Thị trường xăng - dầu trước Nghị định 55/CP

16:31, 18/04/2007

(HGĐT)- Mới đây trên các phương tiện thông tin đại chúng Công bố Nghị định số 55 CP của Thủ tướng Chính phủ, từ ngoài 20.4 sẽ cho phép các doanh nghiệp (DN) tự đánh giá mua, bán xăng - dầu trên địa bàn toàn quốc.


        
                         Công ty Xăng - dầu Hà Giang (ảnh: Minh Tâm)
Cũng từ ngày 20.4 trở đi nhà nước không trợ giá bù lỗ xăng, dầu cho các DN kinh doanh, buôn bán, nhập khẩu xăng, dầu. Điều đó cũng đồng nghĩa, người tiêu dùng trong cả nước phải cùng các DN “chia sẻ” lẫn nhau theo hướng “giá xăng dầu nhập khẩu thế giới giảm, thì người tiêu dùng mua rẻ hơn và ngược lại”. Vấn đề đặt ra sau đó là, ai quản lý chất lượng, giá cả, cân đo, giá thị trường xuất - nhập khẩu để người tiêu dùng mua đúng, đủ và công bằng về giá trị giá xăng, dầu theo đúng giá trị thực của nó, đảm bảo quyền, lợi ích cho cả DN và người tiêu dùng trong cả nước.

 

Tìm hiểu vấn đề trên tại địa bàn trong tỉnh được biết: Ngoài Công ty xăng - dầu của tỉnh đảm nhiệm cung ứng chính, chiếm tới 70% thị phần xăng - dầu, 30% thị phần gas, còn có rất nhiều cửa hàng, đại lý, cùng hàng trăm điểm bán xăng, dầu trên toàn tỉnh. Những ghi nhận ban đầu cho thấy, tại địa bàn Hà Giang hiện có 4 DN và nhà cung ứng xăng, dầu vào địa bàn. Đứng đầu là Công ty Xăng - dầu có đầu mối cung cấp thuộc PETROLIMEX; còn các DN, các đại lý khác chiếm 30% thị phần bán xăng, dầu 70 thị phần gas, được cung ứng từ các nguồn khác vào địa bàn tỉnh, tạo thành thị trường buôn bán sôi nổi, nhiều biến chuyển khó khăn kiểm soát. Trong lĩnh vực nhập, xuất này có rất nhiều DN trong tỉnh nhập về từ nhiều đầu mối cung ứng khác nhau. Trong khi đó, lĩnh vực thanh tra, kiểm soát, đo lường, xét về mặt nào đó còn chưa thể đáp ứng, nhất là các khâu kiểm tra chất lượng, hoặc pha trộn, đong đấu, bán lẻ...

 

Xét ở góc độ kiểm tra, kiểm soát chất lượng xăng - dầu bán lẻ trên địa bàn của tỉnh còn rất nhiều hạn chế và khó kiểm soát. Các nhà kinh tế cho rằng, có 2 lĩnh vực khó kiểm soát nhất chính là xăng, dầu, gas và dược y tế (thuốc chữa bệnh). Điều đó xảy ra trên địa bàn cả nước, trong đó không loại trừ ở Hà Giang.

 

Bà Trần Thị Hương, Giám đốc Công ty Xăng - dầu Hà Giang cho rằng: “... Nếu DN nào làm ăn quá vì lợi nhuận chỉ cần pha 1 m3 dầu trong 10 m3 xăng (tỷ lệ 1/10) thì “khó” có thể xác định được đâu là xăng thật và xăng giả? Bà Hương cho biết thêm: Vấn đề kiểm tra chất lượng mà các ngành chức năng chỉ “cầu lợi” đôi chút thì không ai có thể khẳng định 100% chất lượng “thật” của xăng, dầu, gas... bán ra tới người tiêu dùng? Và đó cũng là một trong những nhận xét táo bạo trong lĩnh vực cung ứng, bán lẻ xăng, dầu, gas, trên địa bàn tỉnh ta trong cả thời gian dài thực hiện Nghị định số 187 của Chính phủ về mua bán xăng, dầu, gas hóa lỏng.

 

Từ ngày 20.4.2007 trở đi, Chính phủ sẽ giao toàn bộ quyền tự chủ kinh doanh cho các DN tự mua, tự bán, xăng, dầu. Theo Nghị định số 55 thị các DN kinh doanh xăng, dầu, gas phải có “đủ” điều kiện về quy định của ngành mới được phép kinh doanh, nghĩa là, người buôn bán xăng, dầu gas phải có kiến thức về xăng, dầu, phải đảm bảo an toàn cháy nổ, phải có kho chứa an toàn... Như vậy, việc buôn bán xăng, dầu, gas phải tuân thủ “ngặt nghèo” các quy định của ngành, không buôn bán và không được phép buôn bán tràn lan như thực hiệnnay đểtránh hiện tượng “treo đầudê, bán thịt chó”. Và điều tất yếu, giá xăng, dầu gas hóa lỏng sẽ tăng. Người tiêu dùng sẽ phải cùng DN chia sẻ. Và một thị trường mua bán sẽ cạnh tranh quyết liệt hơn, công bằng hơn bằng chính “chất lượng hàng hóa” đi kèm dịch vụ chăm sóc khách hàng.

 

Cũng từ ngày 20.4 trở đi, công tác kiểm tra, kiểm soát hàng xăng, dầu, gas trên địa bàn cũng “đặt lên vai” các ngành chức năng lớn hơn, nặng hơn. Bên cạnh đó, còn đòi hỏi người tiêu dùng phải “thông thái” trong mua bán, đồng thời phải là người “lính” có tinh thần cao trong việc sử dụng các dịch vụ xăng, dầu, gas một cách có chọn lọc vì một cộng đồng “không hàng giả, hàng kém chất lượng”. Hiện tại, giá xăng, dầu, gas trên địa bàn vẫn ổn định trước khi Nghị định số 55 có hiệu lực thi hành.


Mạnh Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Có hai loại cây ăn quả thành "tài sản của tỉnh"
(HGĐT)- Sau nhiều năm kiên trì khảo nghiệm một số giống cây trồng, Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng (“Tổng hành dinh” đóng tại Phó Bảng, Đồng Văn) đã thu được những kết quả rất đáng ghi nhận.
30/03/2007
Kinh tế đa thu nhập ở Tân Trịnh
(HGĐT)- Tổng giá trị sản xuất đạt trên 18 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế gần 9%, kinh tế chuyển dịch hợp lý, hạ 10% tỷ trọng kinh tế nông -lâm nghiệp, tăng 2% tiểu thủ công nghiệp, tăng 4% dịch vụ thương mại. Toàn xã đã giảm được hơn 7% số hộ nghèo theo tiêu chí mới, thu nhập bình quân đầu người gần 5 triệu đồng và 512kg lương thực/năm đã khẳng định sự phát triển của nền kinh
28/03/2007
T­ừng bước nâng cao chất lượng phủ sóng trên địa bàn toàn tỉnh
(HGĐT)- Cùng với sự phát triển KT-XH của đất nước nói chung và của tỉnh Hà Giang nói riêng, ngành Bưu chính -viễn thông có một vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH, AN-QP, đặc biệt có tốc độ tăng trưởng nhanh và có doanh thu cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.
28/03/2007
Ngày 28/3, đấu thầu Trái phiếu Chính phủ do NH Phát triển Việt Nam phát hành
Ngày 28/3 tới, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành với khối lượng gọi thầu 600 tỷ đồng.
26/03/2007