Nhìn lại một năm thực hiện dự án phát triển chè

16:10, 18/04/2007

(HGĐT)- Theo thống kê của Ban quản lý dự án phát triển chè ADB của tỉnh, hiện toàn tỉnh có 15.064 ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh 12.536 ha, được trồng chủ yếu tại các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình.


       
.      
            Thu hái chè Shan Tuyết tại Hoàng Su Phì (ảnh: Nguyễn Hùng)

Để cây chè trở thành cây mũi nhọn của tỉnh, từng bước góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc, năm qua Ban quản lý dự án phát triển chè đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT giải ngân cho các hộ trồng, sản xuất, chế biến chè được 11.496 triệu đồng, cho 499 tiểu dự án, toàn bộ nguồn vốn trên được đầu tư vào mục đích trồng mới, cải tạo, chế biến, xây dựng nhà xưởng và mua máy móc thiết bị. Tính đến hết 31.12.2006, các hộ vay vốn ADB để sản xuất, chế biến chè đã trả nợ ngân hàng được 26,9% tổng số vốn cho vay. Nguồn vốn đã thu nợ được, ngân hàng sử dụng cho vay quay vòng vốn. Cùng với việc đầu tư nguồn vốn cho người làm chè, Ban quản lý dự án còn tổ chức tập huấn đào tạo, trang bị kiến thức cho cán bộ, cho các hộ nông dân. Qua tập huấn, các hộ đã nắm được quy trình kỹ thuật, thay đổi tập quán canh tác quảng canh lạc hậu, đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng. Năm 2006, dự án đã tổ chức 24 lớp cho 1.120 lượt người tham dự. Nội dung tập huấn đào tạo gồm: Kỹ thuật chế biến chè 9 lớp, kỹ thuật vườn ươm 1 lớp, kỹ thuật thâm canh chè 1 lớp; đào tạo về thông tin thị trường 6 lớp, đào tạo đảm bảo chất lượng chè 7 lớp. Đồng thời, Ban quản lý dự án đã mở hội thảo thông tin thị trường cấp tỉnh và ở các huyện thuộc vùng chè trọng tâm như Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì..rút kinh nghiệm, tăng cường công tác thu thập, trao đổi thông tin. Đề ra quy chế hoạt động của cộng tác viên tại huyện, thường xuyên báo cáo tình hình sinh trưởng, diễn biến thời tiết, sâu bệnh hại và giá cả thông tin thị trường chè trên địa bàn. Phối hợp với Báo Hà Giang, Đài Phát thanh - truyền hình đưa các thông tin hoạt động của dự án, giới thiệu các hộ điển hình về thâm canh tăng năng suất, mô hình chế biến xuất khẩu chè, sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh. Các bài báo đã nhanh chóng chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, phục hồi, chế biến, bảo quản chè đến cơ sở sản xuất, các hộ gia đình. Dự án đã phát hàng nghìn cuốn tài liệu như Sổ tay đánh giá chất lượng chè, kỹ thuật vườn ươm, tài liệu chăm sóc, chế biến chè, Tạp chí Thế giới chè... cho các hộ vùng dự án, cho các công ty, các doanh nghiệp chè trong tỉnh. Năm 2006, thị trường tiêu thụ chè ngày càng mở rộng, giá chè tương đối ổn định. Chè búp tươi đạt 2.200 - 2.800 đồng/kg, tăng gần gấp 2 lần so với năm trước. Giá thu mua chè được đẩy lên đã tạo cho nông dân tâm lý phấn khởi, yên tâm đầu tư sản xuất. Đây là dấu hiệu tốt cho ngành chè Hà Giang phát triển trong những năm tới. Cùng với những hoạt động trên, được sự nhất trí của Ban quản lý dự án phát triển chè và cây ăn quả Trung ương, dự án phát triển chè tỉnh đã phối hợp với Công ty cổ phần chè Hùng An đã triển khai xây dựng mô hình "Nâng cao chất lượng sản phẩm chè và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm chè Hà Giang", được thực hiện tại 5 đội, diện tích 20ha với 43 hộ tham gia, chè có trên 20 năm tuổi. Ban quản lý đã cử cán bộ đi điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ để nắm bắt tình hình đất đai, lao động, điều kiện kinh tế; điều tra năng suất, sản lượng và tình hình sinh trưởng của cây chè, Qua kết quả điều tra, Ban quản lý dự án đã phối hợp với lãnh đạo công ty, phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật đề ra một số biện pháp thực hiện mục tiêu, thiết lập vùng chè an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và quảng bá tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè. Ban quản lý đã hỗ trợ, phối hợp với công ty tích cực đẩy mạnh tiếp thị quảng cáo tiêu thụ sản phẩm bằng hình thức: Quảng cáo các tin trên truyền hình, thuê gian hàng quảng cáo giới thiệu sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ kiểu dáng bao bì trên phạm vi toàn quốc. Mô hình đã áp dụng biện pháp cải tiến phương pháp bón phân, không dùng phân đạm, thay bằng phân vi sinh kết hợp phân chuồng. Mặt khác, dự án đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh mở lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh chè, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hái, cách chế và sử dụng thuốc bảo vệ thựcvật. Mô hình mới được thực hiện trong một thời gian ngắn, chưa phát huy hết hiệu quả nhưng bước đầu đã thu được một số kết quả khả quan: Năng suất tăng 104%, bằng 5,7 tạ/ha, sản lượng đạt 163,7 tấn. Không chỉ tăng ở năng suất mà chất lượng chè cũng được cải thiện. Qua kết quả phân tích 2 mẫu so với mẫu đối chứng bước đầu đạt được kết quả khả quan: Hàm lượng Axitamin, đạm tổng số, hợp chất thơm tăng lên hàm lượng Tamin, Cafein giảm....

