Người "làm mới" cam sành Hà Giang

09:48, 22/05/2007
Trái cam sành Hà Giang có thể giữ tươi trong vòng 30 ngày mà không cần hóa chất bảo quản bởi cây cam ở đây được trồng theo hướng dẫn của bà Praphin Sirisawat Lan, Việt kiều Thái-lan.

 
       Bà Praphin Sirisawat Lan.
Đậu tương Hà Tây, rau sạch Sơn La, lạc Nghệ An cũng đã cho năng suất cao nhờ vào phương pháp này. Những người trồng cà phê, cao su ở Buôn Mê Thuật cũng đã mời bà tới tư vấn.

Trái cam “xóa đói, giảm nghèo”

Khi tới thăm các khu vườn cam tại Hà Giang, bà Lan (tên thân mật mà bà con gọi Praphin Sirisawat Lan) thấy những gốc cam to đang bị sâu bệnh và không ra quả.

Người chủ vườn đang định chặt bỏ cây cũ để trồng cây mới. Qua tìm hiểu, bà Lan biết cứ 5 năm người dân nơi đây lại phải chặt bỏ cây cũ để trồng cây mới. Đây quả là một lãng phí lớn vì phải mất hai năm nuôi trồng, cây mới có thể ra hoa trái.

Bà đã khuyên mọi người không nên chặt, mà áp dụng công nghệ sinh học vào việc nuôi trồng. Ngày ngày bà tới tận nơi hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây và sử dụng phân vi sinh bioplant và proplant.

Chỉ trong vòng vài tháng áp dụng phương pháp này, cây cam được phục hồi và cho năng suất cao. Đặc biệt, quả từ cây cam này có thể tươi hằng tháng trời nếu được bảo quản ở nơi khô, thoáng.

Bà Lan cho biết: “Thông thường cây ăn quả nếu chăm sóc không tốt thì chỉ đến năm thứ năm, sáu là không ra quả. Ở Thái-lan cũng gặp tình trạng tương tự, nhưng họ đã sử dụng phân vi sinh để khắc phục”.

Nhiều vườn cam ở Hà Giang đã được “cứu” theo phương pháp của bà Lan. Sau khi làm thí điểm ở vài nơi, giờ đây phương pháp này đã được mở rộng ra hàng trăm héc-ta trồng cam ở Hà Giang. Bà con nông dân ở Hà Giang đã gọi đó là “cam bà Lan”.

Trước khi đem áp dụng loại phân bón này tại Việt Nam, bà Lan đã đi khắp các đồng ruộng Thái-lan để thử nghiệm trước, sau đó chọn loại phù hợp nhất trong số muôn vàn loại phân bón để giới thiệu cho Việt Nam.

“Sở dĩ tôi phải dùng thử nghiệm ở Thái-lan trước vì nếu phân bón không tốt, việc giới thiệu phân bón sẽ chỉ làm giàu cho các nhà sản xuất phân bón Thái-lan và làm nghèo nông dân Việt Nam” – Bà Lan nói.

Ưu điểm lớn nhất của phân vi sinh bioplant là không độc hại cho người, vật nuôi và môi trường, tăng dinh dưỡng, cải tạo đất trồng, năng suất tăng 40%, tăng sức đề kháng và giảm sâu bệnh, tránh tổn thất.

Đài truyền hình Sơn La cũng đã có phóng sự giới thiệu nông dân tiêu biểu Hoàng Văn Bổn (phường Chiềng Lề, Sơn La) - người đầu tiên sử dụng phân vi sinh bioplant và proplant vào sản xuất rau xanh và đã nhanh chóng trở thành triệu phú với doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm. Có lẽ, sự giàu có của người nông dân là niềm vui và thành tích lớn nhất của bà Lan.

Có lần, bà Praphin Lan đã mời Chủ tịch T.Ư Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt nếm trái cam sành Hà Giang mới được phục tráng. Ông Phạm Thế Duyệt bóc trái cam tươi nếm thử, khen ngon và gọi đây là trái cam “xóa đói, giảm nghèo”.

Cháu quan làm bạn nhà nông

Sinh ra trong gia đình mấy đời làm quan tại Thái-lan, nhưng Praphin Sirisawat Lan lại say mê với công việc trồng trọt. Đam mê này xuất phát từ chuyến trở về Việt Nam đầu tiên năm 1993.

Khi ấy, bà được một Công ty chuyên khai thác đá đỏ của Thái-lan mời làm tư vấn cho một dự án tại Việt Nam. Trong thời gian tư vấn khai thác đá đỏ, bà đã được đi tới nhiều vùng đất của Việt Nam.

Càng đi vào vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, bà Lan càng thấy người nông dân mình vất vả quá. Bà tự hỏi: “Tại sao người nông dân Thái-lan làm việc không hề vất vả mà lại giàu có, trong khi người nông dân Việt Nam làm việc quần quật mà vẫn nghèo?”.

Hết hợp đồng với Công ty khai thác đá đỏ năm 1994, bà trở lại Thái-lan và quyết tìm ra câu trả lời. Bà đăng ký theo học lớp dự án của Hoàng gia Thái về nông nghiệp.

Qua lớp học đó, bà được đi thực tiễn tới khắp các vùng quê của Thái-lan để học hỏi kinh nghiệm nuôi trồng của các nông dân từ chăm sóc cây tới việc chọn phân bón.

Sau khi đã học được những bí quyết của nhà nông và thử nghiệm được một loại phân bón tốt phù hợp với nông nghiệp Việt Nam, bà đã trở lại Việt Nam để giới thiệu cho bà con những kinh nghiệm mà mình đã học được.

Với mong ước làm giàu cho người nông dân Việt Nam, bà hy vọng có thể mở một trường dạy cho nông dân Việt Nam đi lên thành nhà nông tiến bộ giống như các dự án của Hoàng gia Thái-lan.

Việt Nam và Thái-lan.


Nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nam Quang... cán "đích"
(HGĐT)- Phó Giám đốc Vũ Đại Đồng, Công ty TNHH Hải Hà (Chi nhánh của doanh nghiệp Haphaco Hải Phòng) cho biết: Đúng 19.5, các máy của công ty tại cụm công nghiệp Nam Quang (Bắc Quang) sẽ đi vào hoạt động.
30/04/2007
Điểm sáng trong kinh tế Việt Quang
(HGĐT)- Được đánh giá là một trong 4 cơ sở sản xuất mây tre đan phát triển nhất thị trấn Việt Quang (Bắc Quang) hiện nay, HTX mây tre đan xuất khẩu thị trấn Việt Quang hiện có 7 xã viên được thành lập từ năm 2002, với vốn điều lệ 120 triệu đồng, được tỉnh hỗ trợ cho vay 100 triệu đồng đầu tư xây dựng nhà xưởng, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật: Máy chẻ, vót mây…
27/04/2007
Quản lý, sử dụng tốt các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh
(HGĐT)- Năm 2007 là năm thứ hai Hà Giang thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh về nhiệm vụ phát triển KT-XH, AN-QP.
25/04/2007
Nhà máy bột giấy Hải Hà - Tiềm năng và hiệu quả
(HGĐT)- Theo chân các đồng chí lãnh đạo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh vào một ngày cuối tuần, chúng tôi đến thăm Nhà máy sản xuất bột giấy Hải Hà, thuộc Công ty Cổ phần bột giấy Hải Hà tại Cụm công nghiệp Nam Quang, thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang).
25/04/2007