T­ừng bước nâng cao chất lượng phủ sóng trên địa bàn toàn tỉnh

16:29, 28/03/2007

(HGĐT)- Cùng với sự phát triển KT-XH của đất nước nói chung và của tỉnh Hà Giang nói riêng, ngành Bưu chính -viễn thông có một vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH, AN-QP, đặc biệt có tốc độ tăng trưởng nhanh và có doanh thu cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.


Khẳng định những kết quả đạt được của ngành Bưu chính - viễn thông trong những năm qua, chúng tôi đã có dịp tìm hiểu hoạt động của của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Hà Giangđược biết: Đối với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Vinaphone, dịch vụ này đã có từ lâu và được người sử dụng biết đến nhiều nhất, chất lượng viễn thông vẫn được xếp vào loại đứng đầu so với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác. Theo số liệu báo cáo của Bưu điện tỉnh thì hiện nay trên địa bàn tỉnh có tổng số 10 bưu điện huyện, bưu điện thị xã Hà Giang và Công ty Điện báo điện thoại, bên cạnh đó có 11 đài viễn thông khu vực và 2 trung tâm trực thuộc Công ty Điện báo điện thoại. Ngoài ra, còn có 45 điểm bưu điện - văn hóa xã. Năm 2006, Bưu điện tỉnh doanh thuthực hiện được 54.281 triệu đồng, đạt 104,17% kế hoạch giao, tăng 15,2% so với năm 2005. Tổng số máy điện thoại phát triển được 4.042 máy, đạt 101% kế hoạch giao, đưa số máy bình quân đạt 5,6 máy/100 dân.

 

Đối với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mạng Viettel, đây là một dịch vụ mới của Tổng công ty Viễn thông Quân đội, mặc dù mới hình thành và phát triển hơn hai năm trở lại đây nhưng đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường cả nước nói chung và Hà Giang nói riêng. Theo thống kê của Chi nhánh Viettel Hà giang thì đến nay trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào sử dụng 22 trạm phát sóng BTS, đưa mạng lưới thông tin di động Viettel tại Hà Giang trở thành mạng có vùng phủ sóng rộng nhất trong toàn tỉnh. Bên cạnh việc phát triển các trạm phát sóng BTS, Chi nhánh Viettel Hà Giang còn tiến hành lắp đặt trạm Cosite trên địa bàn thị xã Hà Giang để đảm bảo chống nghẽn mạch trong dịp lễ, tết và bảo đảm phủ sóng sâu hơn. Nhìn chung chất lượng mạng được cải thiện rất nhiều, tỷ lệ rớt cuộc gọi dưới 1%, tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công đạt 99%. Hiện nay, Chi nhánh Viettel Hà Giang đang tập trung xây dựng các trạm phát sóng ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới để đảm bảo thông tin liên lạc, không những phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn phục vụ nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Hiện nay, số thuê bao điện thoại di động của mạng Viettel tại địa bàn tỉnh ta là 26.000 thuê bao, hiện nay chi nhánh đang xúc tiến phối hợp với Bưu điện tỉnh để đưa mạng điện thoại cố định vào hoạt động trong thời gian tới, nhằm mở rộng vùng phủ sóng. Nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ của mạng viễn thông Viettel, chi nhánh đã mở rộng nhiều kênh phân phối tại các huyện, đến nay Chi nhánh có 4 cửa hàng trung tâm, trong đó có1 cửa hàng tại trụ sở chi nhánh và 3 cửa hàng ở huyện, bên cạnh đó còn có 8 đại lý, trong đó có 1 đại lý cấp 1 và 7 đại lý cấp 2 và 60 điểm bán sim,cạc.

 

