Tìm giải pháp cho nguyên liệu khu công nghiệp Nam Quang
(HGĐT)- Quá trình CNH-HĐH đất nước đang từng bước giúp tỉnh ta phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong đó, khai thác, chế biến lâm sản tại khu công nghiệp Nam Quang đang đặt ra cho tỉnh và nhà sản xuất những cơ hội lớn, nhưng trước mắt cần phải tìm lời giải hợp lý cho vấn đề quy hoạch trồng rừng nguyên liêu và kế hoạch đầu tư.
Vùng nguyên liệu nằm trong dự kiến quy hoạch của tỉnh để cung cấp cho khu công nghiệp Nam Quang gồm 42 xã thuộc 5 huyện: Bắc Quang (23 xã); Quang Bình (10 xã); Vị Xuyên (4 xã); Hoàng Su Phì (2 xã); Xín Mần (3 xã). Tổng diện tích đất tự nhiên vùng quy hoạch là 219.835,5 ha. Trong đó, có 92.110,1 ha rừng sản xuất; 23,823,4 ha đất trống và 17.101,5 ha rừng trồng. Riêng đối với diện tích rừng gỗ, tre, vầu có khoảng 3.231,2 ha, mỗi năm có khả năng cung cấp 22.600-32.000 tấn nguyên liệu sợi dài. Đây là tiềm năng lớn của vùng nguyên liệu, như tre, vầu, nứa; còn đối vớicây keo, bồ đề diện tích tập trung nhiều ở huyện Bắc Quang, Quang Bình, mỗi năm trồng mới bình quân trên 2.000 ha. Trong đó, huyện Bắc Quang được xác định là vùng trọng tâm quy hoạch nguyên liệu giấy với diện tích đất có rừng đạt 57.340,39 ha; năm 2006, huyện trồng trên 3.541 ha rừng nguyên liệu. Hiện nay, huyện có diện tích rừng gỗ, tre, nứa khoảng 18.968,4 ha; cây bồ đề5.396,3 ha; 3.650,8 ha rừng vầu; phấn đấu năm nay trồng 4.000 ha rừng nguyên liệu. Trước mắt, diện tích luồng Thanh Hoá được trồng ở huyện từ năm 2005 đến nay đã đạt khoảng 3.000 ha, do đó tiềm năng nguyên liệu của 5 huyện nằm trong dự kiến quy hoạch hiện tại có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất của cụm công nghiệp.
Khu công nghiệp Nam Quang khi đi vào sản xuất, chế biến cần có nguồn nguyên liệu ổn định lâu dài phục vụ cho công suất 3,2 vạn tấn sản phẩm/năm của Nhà máy giấy, bột giấy và công suất 1 vạn tấn sản phẩm/năm của Nhà máy chế biến ván ép. Vì vậy, nhu cầu nguyênliệuđápứngđầu vào cho các nhà máy sản xuất tại cụm công nghiệp cần có 78.000 tấn nguyên liệu sợi dài và 44.000 m3 nguyên liệu sợi ngắn/năm. Trong đó, nhà máy chế biến giấy và bột giấy có công suất 20.000 tấn/ năm, sử dụng 70% nguyên liệu sợi dài, 30% nguyên liệu sợi ngắn. Như vậy, nguyên liệu sợi dài cần cho đầu vào sản xuất 1 năm khoảng 42.000 tấn và 24.000m3 sợi ngắn. Nhà máy ván nhân tạo 1 năm cần 20.000m3 nguyên liệu đầu vào. Qua đây có thể thấy rằng, khu công nghiệp đi vào hoạt động cần khối lượng nguyên liệu rất lớn cho dây chuyền sản xuất. Do công suất tiêu thụ lớn, nếu không có quy hoạch vùng nguyên liệu cụ thể và mở rộng diện tích thì không thể đáp ứng nhu cầu sản xuất lâu dài của cụm công nghiệp. Theo kết quả điều tra thực địa đánh giá trữ lượng, sản lượng của 3 vùng nguyên liệu thì trữ lượng tre, vầu, nứa (nguyên liệu sợi dài) đạt 25-35 tấn/ha, sản lượng bình quân đạt 7-10 tấn/năm; cây bồ đề, keo có chu kỳ khai thác 9-10 năm, trữ lượng đạt 80-120m3/ha; Luồng Thanh Hoá có thời gian kiến thiết cơ bản 5 năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10-12 tấn/ha/năm, thời gian khai thác trong 20 năm. Để đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy khu công nghiệp đi vào tiến độ sản xuất, thì đối với diện tích rừng nguyên liệu sợi dài cần trồng mới 8.083 ha và rừng nguyên liệu sợi ngắn mỗi năm cần trồng mới 715 ha, mà phải tiến hành trồng ngay sau khi quy hoạch vùng nguyên liệu. Việc đầu tư phát triển vườn rừng đang thu hút người dân hưởng ứng tham gia, đây là một thuận lợi cho việc triển khai dự án trồng rừng nguyên liệu, như việc trồng cây keo, người dân ở Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên đã tự chủ động về giống và đầu tư có quy mô rộng. Nhưng, tỉnh ta cũng cần có chính sách phát huy rừng kinh tế toàn tỉnh, tận dụng được nguồn nguyên liệu nằm ngoài vùng quy hoạch, phát huy được điều kiện sẵn có của địa phương. Vấn đề quy hoạch vùng nguyên liệu, đầu tư trồng mới diện tích kế cận, luân phiên sẽ đảm bảo được nguồn nguyên liệu ổn định lâu dài đáp ứng được đầu vào cho nguyên liệu sản xuất, nhất là đối với cây nguyên liệu sợi ngắn chu kỳ khai thác lớn (khoảng 10 năm khai thác được 1 lần). Các xã nằm trong vùng quy hoạch đều là nơi có tiềm năng lớn về nguyên liệu, có thể mở rộng diện tích, khai thác dễ dàng như huyện Quang Bình hiện còn có 10.000 ha đất lâm nghiệp chưa sử dụng. Việc quy hoạch để trồng mới rừng nguyên liệu hợp lý sẽ đáp ứng được tốc độ khai thác phục vụ cho sản xuất khu công nghiệp
Trồng rừng nguyên liệu, khai thác có hiệu quả sẽ giải quyết được vấn đề đất trống, đồi trọc và diện tích “rừng nghèo” trên địa bàn, giúp người dân nâng cao thu nhập, góp phần xoá đói, giảm nghèo. Nhưng, vấn đề quy hoạch rừng nguyên liệu cần phải tập trung có trọng điểm, dễ khai thác, vận chuyển, vừa đảm bảo nguồn lợi kinh tế cho người dân và đem lại lợi ích chung cho nhà sản xuất, vừa đảm bảo môi trường sinh thái. Ngoài quy hoạch diện tích rừng nguyên liệu trồng mới, cần đảm bảo cung ứng cây con giống đạt cả chất và số lượng, chủ động đáp ứng đầy đủ diện tích rừng trồng. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hỗ trợ của Nhà nước, sự đầu tư của doanh nghiệp và sự chủ động phát huy nội lực của người dân. Sự liên kết đó sẽ giải quyết hiệu quả cho vùng nguyên liệu khu công nghiệp Nam Quang.
Ý kiến bạn đọc