Chè Hùng An đứng vững sau cổ phần hóa

14:17, 30/07/2007

(HGĐT)- Sau hơn 2 năm thực hiện cổ phần hóa (CPH), Công ty Chè Hùng An đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình. Trong 6 tháng đầu năm nay, sau “cơn lốc” chè vàng, làm cho không ít doanh nghiệp (DN), vùng nguyên liệu điêu đứng, Chè Hùng An lại một lần nữa càng chứng minh cho một chiến lược làm ăn của DN trong thời kỳ WTO.


 
 
Thương hiệu “Chè Xanh Hùng An” từ rất lâu đã quen thuộc với người tiêu dùng trong, ngoài nước. Sau nhiều thời gian thăng trầm, sản phẩm chè của DN vẫn được thị trường đón nhận như tiếp nhận một lòng tin.

 

Kể từ cuối tháng 5.2005, DN đã chuyển từ Công ty Nhà nước sang Công ty Cổ phần. Sự chuyển đổi trên như tiếp thêm sức cho một DN có bề dày về sản xuất, kinh doanh chè. Từ chỗ trên 600 công nhân, sau CPH công ty còn 402 người, được cơ cấu 1 văn phòng và 6 đội sản xuất. Nhận thức được thế giới hội nhập là sự phân công lao động xã hội ở mức độ cao; cùng hội nhập sâu, đòi hỏi trình độ sản xuất càng phải đạt chất lượng, làm ra sản phẩm tốt, mới đáp ứng cho thế giới hiện đại; sau hơn 2 năm CPH, DN đã từng bước huy động vốn, đầu tư chiều sâu cho sản phẩm Chè xanh Hùng An đã được người tiêu dùng biết đến. Trong đó, nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị chế biến; xưởng sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm trước, trong và sau chế biến; kiên trì chiến lược “lấy chất lượng, thay vì số lượng”. Sự thật đó đã được chứng minh sau “cơn lốc giá” cuối tháng 4 đến tháng 5. ở thời điểm đó, giá thu mua chè búp tươi được đẩy lên rất cao, từ 2.200đ bình quân như mọi năm, lên 7 - 10 ngàn đồng/kg. Có nhiều chỗ, nhiều nơi giá chè búp tươi còn lên tới ngưỡng 12-14 ngàn đồng/kg. Trong cơn lốc đó nhiều cơ sở thu mua, chế biến đã “bỏ hẳn” sản phẩm truyền thống để “chạy” theo thị trường. Nhiều địa phương, hộ gia đình đã ví cái lợi trước mắt, dẫn đến thu hái chè bừa bãi, vượt quá quy chuẩn chất lượng búp cho phép... Hậu quả là làm ra một loạt sản phẩm kém chất lượng. Và như một lẽ đào thải tất yếu, các sản phẩm đó đã lâm vào tình trạng ế, ứ. Nhiều vùng nguyên liệu bị kạn kiệt vì thu hái “quá đau” làm cây chè không kịp hồi phục. Kết cục là “bán rẻ” cả chính mình bằng những việc làm vô ý thức của con người ham lợi tạo ra trước mắt. Theo ghi nhận, thời gian “sốt chè” có từ cuối tháng 4 và “hết sốt” khoảng trung tuần tháng 5. Từ đó đến nay, giá chè hạ, liên tục hạ, nhiều nơi có sản phẩm ế, thị trườngngày nay không chấp nhận. Nhiều vùng nguyên liệu, người làm chè lại gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Nhiều nơi, nhiều chỗ, nhiều cơ sở sản xuất còn xem nhẹ công tác việc sinh an toàn thực phẩm, làm mất giá trị đích thực của cây chè vốn có.

