Quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn ở Hoàng Su Phì

14:20, 26/06/2007

(HGĐT)- Quy hoạch, mở mới chợ nông thôn ở những nơi có điều kiện là chủ trương lớn của tỉnh. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống chợ nông thôn, huyện Hoàng Su Phì đã xây dựng quy hoạch, đánh giá hệ thống chợ đang hoạt động, đồng thời đề ra chiến lược mở mới chợ ở những vùng có điều kiện.


      

Hoàng Su Phì có 24 xã, thị trấn, 192 thôn bản với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Mỗi xã, mỗi dân tộc có những sản vật riêng mang đậm nét văn hóa. Tuy nhiên, do điều kiện giao thông, đi lại khó khăn nên việc trao đổi hàng hóa của nhân dân chưa phát triển mạnh. Nhiều sản vật có giá trị chưa được trao đổi nên nhiều người chưa biết đến và chưa trở thành hàng hóa mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Từ thực tế đó, huyện xác định quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn cũng như phát triển hệ thống thương mại dịch vụ có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của địa phương. Những năm gần đây, Hoàng Su Phì đã chú trọng đầu tư, mở mới chợ nông thôn ở những nơi có điều kiện theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Việc mở chợ, được huyện tính toán kỹ trên nguyên tắc chợ mở đến đâu thu hút được dân vào họp ở đó. Chính vì vậy, hệ thống chợ nông thôn trên địa bàn huyện tuy ít so với tổng số xã, thị trấn nhưng các chợ hoạt động tương đối hiệu quả. Hiện nay, Hoàng Su Phì đã quy hoạch xây dựng được 9 chợ. Trong đó, chợ trung tâm thương mại huyện được xây dựng kiên cố với diện tích 2.370m2, 8 chợ trung tâm xã có diện tích từ gần 400 - trên 1.000m2. Một số chợ hiện có được quy hoạch ở vị trí thuận lợi, nơi tập trung đông dân cư, trung tâm của các xã, cụm xã nên hoạt động rất hiệu quả. Vào những phiên chợ, nhiều sản vật được người dân trao đổi, thương lái cũng tìm đến các chợ để thu mua nông sản của người dân.

 

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh, dịch vụ và hàng hóa trao đổi ở một số chợ chưa phong phú, giá trị trao đổi chưa cao. Thực trạng này đòi hỏi phải có sự quy hoạch, sắp xếp hệ thống chợ sao cho hợp lý. Nhằm mở rộng hệ thống chợ nông thôn, Hoàng Su Phì đã triển khai quy hoạch các chợ nông thôn tại các xã Bản Nhùng, Tân Tiến, km38 Nậm Ty, Nam Sơn, Sán Sả Hồ, Tụ Nhân. Trong đó, chợ xã Bản Nhùng được quy hoạch tại đầu cầu treo thôn Na Nhung. Đối với chợ xã Tân Tiến, hiện nay đã được quy hoạch, xây nhà cấp IV nhưng do địa điểm không thuận tiện cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa nên chuyển sang ngã 3 trung tâm xã. Việc quy hoạch, mở chợ nhằm nâng cao hoạt động của các chợ, nhất là hoạt động trao đổi hàng hóa, tiêu thụ nông sản cho nông dân, từ đó khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, góp phần XĐGN, xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu huyện đặt ra là mở mới các chợ nông thôn và chợ đầu mối trung tâm cụm xã để tăng cường trao đổi hàng hóa của nhân dân trong xã với các vùng lân cận. Trên cơ sở các chợ nông thôn đã được quy hoạch, sẽ đẩy mạnh phát triển hệ thống thương mại, bán buôn, bán lẻ các mặt hàng, khuyến khích hoạt động kinh doanh dịch vụ tại chợ.

 

Trao đổi với chúng tôi về việc quy hoạch hệ thống chợ nông thôn, các đồng chí lãnh đạo huyện cho rằng: Hệ thống chợ nông thôn hiện có đã phần nào giải quyết được nhu cầu trao đổi hàng hóa, tiêu thụ nông sản cho người dân. Tuy nhiên, số chợ nông thôn của huyện chưa nhiều nên việc trao đổi hàng hóa của địa phương còn khó khăn, chưa kích thích được sản xuất phát triển. Từ thực tế đó, huyện đặt mục tiêu phải mở chợ ở tất cả những xã có điều kiện theo từng thời gian nhất định. Huyện không thực hiện mở chợ ồ ạt mà xét trên nhu cầu thực tế của địa phương .Nếu ở địa phương nào có đủ điều kiện và xuất phát từ nhu cầu thực tế sẽ tập trung mở chợ theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Có như vậy, các chợ nông thôn mới thực sự trở thành điểm giao lưu trao đổi hàng hóa và thúc đẩy KT-XH phát triển.


Thiên Thanh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cứu lấy những dòng sông
(HGĐT)- Số liệu báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh cho thấy, Hà Giang hiện có 51 tàu khai thác sa khoáng trái phép trên 3 dòng sông: Sông Lô, sông Bạc và sông Gâm. Mỗi ngày khối lượng đất đá, cát sỏi được đào bới lên các dòng chảy hàng ngàn mét khối. Và, chưa thể thống kê được có bao nhiêu chất thải độc hại dùng để lọc, cô vàng đổ ra sông mỗi ngày?
30/05/2007
Quản Bạ tìm giải pháp xoá nghèo từ nông nghiệp
(HGĐT)- Quản Bạ có diện tích tự nhiên 549,89 km2, đất sản xuất chỉ chiếm 11%, dân số 40.517 khẩu với 14 dân tộc sinh sống, phân bố trên 104 thôn, bản, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp là chính. Vì vậy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang trở thành cấp thiết ở Quản Bạ, được cấp uỷ, chính quyền nơi đây chú trọng,để hướng người dân sản xuất theo hàng hoá, tăng
28/05/2007
Quang bình lấy nông nghiệp thúc đẩy kinh tế phát triển
(HGĐT)- Theo phương hướng đề ra từ đầu năm, huyện Quang Bình đã tập trung chỉ đạo bà con nông dân tích cực lao động, sản xuất trên toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn.
25/06/2007
Phát triển chăn nuôi ở xã Lùng Tám
(HGĐT)- Lùng Tám là xã vùng III của huyện Quản Bạ, đất nông nghiệp ít nên chủ trương tập trung phát triển chăn nuôi được chính quyền xã đặc biệt coi trọng.Trong những năm gần đây, với chính sách chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và vật nuôi nên người dân trong xã đã biết chăn nuôi theo hướng hàng hoá.
22/06/2007