn chung tiến độ tiêm phòng vẫn còn rất chậm, không đảm bảo kế hoạch và thời gian theo chỉ đạo của tỉnh.

Về công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, góp phần giữ vệ sinh ATTP, bảo vệ quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng cũng đang là một vấn đề tồn tại mà các cấp, các ngành cần phải quan tâm. Hiện nay, việc kiểm dịch trên địa bàn còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng và các địa phương. 
 

Tại buổi làm việc với Chi cục Thú y tỉnh, bà Hoàng Thị Hiệu, Quyền Chi cục Trưởng cho biết: Từ cuối tháng 2 đến nay, dịch bệnh đã được khống chế nên đàn gia súc và gia cầm đã phát triển ổn định trở lại. Đó là niềm phấn khởi cho người chăn nuôi, tuy nhiên số lượng gia súc hàng hoá xuất ra tỉnh ngoài hầu như không có do ảnh hưởng của dịch LMLM từ cuối năm 2006. Về công tác thú y trong thời gian tiếp theo, bà Hiệu cho biết: Chi cục tiếp tục đôn đốc các địa phương thựchiện nghiêm chỉnh các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN & PTNT về công tác phòng chống dịch và đề phòng dịch tái phát; tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức tốt việc tiêm phòng cho đàn gia súc cũng như công tác vệ sinh tiêu độc. Đẩy mạnh việc kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm trên toàn địa bàn, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về phòng chống dịch.

 

Để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm của tỉnh phát triển ổn định cả về số lượng cũng như chất lượng, Chi cục thú y tỉnh khuyến cáo các điạ phương không nên chủ quan mà phải thường xuyên quan tâm chăm lo đến công tác thú y một cách đúng mức vì chỉ có làm tốt công tác thú y thì mới có thể góp phần vào đẩy mạnh phát triển chăn nuôi.


Phan Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chè Hùng An đứng vững sau cổ phần hóa
(HGĐT)- Sau hơn 2 năm thực hiện cổ phần hóa (CPH), Công ty Chè Hùng An đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình. Trong 6 tháng đầu năm nay, sau “cơn lốc” chè vàng, làm cho không ít doanh nghiệp (DN), vùng nguyên liệu điêu đứng, Chè Hùng An lại một lần nữa càng chứng minh cho một chiến lược làm ăn của DN trong thời kỳ WTO.
30/07/2007
Triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2007
(HGĐT)- Ngày 26.7, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2007
27/07/2007
Tăng cường hợp tác nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
(HGĐT)- Hơn 2 tháng kể từ ngày khánh thành và đi vào hoạt động Nhà máy tuyển luyện chì - kẽm Na Sơn xã Tùng Bá, Vị Xuyên (Công ty Cổ phần Công nghệ TNMT Hoàng Bách), lô hàng đầu tiên gồm 300 tấn quặng chì - kẽm đã xuất xưởng thu về hàng trăm nghìn nhân dân tệ.
27/07/2007
Một mô hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đạt hiệu quả cao
(HGĐT)- Trong những năm gần đây, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương chính sách đầu tư hỗ trợ nhân dân trongtỉnh tích cực xóa đói giảm nghèo, nhờ đó đời sống bà con nhân dân không ngừng được cải thiện.
26/07/2007