 

Trở lại hiện tại của Công ty Cổ phần Chè Hùng An mới thấy rõ giá trị của một phương thức làm ăn đứng đắn. Năm 2006, sản phẩm của DN đã được tôn vinh bằng “Cúp Vàng” tại Hội Chè Đà Lạt, thì nay thương hiệu đó càng thể hiện “đẳng cấp” của nó. Trước hết là chất lượng ngày càng được nâng lên bằng phương pháp đổi mới công nghệ trong chế biến. Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Đầu tư đúng, đủ, kịp thời và thu hái đúng quy trình kỹ thuật cho 250 ha chè kinh doanh. Mở rộng thêm dây chuyền sản xuất chè đen để tận thu nguyên liệu, tạo thêm việc làm cho các cổ đông, tăng thu nhập. Kiên trì và duy trì các sản phẩm chè xanh chất lượng cao và thị trường truyền thống. Lấy chữ “tín” trong sản xuất, kinh doanh làm trọng, để phát trển bền vững. Đồng thời, duy trì và làm tốt công tác thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở để cùng các cổ đông chăm lo cho sự phát triển của DN, vì lợi ích của công nhân, tập thể và Nhà nước. Trong đó coi trọng lợi ích người lao động. Trong 6 tháng đầu năm, nhờ đầu tư tốt, 255 ha chè kinh doanh của DN đã cho thu hoạch 766 tấn chè búp tươi, đạt 39,7% kế hoạch năm đề ra. DN đã sản xuất, chế biến được 167 tấn chè thành phẩm, đạt doanh thu trên 3,5 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 157 triệu đồng. Đóng bảo hiểm cho người lao động 507 triệu đồng và trích đóng góp các khoản khác 42 triệu đồng. Đặc biệt hơn cả, trong thời điểm hiện tại, giá thu mua chè búp tươi trong vùng giảm xuống còn 2.000 - 2.200 đ/kg, thì DN vẫn thu mua từ 3.000 - 3.500 đ/kg. Người lao động sản xuất trong ca vẫn có thu nhập từ 35-40 ngàn đồng/người/ca (Chưa tính bữa ăn ca mà DN bao cấp).

 

Sau hơn 2 năm CPH, Công ty Chè Hùng An đã có những tháng trả lương 1 tháng “bằng 3 tháng” cộng lại của những năm trước đó, đem lại lòng tin vào sự đổi mới, tin vào DN. Và ngày càng khẳng định sự vững vàng CPH. Đồng thời, làm rạng danh cho cây chè Shan tuyết Hà Giang, cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế bền vững. Khẳng định lại một chiến lược làm ăn “coi trọng chữ tín, lòng tin” của các cổ đông, của khách hàng và thương hiệu “Chè xanh Hùng An” tới đây sẽ là chè Phổ Nhĩ, chè Đen Hùng An đến với muôn nhà.


Nguyễn Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tiếp tục thực hiện tốt nghị quyết của T.Ư và Tỉnh về phát triển kinh tế HTX
(HGĐT)- Hà Giang là tỉnh được T.Ư chỉ đạo tổ chức Hội nghị HTX điển hình, tiên tiến toàn tỉnh lần thứ nhất. Đây là hội nghị điểm để Liên minh HTX các tỉnh miền núi phía Bắc học tập và rút kinh nghiệm. Để nắm rõ về thực trạng và giải pháp phát triển HTX của tỉnh ta trong những năm vừa qua, phóng viên Báo Hà Giang có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Mậu, Chủ tịch Hội đồng
29/06/2007
Tăng cường hợp tác nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
(HGĐT)- Hơn 2 tháng kể từ ngày khánh thành và đi vào hoạt động Nhà máy tuyển luyện chì - kẽm Na Sơn xã Tùng Bá, Vị Xuyên (Công ty Cổ phần Công nghệ TNMT Hoàng Bách), lô hàng đầu tiên gồm 300 tấn quặng chì - kẽm đã xuất xưởng thu về hàng trăm nghìn nhân dân tệ.
27/07/2007
Triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2007
(HGĐT)- Ngày 26.7, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2007
27/07/2007
Một mô hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đạt hiệu quả cao
(HGĐT)- Trong những năm gần đây, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương chính sách đầu tư hỗ trợ nhân dân trongtỉnh tích cực xóa đói giảm nghèo, nhờ đó đời sống bà con nhân dân không ngừng được cải thiện.
26/07/2007