 

Năm 2007, ban quản lý dự án đã xây dựng kế hoạch cụ thể: Trồng mới 500 ha, tập trung vào thâm canh, trồng có quy hoạch, chủ yếu ở các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Đồng Văn. Đồng thời, thử nghiệm giống mới và đưa vào cơ cấu giống một số chè nhập nội đã trồng khảo nghiệm có triển vọng tại tỉnh như Long Vân 2000, Phúc Vân Tiên và PT95, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Tuyển chọn giống chè Shan chất lượng cao, ươm bầu trồng dặm bảo đảm mật độ trên đơn vị diện tích, phục hồi cải tạo diện tích chè cũ đã già cỗi, tùy theo điều kiện của từng vùng áp dụng cho phù hợp. Mở các lớp tập huấn đào tạo kỹ thuật chế biến chè an toàn chất lượng tại các huyện để nâng cao sản phẩm chè trên thị trường trong nước và quốc tế.


Hiến Chương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Có hai loại cây ăn quả thành "tài sản của tỉnh"
(HGĐT)- Sau nhiều năm kiên trì khảo nghiệm một số giống cây trồng, Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng (“Tổng hành dinh” đóng tại Phó Bảng, Đồng Văn) đã thu được những kết quả rất đáng ghi nhận.
30/03/2007
Kinh tế đa thu nhập ở Tân Trịnh
(HGĐT)- Tổng giá trị sản xuất đạt trên 18 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế gần 9%, kinh tế chuyển dịch hợp lý, hạ 10% tỷ trọng kinh tế nông -lâm nghiệp, tăng 2% tiểu thủ công nghiệp, tăng 4% dịch vụ thương mại. Toàn xã đã giảm được hơn 7% số hộ nghèo theo tiêu chí mới, thu nhập bình quân đầu người gần 5 triệu đồng và 512kg lương thực/năm đã khẳng định sự phát triển của nền kinh
28/03/2007
T­ừng bước nâng cao chất lượng phủ sóng trên địa bàn toàn tỉnh
(HGĐT)- Cùng với sự phát triển KT-XH của đất nước nói chung và của tỉnh Hà Giang nói riêng, ngành Bưu chính -viễn thông có một vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH, AN-QP, đặc biệt có tốc độ tăng trưởng nhanh và có doanh thu cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.
28/03/2007
Ngày 28/3, đấu thầu Trái phiếu Chính phủ do NH Phát triển Việt Nam phát hành
Ngày 28/3 tới, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành với khối lượng gọi thầu 600 tỷ đồng.
26/03/2007