Cùng với hoạt động của 2 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Vinaphone và Viettel, để đẩy mạnh chất lượng dịch vụ cung cấp cho người sử dụng hiệu quả hơn, vừa qua ngành Điện lực tỉnh cũng đã đưa vào hoạt động mạng viễn thông điện lực. Cho đến thời điểm này Dự án - viễn thông nông thôn giai đoạn 3 của Điện lực tỉnh đã được triển khai và đưa vào hoạt động khá hiệu quả, đã đầu tư xây dựng được 8 trạm phát sóng BTS. Toàn bộ công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và lắp đặt thiết bị CDMA đến nay đã hoàn tất và đã phát sóng cung cấp dịch vụ viễn thông. Nhà thầu lắp đặt thiết bị đang có kế hoạch tối ưu hóa mạng của 8 trạm phát sóng BTS thuộc giai đoạn 3 tại tỉnh ta trong tháng 3.2007. Giai đoạn 4 tỉnh đầu tư xây dựng thêm 11 tram phát sóng BTS, nâng tổng số trạm BTS lên 22 trạm, vùng phủ sóng được mở rộng ra tất cả các huyện trong tỉnh. Giai đoạn 5 tỉnh tiếp tục đầu tư thêm 11 trạm phát sóng BTS nâng tổng số trạm BTS lên 32 trạm. Với kế hoạch mở rộng mạng lưới viễn thông nêu trên của mạng viễn thông Điện lực tỉnh, ngành điện đang phấn đấu kinh doanh trên lĩnh vực này đạt 11 tỷ đồng, số thuê bao phấn đấu đạt 13.000 thuê bao. Tính đến thời điểm này khách hàng đã phát triển được 3.450 khách hàng, doanh thu lũy kế năm 2006 và hết tháng 1.2007 đạt 1.230.315.967 đồng doanh thu cước và 2.272.239.500 đồng doanh thu bán hàng. Để chuẩn bị tốt cho việc cung cấp dịch vụ sau khi đưa các trạm BTS giai đoạn 4 vào sử dụng, điện lực tỉnh cũng đã có kế hoạch chuẩn bị nhân lực và thiết bị để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng, đẩy nhanh tốc độ phát triển khách hàng, phấn đấu đạt 9.008 thuê bao năm 2007 và tổng doanh thu đạt 4 tỷ 467 triệu đồng...

 

Có thể nói rằng, trong những năm qua hệ thống viễn thông trên địa bàn tỉnh ta phát triển không ngừng cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự lớn mạnh này đã khẳng định nền kinh tế - xã hội của tỉnh ta đã có những bước chuyển vững chắc. Hiện nay trên địa bàn tỉnh ta có 5 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, năm 2007 thị trường Hà Giang có thêm dịch vụ Telecom nâng tổng số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lên 6 doanh nghiệp. Các nhà cung cấp nhìn chung đã bắt đầu đầu tư mạnh về mạng lưới, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành nhiệm vụ theo mục tiêu chung của đơn vị mình. Mạng EVN và Sphone với công nghệ mới đã dần làm quen với thị trường qua các chương trình quảng cáo và đặc biệt là chương trình bán hàng tặng máy cho các khách hàng lớn có uy tín trong tỉnh. Năm 2007, Mobiphone, dự kiến tăng số trạm phát sóng và mở thêm cửa hàng, đại lý, mạng lưới và kênh phân phốicủa Vinaphone đã ổn định, kể cả tổ chức bộ máy, hiện đang đầu tư tiếp vào vùng lõm. Với sự phát triển không ngừng đó của hệ thống viễn thông hiện nay, chắc chắn rằng trong những năm tới mạng lưới này sẽ phát triển mạnh, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng.


Hiến Chương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kinh tế đa thu nhập ở Tân Trịnh
(HGĐT)- Tổng giá trị sản xuất đạt trên 18 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế gần 9%, kinh tế chuyển dịch hợp lý, hạ 10% tỷ trọng kinh tế nông -lâm nghiệp, tăng 2% tiểu thủ công nghiệp, tăng 4% dịch vụ thương mại. Toàn xã đã giảm được hơn 7% số hộ nghèo theo tiêu chí mới, thu nhập bình quân đầu người gần 5 triệu đồng và 512kg lương thực/năm đã khẳng định sự phát triển của nền kinh
28/03/2007
Thắng Mố từng bước thoát nghèo
(HGĐT)- Xã Thắng Mố là một xã biên giới phía Bắc của huyện Yên Minh, nhân dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 2.325 ha nhưng đất có thể sản xuất nông nghiệp chỉ có 283 ha chủ yếu là đất trồng ngô, đất có thể trồng lúc chỉ có 37 ha.
26/03/2007
Ngày 28/3, đấu thầu Trái phiếu Chính phủ do NH Phát triển Việt Nam phát hành
Ngày 28/3 tới, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành với khối lượng gọi thầu 600 tỷ đồng.
26/03/2007
Những giải pháp, cơ chế quản lý tăng thu thuế hàng hoá XNK của ngành Hải quan Hà Giang
(HGĐT)- Tính đến ngày 15.3.2007, đã có 75 doanh nghiệp và tư thương tham gia xuất nhập khẩu (XNK) hàng hoá qua các cửa khẩu của tỉnh, chủ yếu là các mặt hàng có giá trị và thuế xuất cao như: Điện năng, máy móc, thiết bị, nguyên liệu thuốc lá... đạt tổng trị giá 36,16 triệu USD; so với cùng kỳ năm ngoái tăng 380%.
23/03/2007